Hàng Việt khẳng định chỗ đứng trong “bão” Covid-19

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều tỉnh thành thực hiện giãn cách xã hội nên nhu cầu sử dụng hàng tiêu dùng tăng cao. Trong bối cảnh đó, hàng Việt đã góp phần ổn định thị trường, giúp người dân yên tâm chống dịch, khằng định chỗ đứng trong “bão” Covid-19.
Cơ hội để hàng Việt vượt khó tiếp tục chinh phục người tiêu dùng nội địa Khơi dậy niềm tự hào hàng Việt Nam

Hàng Việt – lựa chọn tối ưu giữa tâm dịch

Trong thời gian giãn cách xã hội do dịch Covid-19 việc vận chuyển hàng hóa gặp nhiều khó khăn trong khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao. Trước bối cảnh đó các DN sản xuất, bán lẻ hàng Việt bên cạnh việc đảm bảo nguồn hàng cũng không tăng giá bán, qua đó góp phần ổn định thị trường.

Chị Nguyễn Minh Thu ở đường Nguyễn Chí Thanh (quận Đống Đa, Hà Nội) và nhiều người tiêu dùng có chung phản ánh, trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội các siêu thị luôn đảm bảo lượng hàng hóa, chủ yếu là hàng Việt chất lượng càng cao, giá cả phải chăng nên người dân yên tâm chống dịch.

Đồng tình với phản ánh này, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Trần Duy Đông nêu rõ, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc hàng Việt chiếm lòng tin người tiêu dùng chính là “ bệ đỡ”cho DN vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế xã hội.

Hàng Việt khẳng định chỗ đứng trong “bão” Covid-19
Người tiêu dùng mua hàng Việt tại siêu thị Hapro Thành Công trong thời gian giãn cách xã hội

Khảo sát tại một số siêu thị trên địa bàn Hà Nội như Co.opmart, Vinmart, Hapro… cho thấy hàng Việt chiếm tỷ lệ 90 - 95%. Còn tại hệ thống siêu thị của DN nước ngoài như AEON, Mega Market, Big C, hàng Việt Nam cũng chiếm tỷ lệ 60 - 96%. Tại kênh phân phối là các chợ, các cửa hàng tiện lợi, tỷ lệ hàng Việt Nam cũng từ 60% trở lên.

Giám đốc Truyền thông Tập đoàn Central Retail Việt Nam (DN quản lý, vận hành chuỗi siêu thị GO!/Big C) Nguyễn Thị Bích Vân cho biết, Central Retail luôn đánh giá cao vai trò của hàng Việt Nam trong cơ cấu hàng hóa tại hệ thống siêu thị của đơn vị. Hiện hệ thống siêu thị Big C có khoảng 45.000 mã hàng hóa, trong đó tỷ lệ hàng Việt Nam chiếm trên 90%.

Đồng quan điểm này, Giám đốc siêu thị Co.opmart Hà Đông Nguyễn Thị Kim Dung thông tin, nhiều năm qua Saigon Co.op (đơn vị quản lý mạng lưới siêu thị Co.opmart, Co.op Food, Co.opXtra…) luôn ưu tiên mua hàng, bố trí diện tích, vị trí trưng bày, truyền thông, khuyến mại… dành cho hàng Việt. Ngoài ra, Saigon Co.op còn phối hợp với địa phương hỗ trợ vốn, kỹ thuật để DN cung ứng đầu tư sản xuất các mặt hàng chất lượng cao cho hệ thống Co.opmart.

Doanh số bán hàng tại các siêu thị cho thấy, hơn 80% hàng hóa và dịch vụ thương hiệu Việt được người dân trên địa bàn lựa chọn đã khẳng định niềm tin của người tiêu dùng đối với hàng Việt.

Cần thiết xây dựng thương hiệu

Để hàng Việt vượt “bão” Covid-19, nâng sức cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu, các chuyên gia kinh tế cho rằng DN cần chú trọng xây dựng thương hiệu Việt.

Hàng Việt khẳng định chỗ đứng trong “bão” Covid-19
Người tiêu dùng mua thực phẩm tươi sống do DN Việt Nam sản xuất tại siêu thị trong thời gian giãn cách xã hội.

Theo khảo sát của Bộ Công Thương, người nước ngoài biết đến thương hiệu Việt và sự ấn tượng về hình ảnh biểu trưng cho sản phẩm Việt còn mờ nhạt. Nguyên nhân chính là do chỉ có 20% DN đầu tư xây dựng thương hiệu và chỉ chú trọng đăng ký tại thị trường trong nước, chưa đăng ký tại thị trường nước ngoài.

Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế T.Ư (CIEM) Võ Trí Thành nhìn nhận, DN muốn hồi phục sản xuất hậu Covid-19, bên cạnh việc đa dạng mẫu mẫu, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất còn đòi hỏi phải chú trọng xây dựng thương hiệu, bởi đây là yếu tố then chốt giúp hàng Việt cạnh tranh sòng phẳng với hàng nhập khẩu.

“Trong bối cảnh hiện nay xây dựng thương hiệu không chỉ là tấm giấy thông hành giúp DN tăng kim ngạch xuất khẩu, chiếm lĩnh thị trường nội địa mà còn làm nên danh tiếng, thương hiệu của cả một quốc gia”, ông Võ Trí Thành nêu rõ.

Đồng tình với ý kiến này Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải cho rằng, để xây dựng thương hiệu, tăng thêm giá trị cho hàng hóa trên thị trường quốc tế đòi hỏi DN xây dựng chỉ dẫn địa lý, logo, nhãn mác. Yêu cầu trước mắt tập trung xây dựng thương hiệu vào các mặt hàng có thế mạnh, có số lượng đủ lớn, ổn định, chất lượng tốt đồng đều, giá bán cạnh tranh. “DN phải thay đổi quy trình sản xuất để tạo ra hàng hóa có giá trị thương mại lớn, chú trọng liên kết giữa người sản xuất và người kinh doanh một cách bền vững và ổn định qua đó xây dựng thương hiệu”, ông Trần Thanh Hải chỉ rõ.

Để xây dựng được thương hiệu, DN có chung mong muốn các cơ quan quản lý hỗ trợ thêm những cơ chế, chính sách hỗ trợ, bảo vệ hiệu quả hàng hóa trong nước. Hệ thống văn bản pháp luật cần hoàn thiện hơn, nhằm giúp DN có môi trường kinh doanh bình đẳng với hàng nhập khẩu.

Trước ý kiến của các DN, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nêu rõ, trong Đề án Thương hiệu quốc gia từ nay đến năm 2025 tầm nhìn 2030, Bộ Công Thương xây dựng hệ thống tiêu chí liên quan đến thương hiệu và quảng bá truyền thông hàng Việt thông qua các phương tiện truyền thông quốc tế.

Theo các chuyên gia kinh tế, bên cạnh sự hỗ trợ xây dựng thương hiệu từ cơ quan quản lý, bản thân DN phải nỗ lực xây dựng, phát triển thương hiệu qua đó vươn lên mạnh mẽ, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng Việt.

Để hàng Việt tăng kim ngạch xuất khẩu,chiếm lĩnh thị trường nội địa đòi hỏi DN chủ động xây dựng, quảng bá thương hiệu hàng hóa Việt Nam ra thị trường trong nước và quốc tế. Để cạnh tranh với thương hiệu nước ngoài, các thương hiệu Việt cần đẩy mạnh liên kết với nhau tạo thành “quả đấm thép” trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh với hàng ngoại nhập.

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Thịnh - Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh

Theo Lê Nam/kinhtedothi.vn

https://kinhtedothi.vn/hang-viet-khang-dinh-cho-dung-trong-bao-covid-19-436108.html

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dấu ấn Công đoàn trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục

Dấu ấn Công đoàn trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Mầm non Mỹ Đình 1 là một trong những đơn vị tiêu biểu của quận Nam Từ Liêm trong việc triển khai hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" gắn với nâng cao chất lượng dạy và học. Với mô hình "Giờ học hạnh phúc - Lớp học yêu thương", nhà trường đã tạo dựng môi trường giáo dục lý tưởng, nơi mỗi trẻ đều được phát triển toàn diện và hạnh phúc.
Chú trọng xây dựng phong trào cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Chú trọng xây dựng phong trào cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây thông tin, thời gian qua phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng đã huy động mọi nguồn lực của nhân dân tạo nên sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế, văn hoá xã hội đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn.
Lan tỏa mạnh mẽ giá trị văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa mạnh mẽ giá trị văn hóa Hồ Chí Minh

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh trong trường học góp phần hình thành những suy nghĩ, tình cảm và niềm tin tốt đẹp trong tâm thức của học sinh.
Toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sau 3 ngày làm việc, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp phiên bế mạc chiều nay (12/4). Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội hoàn thành kế hoạch tổ chức hội nghị người lao động cấp cơ sở

Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội hoàn thành kế hoạch tổ chức hội nghị người lao động cấp cơ sở

Hướng đến mục tiêu tổ chức thành công Hội nghị người lao động cấp Công ty năm 2025, Công đoàn Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội đã tập trung hướng dẫn, tạo điều kiện để các đơn vị trong công ty sớm hoàn thành Hội nghị người lao động cấp cơ sở.
Tiếp tục triển khai hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn

Tiếp tục triển khai hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn

Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành khóa XVII lần thứ 8 mở rộng để thông qua nhiều nội dung quan trọng.
LĐLĐ quận Tây Hồ tuyên truyền về công tác dân số tới đoàn viên

LĐLĐ quận Tây Hồ tuyên truyền về công tác dân số tới đoàn viên

Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ tổ chức hội nghị truyền thông chính sách, Chỉ thị của Trung ương và thành phố Hà Nội về công tác dân số trong tình hình mới cho công nhân, viên chức, lao động.

Tin khác

59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025

59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025

Quý I/2025, chỉ số sản xuất công nghiệp cả nước ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước và cũng là mức tăng cao nhất của quý I kể từ năm 2020 đến nay. Đặc biệt, có đến 59/63 tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2025 tăng so với cùng kỳ năm 2024.
Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024

Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024

Tháng 3/2025, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 0,03% so với tháng trước, nhưng lại tăng 1,3% so với tháng 12/2024, và tăng 3,13% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2025, CPI tăng 3,22% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 3,01%.
Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, đây được coi là một dấu mốc quan trọng đánh dấu việc hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, để thực thi hiệu quả khung pháp lý này, công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin là một trong những trọng tâm cơ bản.
Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số

Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số

"Về mặt thực tế thì giao dịch thương mại điện tử càng nhiều, vi phạm càng nhiều. Làm sao để có thể phát hiện ra những vi phạm đó, từ phát hiện mới ra được phương án để giải quyết vi phạm. Chúng tôi rất trông đợi vào biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Ủy ban Cạnh tranh quốc gia với Vương quốc Anh để có thể tìm ra một phương án nào đó...", bà Nguyễn Quỳnh Anh, Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia chia sẻ.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Ghi nhận vai trò quan trọng và sự cần thiết của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, những năm qua, Đảng, Nhà nước đã tập trung, quan tâm chỉ đạo, ban hành các định hướng, chủ trương, chính sách quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi và nâng cao vị thế của người tiêu dùng trong xã hội.
Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện

Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện

Theo thông tin từ Công ty Vận hành Hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO), sau 1 giờ tắt đèn sự kiện Giờ Trái đất năm 2025 (từ 20h30 đến 21h30 ngày 22/3/2025), cả nước đã tiết kiệm lượng điện năng là 448.000 kWh, tương đương khoảng 942,2 triệu đồng.
Tỉnh Nghệ An có 712 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên

Tỉnh Nghệ An có 712 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đợt 2 năm 2024.
Nỗi lo tăng giá tiêu dùng!

Nỗi lo tăng giá tiêu dùng!

Ngày 18/3, iPOS.vn và Nestlé Professional công bố báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2024, đây là dự án nghiên cứu chuyên sâu thường niên.
Bộ Công Thương phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Bộ Công Thương phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Chiều 14/3, tại thành phố Hải Phòng, Bộ Công Thương phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam tổ chức Lễ phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025 với chủ đề “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm”.
Tiếp tục hỗ trợ hợp tác xã, doanh nghiệp ngành chăn nuôi đầu tư theo hướng công nghệ cao

Tiếp tục hỗ trợ hợp tác xã, doanh nghiệp ngành chăn nuôi đầu tư theo hướng công nghệ cao

Cùng với việc tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững; thời gian qua, Hà Nội đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã trong việc đầu tư cho chăn nuôi theo hướng công nghệ cao, áp dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi. Qua đó, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, kiểm soát tốt dịch bệnh và môi trường.
Xem thêm
Phiên bản di động