Hà Tĩnh dôi dư các trụ sở tiền tỷ: Cần sớm có phương án bảo vệ tài sản

(LĐTĐ) Việc thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về sáp nhập các đơn vị hành chính là đúng đắn và tỉnh Hà Tinh đã làm rất kịp thời, song cái chưa kịp thời là chưa có phương án chuyển đổi, sử dụng các trụ sở của đơn vị bị sáp nhập, để lâu không có người trông coi sẽ bị xuống cấp.
Thanh Hóa sáp nhập Trường Trung cấp Phát thanh - Truyền hình và Trường Trung cấp nghề Xây dựng Sáp nhập 10 trạm y tế thuộc 3 Trung tâm y tế quận Hai Bà Trưng, huyện Phúc Thọ, Phú Xuyên

Dôi dư trụ sở tiền tỷ

Thực hiện Nghị quyết số 819 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 21/11/2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Hà Tĩnh, đến nay Tỉnh đã sáp nhập được 80 xã còn lại 34 xã; toàn tỉnh có 262 đơn vị hành chính xuống còn 216 đơn vị. Từ việc sáp nhập dẫn đến thừa nhiều trụ sở bỏ hoang, không sử dụng đến.

Theo tìm hiểu của phóng viên báo Lao động Thủ đô, tại huyện Thạch Hà, những trụ sở thừa sau sáp nhập đang bị bỏ hoang. Trong số đó, có những trụ sở vừa được đầu tư tiền tỷ để xây dựng như trụ sở xã Thạch Hương (cũ) nay thành xã Tân Lâm Hương. Trụ sở của xã Thạch Hương (cũ) có diện tích rộng hàng ngàn m2, gồm hai dãy nhà hai tầng cùng hội trường khang trang được xây dựng vào năm 2018. Trụ sở này vừa đưa vào sử dụng chưa được 2 năm thì nay dôi dư, nay dùng làm khu cách ly tập trung.

Hà Tĩnh dôi dư các trụ sở tiền tỷ: Cần sớm có phương án bảo vệ tài sản
Trụ sở xã Thạch Hương (cũ) xây dựng năm 2018

Tiếp đó, trụ sở xã Thạch Lưu (cũ) nay gộp thành xã Lưu Vĩnh Sơn, đang bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm mất mỹ quan của xã nông thôn mới (NTM). Cách trụ sở này không xa trụ sở xã Việt Xuyên (cũ) cũng đang bỏ không sau khi sáp nhập với các xã Thạch Tiến, Phù Việt thành xã Việt Tiến. Trụ sở này gồm nhà hành chính hai tầng, nhà cấp 4 được nâng cấp sửa chữa vào năm 2017 với nguồn vốn 3 tỷ đồng, nay đã có hiện tượng xuống cấp.

Tồn tại bất cập này cũng đang diễn ra tại huyện Đức Thọ, toàn huyện có 12 trụ sở xã dư thừa không được sử dụng. Huyện này là một trong những địa phương có nhiều xã sáp nhập nhất nước từ 28 xã, thị trấn xuống còn 16 xã, thị trấn. Có những trụ sở xã vừa được đầu tư tiền tỷ để xây dựng, sửa sang lại nhằm về đích nông thôn mới nhưng nay cũng bỏ không.

Cụ thể như xã Đức Thanh, Đức Bình, Đức Thịnh sáp nhập thành xã Thanh Bình Thịnh có 2 trụ sở xã bị bỏ hoang. Trụ sở xã Đức Thanh cũ phải đầu tư hơn 4 tỷ đồng để về đích nông thôn mới, trong khi xã còn nợ xây dựng nông thôn mới khoảng 10 tỷ đồng…

Hà Tĩnh dôi dư các trụ sở tiền tỷ: Cần sớm có phương án bảo vệ tài sản
Trụ sở xã Việt Xuyên được xây dựng khang trang nhưng bị bỏ hoang sawu sáp nhập

Cũng như các huyện trên tại huyện Lộc Hà, sau khi hai xã An Lộc và xã Bình Lộc sáp nhập thành xã mới An Bình, trụ sở xã Bình Lộc (cũ) bỏ không và trở nên nhếch nhác. Hiện nền và nhiều mảng tường của công trình này bong tróc, phía trong phòng làm việc kim tiêm, rác thải vứt ngổn ngang...

Tại Hà Tĩnh, sau sáp nhập các đơn vị hành chính dôi dư ra hàng loạt trụ sở xã. Chỉ một số trụ sở xã được trưng dụng làm khu cách ly hoặc nơi làm việc của công an, còn lại phần lớn vẫn đóng cửa bỏ hoang.

Người dân mong có phương án phù hợp tránh lãng phí

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Hải Thanh sinh sống tại huyện Đức Thọ cho biết, việc thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về sáp nhập các đơn vị hành chính là đúng đắn và tỉnh đã làm rất kịp thời, song cái chưa kịp thời là tỉnh Hà Tĩnh chưa có phương án chuyển đổi, sử dụng các trụ sở của đơn vị bị sáp nhập thì để lâu không có người trông coi sẽ bị xuống cấp.

Huyện Đức Thọ là một trong những địa phương có nhiều trụ sở xã dôi dư nhiều nhất sau sáp nhập. Cụ thể, địa phương này có 28 xã, thị trấn, sau sáp nhập còn 16 xã, dôi dư ra 12 xã, các trụ sở xã dư dôi đều không có nhu cầu sử dụng.

Hà Tĩnh dôi dư các trụ sở tiền tỷ: Cần sớm có phương án bảo vệ tài sản
Cần có phương án để bảo vệ tài sản tiền tỷ đang bị bỏ hoang

Ông Bùi Ngọc Nhật - Chủ tịch UBND thị trấn Đức Thọ cho biết, tại địa phương thực hiện sáp nhập xã Đức Yên vào thị trấn Đức Thọ. Sau sáp nhập, trụ sở xã Đức Yên không còn sử dụng nên đóng cửa bỏ không. Gần đây, thị trấn sử dụng làm khu cách ly cho người dân từ miền Nam về quê.

“Về trụ sở UBND xã Đức Yên, hiện UBND thị trấn đã đưa vào kế hoạch sử dụng cho năm 2022 - 2023. Cụ thể, phần đất dùng để mở rộng trường mầm non của địa phương, còn phần cơ sở hạ tầng sẽ thực hiện bán đấu giá, tuy nhiên hiện vẫn chờ tỉnh phê duyệt” - ông Nhật nói.

Còn tại huyện Thạch Hà, ông Nguyễn Văn Sáu - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, thực hiện chủ trương sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn, huyện thực hiện sáp nhập 15 xã thành 6 xã, dôi ra 9 xã. Đối với 9 xã dôi dư này trụ sở không còn sử dụng nên tạm thời có một số trụ sở được trưng dụng làm khu cách ly y tế hoặc nơi làm việc của công an.

“Về phương án xử lý theo hướng sẽ đấu giá tài sản trên đất và chuyển mục đích sử dụng. Song, giá trị tài sản trên đất về mặt sổ sách lớn, đưa ra đấu giá sẽ gặp khó khăn” - ông Sáu cho hay.

Hà Tĩnh dôi dư các trụ sở tiền tỷ: Cần sớm có phương án bảo vệ tài sản
Đa số trong đợt dịch Covid-19, tỉnh Hà Tĩnh lấy các trụ sở này làm điểm cách ly.

Riêng đối với xã Kim Lộc (huyện Can Lộc) trụ sở hành chính xã nằm ngay cạnh trường tiểu học. Qua khảo sát thực tế của huyện thì ngôi trường này còn chưa đảm bảo về cơ sở vật chất nhất là thiếu phòng học, phòng làm việc, nhà đa năng. Sau khi sáp nhập, nhà làm việc tại trụ sở xã sẽ được chuyển đổi trở thành nhà hiệu bộ, làm nơi sinh hoạt chuyên môn của nhà trường; hội trường xã sẽ chuyển đổi trở thành nhà đa năng, giúp cho trường tiểu học có đầy đủ cơ sở vật chất dạy và học.

Để tài sản nhà nước không bị lãng phí, ông Phan Bính ở xã Tân Lâm Hương cho rằng, tỉnh cần có các quyết định về việc cho phép sử dụng trụ sở dôi dư của các xã làm trạm y tế, công an xã, trường học, điểm giao dịch, trưng bày quảng bá các sản phẩm địa phương hoặc nơi sinh hoạt cộng đồng... cũng nên được tính đến. Mục tiêu là trụ sở xã dôi dư sau sáp nhập được sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí, góp phần phát triển văn hóa, giáo dục, thương mại, dịch vụ của các địa phương.

Nguyễn Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian tháng 9 - 12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Đồng thời, Ngân hàng cấp gói tín dụng hỗ trợ khách hàng tái thiết, hồi phục sản xuất kinh doanh sau bão, lãi suất chỉ 4,5%/năm.
Việt Nam đang tiến gần mục tiêu đạt định mức tín nhiệm “Đầu tư” vào năm 2030

Việt Nam đang tiến gần mục tiêu đạt định mức tín nhiệm “Đầu tư” vào năm 2030

(LĐTĐ) Nhận thức được tầm quan trọng của việc xếp hạng tín nhiệm quốc gia, Bộ Tài chính đã phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới năm 2030. Một trong các mục tiêu quan trọng của Đề án là phấn đấu tới năm 2030 nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam lên hạng “Đầu tư”.
Sẽ xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá sau bão, lũ

Sẽ xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá sau bão, lũ

Bão số 3 (bão Yagi) đã gây hậu quả nặng nề, gây ảnh hưởng và thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và làm giao thông đứt gãy, dẫn đến một số thời điểm đã xuất hiện khan hiếm lương thực, rau củ quả. Trên thực tế, một số thương nhân đã lợi dụng tình hình này tăng giá một số mặt hàng nhu yếu phẩm.
“Khoan sức dân” vùng bị bão, lũ

“Khoan sức dân” vùng bị bão, lũ

(LĐTĐ) Để giúp người dân “gượng dậy” sau tàn phá cơn bão số 3 để lại, thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, mới đây, Tổng cục Thuế đã có công văn hướng dẫn giảm thuế cho người dân, doanh nghiệp sau bão lũ.
Fed cắt giảm lãi suất 0,5%

Fed cắt giảm lãi suất 0,5%

(LĐTĐ) Lần đầu tiên kể từ năm 2020, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã giảm lãi suất 50 điểm cơ bản, tương đương 0,5%.
Ngành Ngân hàng triển khai nhiều giải pháp giúp khách hàng vượt qua khó khăn do bão, lũ

Ngành Ngân hàng triển khai nhiều giải pháp giúp khách hàng vượt qua khó khăn do bão, lũ

(LĐTĐ) Ngày 18/9, tại Hà Nội, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú chủ trì buổi làm việc với các tổ chức tín dụng để trao đổi, triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 gây ra.
Hỗ trợ các tỉnh thành phố phía Bắc phục hồi sản xuất sau bão lũ

Hỗ trợ các tỉnh thành phố phía Bắc phục hồi sản xuất sau bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 18/9, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị “Hỗ trợ phục hồi sản xuất trồng trọt sau bão, lũ tại các tỉnh, thành phố phía Bắc”.
ABBANK và Maybank tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược

ABBANK và Maybank tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược

(LĐTĐ) Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) và cổ đông chiến lược nước ngoài - Malayan Banking Berhad (Maybank) đã tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ thỏa thuận tăng cường hợp tác chiến lược mang lại lợi ích chung cho cả hai bên, trong đó tập trung vào công tác hỗ trợ cho các sáng kiến chuyển đổi và xây dựng năng lực của ABBANK.
Nâng cao chỉ số PCI, thu hút đầu tư vào khu vực Bắc Trung Bộ

Nâng cao chỉ số PCI, thu hút đầu tư vào khu vực Bắc Trung Bộ

(LĐTĐ) Thời gian qua, các tỉnh Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh đã quyết tâm, tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tạo sự chuyển biến rõ nét và vượt trội.
Tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão số 3

Tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão số 3

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi) nên ngành nông nghiệp ở một số địa phương bị thiệt hại nặng nề và làm đứt gẫy giao thông vận chuyển hàng hóa một số nơi, một số thời điểm đã xuất hiện việc khan hiếm một số mặt hàng như rau, củ quả, thực phẩm, nước uống... cũng như tăng giá cục bộ tại một số địa bàn dẫn đến khó khăn cho sinh hoạt, tiêu dùng của nhân dân. Vì vậy, Bộ Tài chính đề nghị các cơ quan, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá.
Xem thêm
Phiên bản di động