Hà Nội: Xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở đồng bộ, khoa học

Sáng 24/3, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án số 21-ĐA/TU, ngày 16/9/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy về sắp xếp, bố trí kiêm nhiệm các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn Thành phố.
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ: Khơi dậy ý chí, khát vọng phát triển huyện Thanh Oai lên quận Tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên đi bầu cử Một nhiệm kỳ có nhiều đóng góp to lớn, thực chất, hiệu quả

Báo cáo tại hội nghị, Phó trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Trần Đình Cảnh đã điểm lại bối cảnh, tình hình và kết quả thực hiện Đề án số 21 của Thành ủy.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu kết luận hội nghị
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu kết luận hội nghị

Theo ông Trần Đình Cảnh, việc thực hiện Đề án 21 trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, nhất là thực hiện đồng thời với việc sắp xếp các thôn, tổ dân phố và các xã, phường, thị trấn, giảm từ 584 đơn vị hành chính cấp xã xuống còn 579 (giảm 3 xã, 2 phường); giảm từ 7.968 thôn, tổ dân phố xuống còn 5.369 thôn, tổ dân phố (giảm 2.599 thôn, tổ dân phố).

"Đề án 21 cũng được thực hiện trước thềm Đại hội Đảng các cấp và toàn Thành phố đang tập trung phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội", ông Cảnh cho hay.

Tuy nhiên, với sự chỉ đạo thận trọng, bài bản, có lộ trình, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Thành phố đến cơ sở, đặc biệt là sự ủng hộ, đồng thuận của nhân dân, việc thực hiện Đề án số 21-ĐA/TU của Ban Thường vụ Thành ủy đã đạt được những kết quả tích cực.

Tổng số người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, tổ dân phố trước khi thực hiện Đề án 21 của Ban thường vụ Thành ủy, các nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố là 32.933 người, đến nay giảm còn 18.350 người (giảm 44,2%).

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tặng Bằng khen cho 10 tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Đề án 21
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tặng Bằng khen cho 10 tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Đề án 21.

"Sau khi thực hiện Đề án 21, tình hình cơ sở ổn định và không phát sinh phức tạp, đơn thư khiếu nại tố cáo. Các chức danh không chuyên trách vẫn được bố trí đầy đủ và đều có người đảm nhiệm bảo đảm hoạt động thông suốt, hiệu quả. Đặc biệt là người được bố trí kiêm nhiệm các chức danh không chuyên trách có thu nhập tăng và có trách nhiệm hơn trong công việc được giao", Phó trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Thành ủy thông tin.

Tuy vậy, báo cáo của Ban Tổ chức Thành ủy cũng chỉ ra một số điểm còn hạn chế, tồn tại. Trong đó, việc bố trí kiêm nhiệm các chức danh không chuyên trách tại một số xã, thôn còn gặp khó khăn, có nơi phát sinh vướng mắc, bất cập…

Tại hội nghị, các đại biểu đã thẳng thắn trao đổi, thảo luận làm rõ những khó khăn, vướng mắc của địa phương mình, từ đó nêu những kiến nghị, giải pháp triển khai thực hiện Đề án 21 trong thời gian tới.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nhìn nhận, thông qua việc thực hiện Đề án 21, bài học kinh nghiệm rút ra là, mặc dù việc khó, việc lớn, nhưng với quyết tâm chính trị cao, sự lãnh đạo bài bản, đồng bộ, khoa học; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị thì sẽ làm được.

Ông Nguyễn Văn Phong cho rằng, việc thực hiện Đề án 21 trong thời gian tới cần gắn với đặc điểm, đặc thù của từng địa phương. Mục tiêu là phát huy tính tự chủ, tự quản của cộng đồng dân cư, nhất là trong bối cảnh Thành phố đang triển khai Đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị.

Quang cảnh hội nghị
Quang cảnh hội nghị

Phát biểu kết luận hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến ghi nhận, biểu dương sự chỉ đạo quyết liệt, sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành trong thực hiện Đề án 21 của Ban Thường vụ Thành ủy.

Điểm lại những kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế, bà Nguyễn Thị Tuyến yêu cầu, ngay sau hội nghị, Ban Tổ chức Thành ủy cần đánh giá, nghiên cứu một mô hình tổng thể, một bộ khung về hệ thống chính trị ở cơ sở, đảm bảo đồng bộ, khoa học; phối hợp với Sở Nội vụ, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ sau sắp xếp; tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện về tiêu chuẩn, chế độ, chính sách để đội ngũ cán bộ sau sắp xếp yên tâm công tác.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội lưu ý trong quá trình triển khai Đề án 21, cần tiếp tục quan tâm đến công tác tuyên truyền, định hướng và tạo đồng thuận; tăng cường kiểm tra, giám sát; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở để sau sắp xếp nhưng không làm mất đi quyền tự chủ, tự quản của người dân ở cơ sở.

Trước mắt, bà Nguyễn Thị Tuyến đề nghị các địa phương, đơn vị quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, chuẩn bị và tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Ngày 19/4, Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), TikTok Việt Nam, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Hệ thống tiêm chủng VNVC đã ký thỏa thuận hợp tác xây dựng mạng lưới thông tin y tế chính thống vì cộng đồng trên nền tảng số.
Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến xe buýt, đường sắt đô thị sẽ tăng cường hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên lần thứ VII, ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Diễn đàn “Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ”. Diễn đàn là nơi kết nối những ý tưởng, khát vọng và tinh thần nhiệt huyết của thế hệ trẻ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.

Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động