Hàng hóa dồi dào, người dân "vùng đỏ" của Thủ đô yên tâm thực hiện giãn cách

Bắt đầu từ ngày 6/9, Hà Nội thực hiện triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo 3 vùng “đỏ, cam, xanh”. Trước tính hình trên, các doanh nghiệp, siêu thị đã chủ động tăng mức dự trữ lên 3-5 lần, đảm bảo lượng hàng hóa đầy đủ, dồi dào. Bên cạnh đó, tâm lý của người dân cũng ổn định, quyết tâm cùng chung tay với Thành phố đẩy lùi dịch bệnh.
Nhân dân đồng lòng, ủng hộ chủ trương quyết liệt hơn nữa trong phòng, chống dịch Nếu toàn dân đồng lòng chống dịch nhất định chúng ta sẽ chiến thắng

Cung ứng hàng hóa đầy đủ

Sau khi Chủ tịch UBNDTP Hà Nội ban hành Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 3/9/2021 về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Thành phố, không ít người dân tỏ ra lo lắng nguồn cung ứng hàng hóa cho Thành phố sẽ bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên theo ghi nhận thực tế của phóng viên tại một số chợ, siêu thị trong vùng đỏ trong 2 ngày 6 và 7/9 như: Trung Hòa, Trung Kính (quận Cầu Giấy); Thành Công (quận Ba Đình), Láng Thượng (quận Đống Đa)… và hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện ích như VinMart, BigC, Sói biển, Bác Tôm… cho thấy hàng hóa dồi dào, các loại thực phẩm tươi sống, rau xanh phong phú, giá bán không tăng so với bình thường.

Hàng hóa dồi dào, người dân
Tại siêu thị Big C Trần Duy Hưng (quận Cầu Giấy), hàng hóa dồi dào.

Tại siêu thị Big C Trần Duy Hưng (quận Cầu Giấy), do đang trong những ngày đầu tuần nên lượng khách đến mua hàng không quá đông, tuy nhiên các nhân viên siêu thị vẫn đảm bảo thực hiệnđầy đủ các biện pháp phòng chống dịch. Khách hàng vào mua sắm đều phải khai báo y tế, sát khuẩn tay và đo nhiệt độ. Tại đây, các mặt hàng hoa quả, rau, củ, thịt, cá... vẫn được cung ứng đầy đủ và đầy ắp các gian hàng. Nhân viên tại siêu thị BigC cho biết, ngoài việc mở cửa cho người dân đến mua sắm trực tiếp, còn tăng cường kênh bán hàng trực tuyến. Thực phẩm liên tục được nhân viên các siêu thị bổ sung lên kệ.

Tương tự, tại các siêu thị Co.opmart, VinMart, Hapro đều đã chuẩn bị đầy đủ hàng hóa. Các mặt hàng được bổ sung nhiều là rau xanh, thịt lợn… với giá cả ổn định. Giá gạo tám thơm Điện Biên ở mức 21.500 đồng/kg; gạo thơm lài 21.000 đồng/kg; bí xanh 15.000 đồng/kg; bắp cải 15.000 đồng/kg; đậu đũa 25.900 đồng/kg…

Hệ thống loa phát thanh thường xuyên phát đi khuyến cáo người dân chỉ mua vừa đủ lượng hàng thiết yếu, không tích trữ. Đồng thời, siêu thị áp dụng các hình thức mua hàng online, giao hàng tận nhà để khách hàng lựa chọn.

Hàng hóa dồi dào, người dân
Hàng hóa liên tục được nhân viên bổ sung lên kệ, phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.

Đại diện của hệ thống siêu thị Big C cho biết: Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, tại khu vực Hà Nội, nhằm đáp ứng đầy đủ hàng hóa, giúp người dân yên tâm chống dịch, hệ thống siêu thị BigC đã tăng cường nguồn cung hàng hóa, đa dạng các kênh bán hàng, kéo dài thời hoạt động từ 8h sáng đến 22h đêm và tạo điều kiện mua sắm giãn cách. Đồng thời, siêu thị cũng đẩy mạnh bán hàng online và qua kênh thương mại điện tử nhằm tạo thuận lợi cho việc mua sắm của người dân.

“Về nguồn cung hàng hoá, hệ thống siêu thị BigC đã tiến hành làm việc chặt chẽ với các nhà cung cấp, đảm bảo nguồn cung, nâng cao trữ lượng hàng hóa gồm nhu yếu phẩm, khẩu trang, nước sát khuẩn để sẵn sàng phục vụ khách hàng. Theo đó, lượng thực phẩm khô dự trữ tăng 30-50% so với thông thường, đặc biệt có thể lên 100% với một số mặt hàng có nhu cầu cao, hàng tươi sống. Siêu thị cũng sẽ nỗ lực bình ổn giá, không tăng giá bán hàng hóa thiết yếu, giúp người dân yên tâm chống dịch”, đại diện hệ thống siêu thị Big C khẳng định.

Hàng hóa dồi dào, người dân
Hệ thống VinMart/VinMart+ chuẩn bị các phương thức cung ứng hàng hóa phù hợp, đảm bảo thực phẩm luôn đẩu đủ, giá cả ổn định.

Ông Khúc Tiến Hà, Giám đốc Vận hành VinMart miền Bắc cũng cho hay, đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch bệnh khi thành phố Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo phân vùng, hệ thống VinMart/VinMart+ chuẩn bị các phương thức cung ứng hàng hóa phù hợp. “Hiện, VinMart có 4 kho hàng ở Đông Anh, Thanh Trì và một kho bổ trợ ở Bắc Ninh. Các kho hàng đều vận chuyển hàng hóa xuyên đêm để đưa hàng hóa về các siêu thị lớn”, ông Hà chia sẻ.

Còn về phía Co.opmart, Giám đốc siêu thị Co.opmart Hà Đông Nguyễn Thị Kim Dung khẳng định, hệ thống siêu thị Co.opmart trên địa bàn Hà Nội đã dự trữ lượng hàng hóa gấp 3 lần so với bình thường.

Nhân dân đồng lòng chống dịch

Cùng với sự nỗ lực của thành phố và các doanh nghiệp trong việc cung ứng đầy đủ các loại hàng hóa thiết yếu, trong những ngày qua, người dân cũng thể hiện rõ quyết tâm chống dịch bằng cách tuân thủ nghiêm túc Chỉ thị 20 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội. Đặc biệt là việc thực hiện quy định 5k của Bộ Y tế và chỉ ra ngoài trong trường hợp cần thiết.

Ghi nhận của các phóng viên trên các trục giao thông chính của Hà Nội trong sáng ngày 7/9, như Cầu Diễn, Láng, Phạm Hùng, Cầu Giấy... lượng người ra đường chỉ tập trung đông trong thời điểm từ 7-9h sáng, hiện tượng ùn tắc cũng đã không còn. Sau giờ cao điểm, đường phố trở nên vắng vẻ và gần như chỉ có lực lượng shipper hoặc nhân viên giao hàng được cấp phép, nhân viên công vụ lưu thông. Người lưu thông trên đường đều đeo khẩu trang và giữ khoảng cách nhất định.

Hàng hóa dồi dào, người dân
Trên các trục đường chính không còn hiện tượng ùn tắc, sau giờ cao điểm đừng phố trở nên vắng vẻ.

Tương tự, tại các địa bàn dân cư như phường Láng Thượng, Láng Hạ (quận Đống Đa), Ngọc Khánh, Cống Vị (quận Ba Đình) Trung Kính, Dịch Vọng (quận Cầu giấy)… số lượng người ra đường khá ít, chủ yếu là người dân đi chợ. Tại đây, các chốt trực làm việc rất nghiêm túc, đảm bảo kiểm tra giấy đi đường của tất cả người dân khi đi qua chốt, nhiều trường hợp đi chợ không đúng ngày đã bị yêu cầu quay về.

Chia sẻ với phóng viên bà Hoàng Thị Lan – tổ dân phố 7 phường Láng Hạ cho biết, bà rất đồng tình, ủng hộ với chủ trương phân vùng chống dịch của Thành phố và cũng không có thắc mắc hay lo lắng gì về việc thời gian giãn cách tiếp tục bị kéo dài.

“Mặc dù sống trong “vùng đỏ” nhưng cuộc sống của người dân chúng tôi không có gì thay đổi. 2 hôm trước Tổ dân phố đã triển khai xong việc lấy thông tin và tiến hành cấp phát thẻ đi chợ cho người dân. Ở phường Láng Thượng có nhiều siêu thị tiên lợi, cửa hàng bán thực phẩm và 1 chợ dân sinh. Tại đây hàng hóa luôn dồi dào, chúng tôi cũng chẳng còn suy nghĩ phải mua hàng tích trữ như lần đầu tiên thực hiện giãn cách. Có chăng vì muốn giữ an toàn cho bản thân và gia đình và xã hội nên dù tuần được đi chợ 2 lần/tuần nhưng tôi thường mua luôn thực phẩm cho cả tuần để hạn chế việc đi lại”- bà Lan chia sẻ.

Hàng hóa dồi dào, người dân
Các khu dân cư vắng bóng người qua lại.

Chỉ tay về phía con đường vắng người qua lại, chị Nguyễn Thu Hiền sống tại đường Trần Quý Kiên (Dịch Vọng, Cầu Giấy) nhận định, so với trước đây lượng người ra đường ở khu vực này đã giảm đi khá nhiều, một phần là do chính quyền siết chặt quản lý, phần khác là do ý thức chống dịch của người dân ngày càng cao.

“Ngay như chính các cụ nhà tôi trước thi thoảng vẫn đi lại trước cổng tập thể dục nhưng đợt này đã thôi hẳn, chỉ đi lại, tập tành trong nhà. Việc đi chợ cũng thống nhất giao lại cho tôi vì tôi vẫn làm việc tại cơ quan nên có thể tạt qua siêu thị mua đồ lúc tan làm. Mong rằng với các biện pháp chống dịch mới, quyết liệt, chặt chẽ hơn của Thành phố, dịch bệnh sẽ nhanh chóng bị đẩy lùi”, chị Hiền bộc bạch.

Có thể thấy, trước diễn biễn phức tạp của dịch bệnh, thì việc chấp hành quy định về triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 là điều kiện để bảo vệ sức khỏe của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng. Trong đó, sự đồng tình ủng hộ của người dân trong chấp hành các quy định về phòng, chống dịch sẽ sớm khống chế đà lây lan của dịch bệnh, góp phần tạo sức mạnh tổng hợp để Hà Nội cùng cả nước từng bước sớm đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Ngày 19/4, Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), TikTok Việt Nam, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Hệ thống tiêm chủng VNVC đã ký thỏa thuận hợp tác xây dựng mạng lưới thông tin y tế chính thống vì cộng đồng trên nền tảng số.
Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến xe buýt, đường sắt đô thị sẽ tăng cường hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên lần thứ VII, ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Diễn đàn “Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ”. Diễn đàn là nơi kết nối những ý tưởng, khát vọng và tinh thần nhiệt huyết của thế hệ trẻ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.

Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Hiện tại, quận Ba Đình đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến sau sắp xếp, quận có 3 phường, gồm: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.
Xem thêm
Phiên bản di động