Hiến kế để xây dựng Thủ đô phát triển
Đồng chí Bùi Duy Nhâm, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cho rằng, dự thảo Báo cáo chính trị do Ban Chấp hành Đảng bộ Hà Nội khóa XVI xây dựng đã đánh giá toàn diện, sâu sắc các lĩnh vực trong nhiệm kỳ 2015-2020. Tuy nhiên, dự thảo Báo cáo chính trị cũng cần đánh giá sâu hơn những hạn chế, tồn tại trong nhiệm kỳ 2015-2020, nhất là các vấn đề như hạ tầng giao thông khung của Thành phố phát triển chưa tương xứng, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; hay ô nhiễm môi trường vẫn là thách thức.
Trên cơ sở đó cần xác định phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong nhiệm kỳ mới là phải xây dựng, hoàn thiện, hiện đại hóa hệ thống giao thông, nhất là các trục hướng tâm, đường vành đai, đường ngang kết nối các trục hướng tâm để tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Đó là những trục đường như: Phía Nam đi Ứng Hòa, đường Đỗ Xá - Quan Sơn, đường Miếu Môn (huyện Mỹ Đức), đường Tây Thăng Long đi thị xã Sơn Tây...
Toàn cảnh lấy ý kiến văn nghệ sĩ. |
Cần lưu ý thêm là quy hoạch giao thông phải gắn với quy hoạch 2 bên đường để sử dụng hiệu quả quỹ đất; đẩy mạnh di dời các cơ sở sản xuất, bệnh viện, trường học trong diện phải di dời để giảm tải cho nội đô, kết hợp với chỉnh trang đô thị xanh, sạch, đẹp. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống gắn với kiểm tra, xử phạt nghiêm các trường hợp gây ô nhiễm môi trường... Đặc biệt, phải phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ cơ sở, phải sâu sát hơn, gần dân hơn.
PGS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhận định, Hà Nội là Thủ đô của cả nước, là trung tâm của vùng Thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm phía bắc. Với vai trò của mình, Hà Nội là hạt nhân liên kết các vùng phụ cận nhằm phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng.
Trong dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XVII của Đảng bộ Thành phố mặc dù có đề cập đến vấn đề này nhưng chưa rõ nét về mối liên kết vùng tạo động lực thúc đẩy phát triển. Ngoài ra, nhiều lĩnh vực Đảng bộ Thành phố lãnh đạo, chỉ đạo đạt được kết quả rất nổi bật như: Nông thôn mới, phát triển giáo dục đào tạo, ổn định an ninh chính trị, giảm tỷ lệ hộ nghèo…
Tôi cho rằng, trong dự thảo Báo cáo chính trị nên làm rõ nét hơn những bài học kinh nghiệm để có thể nhân rộng tại các địa bàn phù hợp không chỉ riêng Hà Nội mà trên cả nước. Trong phát triển văn hóa, báo cáo nêu thực hiện Chương trình 04-CTr/TU và một số kết quả đạt được. Tuy vậy, vấn đề mang tính nền tảng, có tính cốt cách, chiều sâu và sự phù hợp với xu thế hội nhập, phát triển trong văn hóa của người Hà Nội chưa được đậm nét.
PGS. TS Bùi Văn Quân, Hiệu trưởng trường Đại học Thủ đô Hà Nội cho rằng, trong dự thảo, phần thành tựu đã đạt được thời gian qua nên có thêm đánh giá về giáo dục đại học, nhấn mạnh tới sự chủ động của thành phố trong khai thác, phát huy tiềm lực của các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở khoa học công nghệ trên địa bàn vào việc thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố.
Từ đó, cần bổ sung vào Văn kiện nội dung: Tăng cường và đảm bảo kết nối giữa các cấp học, trình độ đào tạo về công tác xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh trong học đường, hướng đến tạo khác biệt, đặc trưng cho lao động Thủ đô. Về hình thức, tại mục 5, trang 53, dòng 9, 10 từ dưới lên, câu “Kết hợp đào tạo năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo với giáo dục phẩm chất, nhân cách, văn hóa, lịch sử Thăng Long - Hà Nội của người học” nên chuyển thành “chú trọng giáo dục phẩm chất, nhân cách, văn hóa, lịch sử Thăng Long - Hà Nội đi đôi với đào tạo năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo cho người học”.
PGS.TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam đánh giá: “Dự thảo văn kiện gồm 2 phần. Phần 1 là đánh giá kết quả theo tôi là đầy đủ, nổi trội, rõ ràng. Phần 2 về mục tiêu, giải pháp, tôi rất hoan nghênh việc đặt ra vấn đề không chỉ đến 2025 mà còn tầm nhìn đến năm 2045, rất sát với chiến lược của ta và dự kiến phát triển thời gian tới.
Như vậy đây là bố cục hợp lý, khoa học, đáp ứng yêu cầu và rất công phu, chất lượng. Tôi cũng tâm đắc từ “sáng tạo” trong phương châm Đại hội, sáng tạo ở đây không phải sáng tạo thiết kế mà sáng tạo ở cả 7 lĩnh vực. Đây là vấn đề thực tiễn, nâng tầm, mở rộng giá trị Hà Nội. Tuy vậy, tôi vẫn băn khoăn khi kết thúc của báo cáo không có kết luận khiến người đọc bị hụt hẫng. Riêng công tác quy hoạch xây dựng, dự thảo đánh giá “bước đầu đạt kết quả tích cực”. Tôi thấy đây là nhận xét còn phân vân, quá thận trọng và phản ánh đúng tình trạng quy hoạch hiện nay của Hà Nội.
Tôi đề nghị bỏ từ “bước đầu” trong đánh giá. Hà Nội rất dũng cảm và mạnh dạn, đột phá trong xây dựng quy hoạch Thủ đô giai đoạn 2021-2030 mà chưa tỉnh, thành phố nào làm được. Ngoài ra, nên nhấn mạnh đột phá khác của Hà Nội là thành phố đã chú trọng phát triển đô thị theo hướng bền vững, khu đô thị thông minh và đặc biệt xu hướng kiến trúc xanh.
PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội nhận định: “Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ TP Hà Nội được chuẩn bị rất công phu, nghiêm túc. Các nội dung trong dự thảo có căn cứ lý luận và thực tiễn, bảo đảm độ tin cậy về mặt khoa học.
Về cơ bản, tôi nhất trí với dự thảo Báo cáo chính trị. Tuy nhiên, tôi cũng xin tham gia đóng góp một số ý kiến. Về bố cục, dự thảo chia làm 2 phần là hợp lý, logic; cách trình bày, diễn đạt sáng rõ. Tuy nhiên, trong phần thứ 2 không cần chữ “5 năm” vì nội dung “Phần thứ hai: Mục tiêu, nhiệm vụ và những trọng tâm phát triển Thủ đô giai đoạn 2020 - 2025” là đã rõ.
Về chủ đề Đại hội có 4 thành tố theo tôi là đúng, hay và hợp lý. Tuy nhiên, tôi đề nghị cần tạo dấu ấn riêng của nhiệm kỳ mới ngay từ chủ đề. Cụ thể, bổ sung, chỉnh sửa thành tố thứ tư của chủ đề Đại hội thành: “Phấn đấu đến năm 2025 là Thủ đô đang phát triển giàu đẹp, văn minh, hiện đại có thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 là Thủ đô phát triển có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Vì thực tế, Hà Nội đã dự báo đến năm 2025 đạt tổng thu nhập bình quân đầu người từ 8.100 đến 8.300USD, là mức thu nhập trung bình cao. Ngoài ra, thành tố đầu tiên của chủ đề nên thêm từ “chỉnh đốn”, để thành: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, gương mẫu...”. Tôi cũng hoàn toàn tán thành đối với phương châm “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển” của Đại hội vì đây là phương châm rất chính xác, hay và phù hợp.
Về 5 nhiệm vụ chủ yếu và 3 khâu đột phá được nêu trong dự thảo, tôi cũng tán thành, trong đó, 5 nhiệm vụ chủ yếu theo tôi là rất chuẩn xác. Tuy nhiên, theo tôi, nên rà soát thêm cách diễn đạt cho phù hợp. Ví dụ trong nhiệm vụ đầu tiên, không nên bắt đầu từ “Rà soát, kiến nghị với Trung ương sửa đổi, bổ sung hoàn thiện Luật Thủ đô...”. Nên chăng bắt đầu từ: “Khơi dậy, khai thác, phát huy có hiệu quả mọi tiềm năng và thế mạnh của Thủ đô...”.
Việc kiến nghị Quốc hội sửa Luật Thủ đô phù hợp với tình hình mới là quan trọng, nhưng có thể đề cập ở thời điểm thích hợp hơn. Tôi cũng đề nghị Hà Nội nên quan tâm cải thiện chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI). Bên cạnh đó, theo tôi, dự thảo nên viết kỹ hơn về các giải pháp nhằm tạo mọi điều kiện để đẩy mạnh tự chủ trong ngành Giáo dục và Y tế Thủ đô, bởi lẽ Hà Nội luôn đi đầu cả nước về quy mô, chất lượng giáo dục, y tế, nên cần có những bước đi mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn để tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu này trong những năm tới”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%
Tin khác
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Sự kiện 23/11/2024 21:36
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Sự kiện 23/11/2024 21:34
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Sự kiện 23/11/2024 15:24
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49