Hàng giả, hàng nhái bán qua livestream: Vì sao khó quản, khó xử lý?
Vì sao hàng giả, hàng nhái vẫn còn đất sống? Hàng giả, hàng nhái: Căn bệnh trầm kha Hàng giả, hàng nhái tại sao họ lại không biết? |
Bùng nổ” bán hàng livestream không rõ nguồn gốc
Dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng lớn đến các giao dịch bán hàng truyền thống, tuy nhiên đây lại là cơ hội để các giao dịch thương mại điện tử bứt phá mạnh mẽ. Các sản phẩm giao dịch qua sàn thương mại điện tử và các trang mạng xã hội rất đa dạng, phong phú với hình thức thanh toán linh hoạt, cho phép người tiêu dùng mua sắm trực tuyến nhanh chóng, thuận tiện. Trong đó, việc bán hàng bằng hình thức livetream đã mang lại thu nhập “khủng” cho không ít người bán hàng.
Thực tế, sức hấp dẫn của hình thức livestream như một dạng truyền hình trực tiếp mang tính tương tác cao giữa người bán với người xem. Qua đó, giúp người mua có thể chủ động thắc mắc về sản phẩm và được trả lời. Chỉ cần để lại số điện thoại, ngay lập tức sẽ có người liên hệ chốt đơn hàng.
Người bán hàng đầu tư các thiết bị livetream bán hàng rất chuyên nghiệp. |
Thao tác mua bán diễn ra rất nhanh cùng mức giá “ưu đãi” chỉ có trong giờ livestream. Tuy nhiên, bên cạnh các trang thương mại điện tử, các địa chỉ Facebook, Zalo… làm ăn nghiêm chỉnh, tạo dựng độ tin tưởng ở người dùng thì nhiều đối tượng đã lợi dụng sự sôi động của không gian này để kiếm lời bằng cách tuồn số lượng lớn hàng giả, hàng lậu vào tiêu thụ.
Cụ thể, cuối tháng 5/2021, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai đã phát hiện và xử lý cửa hàng Quỳnh Quỳnh (vợ của một diễn viên hài nổi tiếng) bán hàng online. Đặc biệt, người phụ nữ này thường xuyên livestream các mặt hàng như nước hoa và một số sản phẩm tiêu dùng khác. Trong quá trình kiểm tra, xử lý, lực lượng chức năng đã phát hiện hơn 1.000 chai nước hoa gồm hàng hóa giả mạo Chanel, Gucci được Quỳnh Quỳnh đăng bán online.
Đây là hai nhãn hiệu đã được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam.Với những vi phạm trên, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai đã xử phạt hành chính với mức tiền 51,25 triệu đồng đối với Quỳnh Quỳnh. Cửa hàng trên cũng bị đình chỉ hoạt động kinh doanh trong thời hạn 2 tháng...
Hay mới đây nhất, Tổng cục Quản lý thị trường đã “tổng tấn công” vào 8 kho hàng livetream quy mô lớn ở Hà Nội, Hưng Yên và thu giữ hàng chục tấn sản phẩm là mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thời trang, đồ gia dụng, phần lớn đều không có giấy tờ hợp pháp và được giới thiệu là hàng Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức,…các kho hàng này thường bán livetream trên các trang như “Chego hàng Nhật EU” và giao dịch thông qua các ứng dụng trên điện thoại như Zalo, Viber.
Tại Hà Nội, lực lượng quản lý thị trường tổ chức kiểm tra tại kho chứa hàng không tên đặt ở quận Long Biên do ông Bùi Quyết Thắng làm chủ, lực lượng chức năng ghi nhận hàng trăm mặt hàng là các sản phẩm thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc, hàng tiêu dùng thiết yếu được vứt hỗn độn thành từng đống.
Qua kiểm đếm, lực lượng chức năng đã thu giữ gần 3.200 sản phẩm là mỹ phẩm, thực phẩm do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn chứng từ, trị giá gần 400 triệu đồng.Tại địa điểm khác là “Shop Thủy Top” do ông Bùi Quyết Thắng làm chủ kho, lực lượng chức năng ghi nhận 495 sản phẩm quần, áo, thắt lưng các nhãn hiệu Gucci, Chanel, LV,… có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam với trị giá 60 triệu đồng. Những mặt hàng này hầu hết được bán qua livestream, Facebook với hàng chục nghìn người theo dõi...
Nhiều “trái đắng” vì mua hàng livestream
Với việc bùng nổ quá nhanh các nền tảng thương mại điện tử, kéo theo việc các đối tượng bán hàng lập nhiều tài khoản Facebook, Zalo,…chụp ảnh sản phẩm, dùng địa chỉ bán hàng không rõ ràng, livestream và đăng bài quảng cáo về mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, nước hoa, hàng tiêu dùng,... không đúng với bản chất thật của hàng hoá.Chính vì vậy, thời gian qua, có không ít trường hợp người tiêu dùng nhận “trái đắng” khi mua hàng hóa qua mạng, đặc biệt qua hình thức bán hàng livestream.
Một kho hàng có dấu hiệu giả nhãn mác các thương hiệu nổi tiếng bị lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý (Ảnh: Đ.Đ) |
Chị Nguyễn Ngọc Anh, ở phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) chia sẻ: Mới đây, tôi đặt mua một chiếc nồi chiên không dầu trên Facebook với giá 2 triệu đồng. Theo lời quảng cáo của chủ hàng khi livestream thì mặt hàng này là “hàng chính hãng có bảo hành”, giá “siêu rẻ” và “chỉ dành cho những người nhanh tay nhất và chỉ đặt mua tại thời điểm chủ shop livestream mới nhận được ưu đãi”.
Nhưng thực tế, khi nhận hàng thì đó là sản phẩm nhái, sử dụng được vài lần đã hỏng. Tôi liên lạc với chủ hàng để yêu cầu đổi trả nhưng không thể nào liên lạc được vì tài khoản Facebook của người bán hàng đã chặn luôn cả số điện thoại và tin nhắn Facebook của tôi.
Cũng giống như chị Ngọc Anh, chị Phương Uyên ở Khương Trung, Thanh Xuân (Hà Nội) bức xúc cho biết, do tin vào lời giới thiệu của một người bạn, chị Uyên đã kết bạn và trở thành thành viên của một page trên Facebook chuyên bán hàng mỹ phẩm xách tay từ Đức, Mỹ,…
Sau vài lần theo dõi, xem livestream và tương tác trên page, chị Uyên đã đặt mua một bộ mỹ phẩm với lời quảng cáo là thương hiệu Đức với sản phẩm kem lột da mặt, mặt nạ ngủ và kem dưỡng da ban đêm. “Sau một thời gian dùng 3 sản phẩm trên, da mặt tôi không có chiều hướng tốt lên mà còn xấu đi, vùng da mặt bị xạm lại.
Cảm thấy lo lắng nên tôi đã đến một trung tâm chăm sóc da tại Hà Nội khám và điều trị. Tại đây các bác sĩ sau khi khám đã cho biết, nguyên nhân là do tôi dùng mỹ phẩm không an toàn, đặc biệt là da đã bị “nhiễm độc” vì các thành phần gây hại có trong mỹ phẩm.
Điều bức xúc là sau một vài lần phản ánh với chủ Shop tôi chỉ nhận được câu trả lời đại loại như: Da mặt bị kích ứng, không phù hợp với sản phẩm, lựa chọn loại mỹ phẩm khác,…sau khi trả lời 2, 3 lần thì chủ Shop đã kích tôi ra khỏi nhóm tương tác”, chị Uyên kể.
Câu chuyện của chị Uyên hay chị Ngọc Anh không phải là mới và cũng không phải quá bất ngờ bởi, thời gian qua rất nhiều người tiêu dùng phản ánh về việc mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng trên mạng xã hội. Điều bức xúc hơn đó chính là khi mua phải sản phẩm kém chất lượng, người tiêu dùng thường sẽ khó lòng đòi hỏi được vấn đề bồi thường, thậm chí nhiều tài khoản sau khi livetream bán hàng thì khóa tài khoản, lập tài khoản mới,…
Theo Cục thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương), hiện nay số lượng các trang thông tin điện tử tổng hợp, trang cá nhân trên mạng xã hội không chấp hành đúng quy định pháp luật về quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin, quảng cáo hàng hóa sản phẩm, bán hàng không đảm bảo chất lượng diễn ra phổ biến.
Đặc biệt, tình trạng cá nhân phát hình trực tiếp (livestream) quảng cáo bán hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ ngày càng nhiều, việc phát hiện, ngăn chặn các đối tượng này gặp rất nhiều khó khăn do tính chất linh hoạt của trang điện tử, mạng xã hội là dễ dàng đăng phát nhưng cũng dễ dàng gỡ bỏ, giúp đối tượng xóa bỏ dấu vết, chứng cứ.
Trong khi đó, nhiều người tiêu dùng sau khi mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng trên các trang mạng xã hội, hay trên các sàn thương mại điện tử thường không giám lên tiếng hay phản ánh đến các cơ quan chức năng. Một phần là bởi tâm lý “ngại” khi tìm đến các cơ quan chức năng, một phần vì nghĩ “rẻ” không đáng giá là bao nên lặng im. Bởi chính tư duy đó, đã tạo cơ hội để nhiều người bán hàng livetream khai thác, tuồn hàng giả, hàng nhái để tiêu thụ.
Có khó kiểm soát?
Trước thực trạng livestream bán hàng trên mạng bát nháo, thật giả lẫn lộn như hiện nay, theo lực lượng Quản lý thị trường, việc ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm của các cơ sở kinh doanh trên mạng rất khó do các cơ sở kinh doanh online thường không có địa điểm kinh doanh cố định, hàng hóa thường được chia lẻ, tập kết ở các khu nhà trọ, chung cư hoặc nhà ở nên việc điều tra, trinh sát và áp dụng các biện pháp kiểm tra nơi cất giấu tang vật phải có sự phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an và chính quyền địa phương.
Lực lượng chức năng thu giữ hàng giả, hàng nhái. |
Trong khi đó, nhiều cơ sở kinh doanh online mặc dù có hoạt động buôn bán sôi động nhưng khi kiểm tra thực tế lại không có hàng hóa, chỉ khi có khách đặt mua hàng thì mới mang hàng từ nơi khác về. Mặt khác, các giao dịch hàng hóa trên mạng đều không có hóa, đơn chứng từ nên rất khó xử lý.
Đề cập đến vấn đề quản lý bán hàng livestream, cũng như việc lực lượng Quản lý thị trường vừa “tổng tấn công” các kho hàng livestream thời gian qua, ông Vũ Vinh Phú, nguyên Phó Ban chống buôn lậu thành phố Hà Nội, cho biết, hiện nay hình thức livestream đang rất phổ biến trong bán hàng, tuy nhiên việc “tổng tấn công” các kho hàng livestream thật ra chỉ là hình thức xử lý phần ngọn.
Việc kiểm soát trong thị trường nội địa chỉ là phương pháp bổ sung. Cơ bản phải tăng cường phối hợp giữa cơ quan hải quan, công an kinh tế và Quản lý thị trường để hàng hóa được kiểm soát từ cửa khẩu, không tràn về nội địa. Bên cạnh đó, cần đưa ra chế tài nghiêm khắc để xử lý bán hàng. “Có những kho hàng cả tấn hàng hóa nhưng sau đó chỉ phạt hành chính liệu có thỏa đáng? Cần phải nâng lên hình sự nếu tái phạm hoặc vi phạm với số lượng lớn”, ông Phú đề xuất.
Cùng chung quan điểm trên, luật sư Đào Đăng Sơn (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) cho rằng, hiện có rất nhiều người bán hàng qua livestream có doanh thu rất lớn nhưng không kê khai và đóng thuế, hoặc có kê khai và đóng thuế thì cũng khó đóng đầy đủ theo quy định của pháp luật. Đặc biệt đối với những trường hợp bán hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng giả, hàng nhái thì càng ít có khả năng thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước.
Để có thể quản lý các hình thức mua bán hàng hóa online, trong đó có hình thức livestream một cách hiệu quả và toàn diện, thì pháp luật cần phải có những quy định riêng và đồng bộ cho hoạt động kinh doanh này. Trước hết, pháp luật cần quy định hoạt động bán hàng online (trong đó có hình thức livestream) là một nghề (hoạt động kinh doanh) phải đăng ký hoặc thông báo với các cơ quan có thẩm quyền.
Đồng thời, pháp luật cũng phải có các quy định cụ thể và rõ ràng, để đưa hoạt động kinh doanh này vào trật tự, được pháp luật bảo vệ, và chịu sự quản lý, giám sát từ phía các cơ quan Nhà nước, cùng các chế tài xử lý vi phạm phù hợp. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể hạn chế được những mặt tiêu cực, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong hoạt động này, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người tiêu dùng, cũng như đảm bảo tính minh bạch, chính xác và công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử
Tin khác
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tiêu dùng 22/11/2024 23:33
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Tiêu dùng 22/11/2024 12:37
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô
Tiêu dùng 21/11/2024 16:47
Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11
Tiêu dùng 21/11/2024 16:33
Online Friday 2024: "Điểm hẹn" mua sắm trực tuyến hàng Việt chất lượng cao
Tiêu dùng 21/11/2024 11:55
Xanh hóa ngành giấy để đạt “kỳ tích” xuất khẩu
Tiêu dùng 14/11/2024 09:26
Ngành Công Thương triển khai hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Tiêu dùng 12/11/2024 14:52
Online Friday 2024: 60 giờ săn khuyến mãi "khủng" toàn quốc
Tiêu dùng 11/11/2024 22:31
Những điều cần biết để săn sale 11/11 hiệu quả
Tiêu dùng 09/11/2024 08:26
Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa 10 tháng 2024 tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước
Tiêu dùng 07/11/2024 21:36