Hiện đại hóa nền hành chính phục vụ

(LĐTĐ) Sau 5 năm thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội, công tác cải cách hành chính của thành phố đã đạt nhiều kết quả nổi bật, từng bước hiện đại hóa nền hành chính phục vụ, góp phần quan trọng vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và cả nước.
Hình thành nền hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp Hướng đến nền hành chính phục vụ Hướng tới nền hành chính phục vụ

Gọn bộ máy, giảm thủ tục hành chính

Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo bước chuyển mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2020” đề ra mục tiêu “Xây dựng nền hành chính phục vụ, hiện đại, chuyên nghiệp và hiệu quả, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đồng bộ, trong sạch, vững mạnh, có phẩm chất đạo đức và năng lực công tác”.

Nhiệm vụ trọng tâm gắn với 6 nội dung cải cách hành chính (cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa hành chính).

Hiện đại hóa nền hành chính phục vụ
Người dân thực hiện thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa Sở Lao động -Thương binh và Xã hội Hà Nội. Ảnh: Cao Tiến

Sau 5 năm triển khai thực hiện quyết liệt, bài bản, công tác cải cách hành chính của thành phố đã đạt nhiều kết quả nổi bật. Đến nay, các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra trong chương trình cơ bản đã hoàn thành, trong đó có chỉ tiêu về đích sớm, vượt kế hoạch; hoàn thành 11/15 chỉ tiêu; 4/15 chỉ tiêu ước hoàn thành vào năm 2020; hoàn thành 30/33 đề án, kế hoạch tổ chức thực hiện.

Kết quả nổi bật là thành phố hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy tại 23 sở và cơ quan tương đương. Sau sắp xếp, thành phố giảm được 1 cơ quan hành chính ngang sở, giảm 65 phòng; giảm 29 trưởng phòng, 120 phó trưởng phòng. Thành phố cũng đã sắp xếp và triển khai cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại các đơn vị sự nghiệp công lập; số đơn vị giảm từ 401 xuống còn 280; các đơn vị sự nghiệp công lập cấp huyện giảm từ 206 đơn vị còn 96 đơn vị.

Đặc biệt, trong giai đoạn 2016-2019, thành phố thực hiện đơn giản hóa 261 thủ tục hành chính, tiết kiệm 201,5 tỷ đồng. Việc liên thông giải quyết thủ tục hành chính được Hà Nội đẩy mạnh thực hiện, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Nổi bật là quy chế phối hợp liên thông về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; quy chế phối hợp liên thông các thủ tục hành chính: Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hưởng chế độ tử tuất/hỗ trợ chi phí mai táng/hưởng mai táng phí; quy chế phối hợp liên thông giải quyết chế độ hỏa táng…

Ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, nếu như trước đây, gia đình có người tử tuất phải 2 lần đến cơ quan nhà nước để giải quyết thủ tục nhận chế độ, rất mất thời gian thì nay mọi công việc đều được thực hiện ở nơi thực hiện hỏa táng. Thống kê đến nay, đã giúp người dân tiết kiệm được hơn 5,2 tỷ đồng qua việc giảm bớt thủ tục, thời gian đi lại…

Một kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ qua, Hà Nội đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính. Từ ngày 24/10/2018, hệ thống một cửa điện tử dùng chung 3 cấp thành phố đi vào vận hành.

Tính đến nay, toàn thành phố có 1.671 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 (đạt tỷ lệ 100%). Lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, các dịch vụ thuế điện tử được triển khai đồng bộ tạo điều kiện tối đa, giảm chi phí cho người nộp thuế, tỷ lệ nộp thuế điện tử đã đạt 95%.

Bên cạnh đó, Hà Nội cũng đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung; các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu cốt lõi (dân cư, quy hoạch, đất đai, tài nguyên, doanh nghiệp, tài chính, bảo hiểm,...) và chuyên ngành (giáo dục, y tế, giao thông, lao động, tư pháp); đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin cung ứng dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp. Với những nỗ lực đó, tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hạn toàn thành phố trung bình hằng năm đạt 98%.

Tiếp tục nâng cao mức độ hài lòng của người dân

Theo Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU, mục tiêu cao nhất của cải cách thủ tục hành chính nhằm nâng cao mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về sự phục vụ của cơ quan hành chính và giải quyết thủ tục hành chính. Cũng vì thế, từ năm 2016 đến nay, hàng năm Hà Nội đều tiến hành khảo sát, đo lường mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố.

Kết quả năm 2016, thành phố tiến hành khảo sát, đo lường mức độ hài lòng đối với 4 lĩnh vực (lao động việc làm, bảo hiểm thất nghiệp, bảo trợ xã hội, người có công), chỉ số hài lòng chung là 77%. Năm 2017, đo lường đối với 3 lĩnh vực (an toàn thực phẩm; phòng cháy chữa cháy; cấp đổi Giấy phép lái xe), chỉ số hài lòng chung là 82%. Năm 2018, đo lường với 4 lĩnh vực (đăng ký kinh doanh, khám chữa bệnh, cấp phép xây dựng; tiêu chuẩn đo lường chất lượng), chỉ số hài lòng chung là 80%. Năm 2019 và 2020, thành phố triển khai đo chỉ số hài lòng đối với sự phục vụ của 20 sở/ngành, 30 quận/huyện/thị xã và chỉ số hài lòng ở một số lĩnh vực trọng điểm đều đạt trên 80%.

Đáng chú ý, có nhiều đơn vị còn sáng tạo triển khai các hình thức tương tác giữa chính quyền với người dân. Điển hình là quận Cầu Giấy đã sử dụng lợi thế của mạng xã hội, lập 3 tài khoản “Quận Cầu Giấy - Thủ đô Hà Nội”, “Vì quận Cầu Giấy xanh - sạch - đẹp”, “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quận Cầu Giấy”. Qua theo dõi, người dân truy cập rất đông và cũng đóng góp các ý kiến, phản ánh, qua đó, quận Cầu Giấy kịp thời giải quyết vấn đề nhân dân quan tâm.

Theo Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Vũ Thu Hà, những kết quả đạt được qua triển khai, thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU đã góp phần cải thiện các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền thành phố qua các năm và có sự chuyển biến rõ rệt so với đầu nhiệm kỳ. Cụ thể là trong 3 năm liên tiếp 2017, 2018, 2019, Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh (PAR Index) xếp thứ 2/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 7 bậc so với năm 2015, xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố). Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019 của Hà Nội xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố, tăng 15 bậc so với năm 2015 và nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc. Chỉ số hài lòng về sự phục vụ của các cơ quan hành chính (SIPAS) năm 2019 đạt 80,09%, về đích sớm 2 năm so với chỉ tiêu đề ra.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Đào Đức Toàn - Phó trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy nhấn mạnh, những kết quả trên đã góp phần đưa các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền thành phố cải thiện qua các năm và có sự chuyển biến rõ rệt so với đầu nhiệm kỳ. Dù vậy, Thành ủy Hà Nội cũng thẳng thắn chỉ ra trong triển khai thực hiện nhiệm vụ này, công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành ở một số cơ quan, lĩnh vực còn chưa quyết liệt, vẫn còn có nhiệm vụ chậm tiến độ. Nhận thức của người đứng đầu tại một số đơn vị về công tác cải cách hành chính còn hạn chế. Đặc biệt, chỉ số hiệu quả và quản trị hành chính công cấp tỉnh - PAPI của thành phố vẫn đang đứng ở vị trí thấp. Tiến độ triển khai các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của thành phố nhìn chung còn chậm...

Trước thực tế đó, Phó Bí thư Thành ủy Đào Đức Toàn cho biết, giai đoạn tới đây, Hà Nội sẽ phải tập trung giải quyết một khối lượng công việc rất lớn, có nhiều việc mới, việc khó, phức tạp phát sinh từ thực tiễn. Cải cách hành chính tiếp tục được thành phố xác định là khâu đột phá, nhưng sẽ có sự thay đổi căn bản về chất và nhiệm vụ trọng tâm. Đặc biệt, công tác này cần phải được tiến hành đồng bộ, vững chắc, phù hợp với bối cảnh thực tiễn, nhất là gắn bó chặt chẽ với việc xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, xây dựng chính quyền đô thị tinh gọn, quản trị hiện đại và thành phố thông minh./.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.

Tin khác

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06 với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

(LĐTĐ) Lãnh đạo thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn đầu tư công, gồm: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 21/11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán

Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Nhấn mạnh quan điểm của Thành phố trong việc xử lý dứt điểm các dự án chậm tiến độ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, các dự án công viên rất quan trọng. Do đó, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu xử lý dứt điểm các vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

(LĐTĐ) Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội do Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các nhiệm vụ này, thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm của Thành phố.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 12/2024, lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho nông dân với chủ đề: “Phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững”.
Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024

Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 19 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã thông qua 15 Nghị quyết. HĐND Thành phố đề nghị, ngay sau kỳ họp, UBND Thành phố, các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị tập trung tổ chức triển khai khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để đảm bảo các nghị quyết của HĐND Thành phố đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực.
HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

(LĐTĐ) Việc tiếp tục mở rộng ủy quyền của Chủ tịch UBND cấp xã cho công chức thuộc UBND cấp xã theo quy định tại khoản 4, khoản 6, điều 14, Luật Thủ đô là yêu cầu khách quan, cần thiết nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước ở cơ sở; nâng cao trách nhiệm của công chức cấp xã.
Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công

Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công

(LĐTĐ) Nhà nước không cấp kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa đối với tài sản công chỉ được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. Đơn vị sự nghiệp công sử dụng nguồn thu được từ việc kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công theo quy định.
Xem thêm
Phiên bản di động