Hậu phương vững chắc của những người lính đảo

(LĐTĐ) Khi người người, nhà nhà cùng đón Xuân sang với những lời chúc may mắn, bình an thì các chiến sĩ đang công tác tại những vùng biển đảo vẫn ngày đêm làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Với họ, những tình cảm, sự quan tâm, chia sẻ từ hậu phương, từ gia đình, vợ con ở quê nhà luôn là nguồn động viên lớn lao.
Thư gửi chiến sĩ nơi đảo xa Vui buồn chuyện tăng gia của lính đảo Nâng cao đời sống tinh thần cho lính đảo

Tâm sự của những người vợ lính

Tôi có dịp được tiếp xúc với những người thân của lính đảo trên địa bàn Hà Nội trong một buổi gặp mặt do Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức. Hôm ấy, quanh những câu chuyện đầy xúc động là hình ảnh những người mẹ, người vợ... đang cố gắng khắc phục khó khăn trong cuộc sống để những người lính nơi đảo xa yên tâm công tác.

“Làm vợ lính nhiều thiệt thòi lắm” - chị Nguyễn Thị Hoài Phương (giáo viên Trường Tiểu học Thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm), có chồng là anh Đinh Ngọc Khánh (hiện đang công tác tại Phòng Tham mưu Bộ Tư lệnh Vùng I Hải quân) đã thổ lộ chân tình với tôi như vậy. Không thiệt thòi sao được khi lấy nhau đến nay đã được nhiều năm thì đa số thời gian anh đều công tác ngoài đảo.

Hậu phương vững chắc của những người lính đảo
3 mẹ con chị Nguyễn Thị Hoài Phương luôn là hậu phương vững chắc cho người chồng, người cha là anh Đinh Ngọc Khánh yên tâm công tác.

Chị Phương kể, anh Khánh công tác ngoài đảo đã được gần 20 năm. Từ lúc yêu rồi lấy nhau, đến nay đã có 2 người con nhưng thi thoảng anh mới có mặt ở nhà. Qua 2 lần sinh, chị càng như thấm nỗi nhọc nhằn khi thiếu vắng người chồng làm nơi nương tựa. “Từ ngày làm vợ anh, tôi đã hiểu thế nào là sự hy sinh của một người lính. Tôi hiểu thế nào là trọng trách mà anh luôn phải gánh trên vai. Đó là những tháng ngày lênh đênh trên biển giữ bình yên đất nước. Đó là những ngày dài hành quân đằng đẵng không được liên lạc về nhà…” - chị Phương chia sẻ.

Chồng công tác xa nhà, hai con lại còn nhỏ, chị Đỗ Thị Xuân (nhân viên Trường Trung học phổ thông Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ) thường phải đảm nhận cả hai vai vừa là bố vừa là mẹ của các con. Lấy chồng bộ đội, chị đã phải chấp nhận nhiều vất vả, có những lúc ốm đau hay gặp khó khăn trong cuộc sống chồng cũng không thể ở bên, nhưng vì tình yêu với chồng và lớn hơn là với đất nước, chị đã tạm gác những tình cảm riêng tư cho vẹn nghĩa lớn.

Chị Xuân tâm sự, kết hôn năm 2007, được hơn 1 tháng thì chồng lên đường làm nhiệm vụ. Hai lần bầu bì, hai lần sinh con, chị đều chỉ dựa vào sự động viên, hỗ trợ của họ hàng, bạn bè và người thân, bởi chồng còn đang bận công tác, không thể ở bên. Ngay cả khi quyết định cất ngôi nhà mới thì chồng chị cũng chỉ tranh thủ ghé qua chứ nhiều việc chị đều phải chủ động quán xuyến. Câu hỏi mà những đứa con trước hay hỏi chị là sao mẹ lại lấy bộ đội, chị giải thích đó là một điều tự hào bởi bố đang ngày đêm bảo vệ Tổ quốc, biển đảo.

Có chồng là anh Lê Xuân Thanh (hiện đang công tác tại Hải đoàn 128 Quân chủng Hải quân), chị Nguyễn Thị Vi (giáo viên Trường Trung học cơ sở Tân Định, quận Hoàng Mai) xác định là vợ lính thì phải luôn mạnh mẽ và can đảm. Tuy vậy, cũng có những lúc chị cảm thấy chạnh lòng.

Theo chị Vi, khổ nhất là mỗi khi trái gió trở trời, con ốm đau bởi chị phải một mình chủ động xoay sở, đưa con đi khám. Chị nhớ mãi hình ảnh của chính mình ở Bệnh viện Nhi Trung ương khi bác sĩ gọi vào khám, một tay bế cháu hơn tháng tuổi, tay kia bế cháu 3 tuổi. Có bà nội đi cùng nhưng bà cũng già không giúp được gì nhiều. Khi bác sĩ chỉ định cho con đi chụp phổi, mẹ con dắt díu nhau đi được một lúc quay ra lại không thấy bà nội đâu, phải đi tìm. Lúc đó, nghĩ tủi thân nước mắt lại lã chã rơi ước giá như mình có chồng ở bên sẽ đỡ vất vả. Qua phút yếu lòng, chị lại tự nhủ, phải thật mạnh mẽ, nén cảm xúc riêng để chồng yên tâm công tác.

Thế mới nói, đã là lính thì ở nơi đâu mà không vất vả, đã là vợ lính thì đâu tránh khỏi những phút chạnh lòng khi thiếu vắng hình bóng người chồng. Nhưng tất cả nỗi nhớ mong lại được các chị gửi gắm thành tình yêu, thành những lời động viên để chồng yên tâm làm tròn nhiệm vụ.

Hậu phương vững chắc

Gặp gỡ người thân của những người lính đảo, tôi đã được kể cho nghe nhiều câu chuyện vô cùng xúc động. Theo đó, dù mới ra công tác hay đã nhiều năm, dù đi một lần hay đã vài lần thì những gia đình có chồng, có cha làm nhiệm vụ nơi biển đảo đều tự hào, luôn là hậu phương vững chắc để các anh yên tâm “chắc tay súng, vững chí bền”.

Hậu phương vững chắc của những người lính đảo
Lãnh đạo Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Sở GD&ĐT Hà Nội cùng Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội tặng quà cán bộ, giáo viên, nhân viên là vợ, học sinh là con cán bộ chiến sĩ đang công tác tại biển đảo nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Chia sẻ sâu hơn về những đóng góp, những nỗi niềm nơi hậu phương của những người lính gìn giữ biển đảo, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, những tình cảm, sự quan tâm chia sẻ từ phía hậu phương, từ những người vợ ở quê nhà chắc chắn là nguồn động viên lớn, là động lực tiếp lửa cho các chiến sĩ biển đảo đang ngày đêm bám biển.

“Trong những người vợ đó có những cô giáo đang trực tiếp giảng dạy trong ngành GD&ĐT của chúng ta. Các cô đã thay chồng chăm sóc cha mẹ già và các con thơ. Không những quán xuyến, đảm đang công việc gia đình, các cô còn đạt nhiều thành tích nổi bật trong công tác như: Danh hiệu “Giáo viên dạy giỏi”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Cô giáo tài năng, duyên dáng”, Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”, “Cô giáo người mẹ hiền”, giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo”…” - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định.

Những cơn sóng dữ, những ngày nắng cháy da hay những đêm bão tố gầm gào, nỗi nhớ gia đình, đặc biệt vào dịp Tết đến Xuân về, tất cả gian lao ấy không làm chùn bước những cán bộ chiến sĩ đang ngày đêm làm nhiệm vụ trên biển đảo. Với họ, hậu phương vững chắc chính là động lực tinh thần mạnh mẽ để vượt qua mọi thử thách nơi đầu sóng ngọn gió, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo quê hương

Trên 155.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên cùng hơn 2 triệu học sinh trong toàn ngành GD&ĐT Thủ đô cùng bày tỏ tấm lòng cảm ơn sâu sắc tới 23 cán bộ, giáo viên, nhân viên là vợ và 96 học sinh là con các chiến sĩ đang công tác tại biển đảo. Họ là những người vợ, những người con vượt qua mọi khó khăn để là hậu phương vững chãi giúp các anh luôn chắc tay súng nơi tiền tuyến.

Theo tìm hiểu, từ nhiều năm nay, cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội lại phối hợp với Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức gặp mặt, tặng quà cán bộ, giáo viên, nhân viên là vợ và học sinh là con chiến sĩ đang công tác tại biển đảo. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhằm thực hiện chính sách hậu phương quân đội, kịp thời động viên gia đình của chiến sĩ để các anh yên tâm công tác.

Năm nay, Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội cùng Sở GD&ĐT Hà Nội đã tặng 23 cán bộ, giáo viên, nhân viên là vợ chiến sĩ đang công tác tại biển đảo mỗi người 1 triệu đồng cùng 96 học sinh là con chiến sĩ đang công tác tại biển đảo mỗi em 500 nghìn đồng với tổng số tiền là 71 triệu đồng. Cùng đó, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội cũng tặng 23 cán bộ, giáo viên, nhân viên mỗi người 2 triệu đồng.

Những món quà tuy chưa có giá trị lớn về vật chất nhưng phần nào thể hiện sự biết ơn, tôn trọng tới gia đình những người lính đã hy sinh quyền lợi cá nhân để người dân có thêm nhiều cái Tết ấm no, hòa bình. Các anh hãy an tâm, bởi ở đất liền, hậu phương của các anh đang đón Tết trong niềm tự hào, tình yêu thương và sự sẻ chia.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.
Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn chiều nay (20/9) đã tăng 700 nghìn đồng mỗi lượng, lên từ 79,10 - 80,20 triệu đồng/lượng, đây là mức cao nhất từ trước đến nay.
Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão lũ.
Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thành phố biển miền Trung không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn, mà còn đang trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng, thu hút lượng lớn doanh nhân và chuyên gia tới làm việc. Điều này đã khiến các chuỗi khách sạn, đặc biệt là những chuỗi nhắm vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp (business), bắt đầu đưa Đà Nẵng vào danh sách ưu tiên đầu tư.
SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian tháng 9 - 12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Đồng thời, Ngân hàng cấp gói tín dụng hỗ trợ khách hàng tái thiết, hồi phục sản xuất kinh doanh sau bão, lãi suất chỉ 4,5%/năm.

Tin khác

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (19/9), toàn thành phố Hà Nội còn 26 trường học chưa thể đón học sinh đến trường học tập trực tiếp trở lại, chủ yếu ở huyện Chương Mỹ.
Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

(LĐTĐ) Để bảo đảm duy trì việc học cho tất cả học sinh và hoàn thành chương trình năm học theo kế hoạch, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

(LĐTĐ) Để chủ động ứng phó với bão số 4, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT một số tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; trực ban 24/24 giờ; thường xuyên cập nhật thông tin từ các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ và chính quyền địa phương để có phương án ứng phó kịp thời.
Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

(LĐTĐ) Trước những thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản mà nhiều địa phương đang gặp phải, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang triển khai các hoạt động quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo... để gửi về vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

(LĐTĐ) Hàng trăm suất quà đã được Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội gửi tới học sinh một số trường học trên địa bàn thị xã Sơn Tây và huyện Quốc Oai bị ngập lụt do ảnh hưởng của bão số 3.
Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục căn cứ mức độ thiệt hại của người dân, xem xét, quyết định hỗ trợ học phí, không thu học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo thẩm quyền và các quy định của pháp luật hiện hành để chia sẻ, hỗ trợ phụ huynh và học sinh, đặc biệt đối với học sinh vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ, thiên tai.
Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Để tiếp tục hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ sớm ổn định việc học tập, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện việc miễn, giảm học phí và có các chế độ hỗ trợ tài chính phù hợp với hoàn cảnh của từng sinh viên.
Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đến truờng học trực tiếp trở lại, giảm 2 trường so với hôm qua.
Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

(LĐTĐ) 150 học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại 3 trường chuyên biệt của thành phố Hà Nội (Trường Tiểu học Bình Minh, Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn và Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu) đã được nhận quà nhân dịp Tết Trung thu.
Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

(LĐTĐ) Những ngày qua, ngành Giáo dục đã nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp ứng phó và khắc phục nhằm ổn định lại hoạt động dạy - học tại các địa phương bị ảnh hưởng do bão, chỉ cho học sinh đến trường khi bảo đảm an toàn.
Xem thêm
Phiên bản di động