Hiện thực hóa khát vọng phát triển Hà Nội là thành phố đáng sống

(LĐTĐ) Thủ đô Hà Nội đã có những bước phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực. Không gian đô thị ngày càng được mở rộng theo quy hoạch, có nhiều khu đô thị mới khang trang, kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Song Thành phố vẫn còn nhiều tồn tại, cần sớm có giải pháp khắc phục, nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển Hà Nội là thành phố đáng sống của cả nước, khu vực và thế giới.
Nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân Tạo điều kiện bồi dưỡng, kết nạp học sinh THPT ưu tú vào Đảng Bí thư Thành ủy Hà Nội dự lễ gắn biển cụm công trình tại quận Long Biên

Diện mạo khang trang, sạch đẹp

Thong thả đi dạo quanh Hồ Gươm vào ngày cuối tuần, bà Vũ Thị Bích (76 tuổi, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nên được chứng kiến Hà Nội đổi thay từng ngày. Hà Nội ngày nay không chỉ gói gọn trong 36 phố phường (thuộc quận Hoàn Kiếm) mà đã có nhiều tuyến phố to đẹp, những khu đô thị, cao ốc được xây dựng khang trang, hiện đại. Người dân cũng ngày càng có cuộc sống tốt hơn. Hà Nội ngày càng sôi động hơn”.

Hiện thực hóa khát vọng phát triển Hà Nội là thành phố đáng sống
Hà Nội ngày nay có nhiều khu đô thị, cao ốc được xây dựng khang trang, hiện đại. (Ảnh: Hữu Duyên)

Tâm sự của bà Bích cũng là cảm nhận chung của nhiều người có gắn bó với Thủ đô Hà Nội. Thực tế, trong những năm qua, Hà Nội đã có những bước phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực. Nổi bật là “trong lòng” Hà Nội đã có nhiều dự án khu đô thị mới được đầu tư xây dựng đồng bộ, văn minh, hiện đại. Tiêu biểu có khu đô thị: Việt Hưng, Vinhomes Riverside, Linh Đàm, Gamuda, Ciputra, Tây Hồ Tây, khu Ngoại giao đoàn...

Cùng với đó, nhiều trung tâm thương mại, khu vui chơi phục vụ nhu cầu mua sắm, vui chơi, giải trí của người dân cũng mọc lên, như: Trung tâm thương mại Vincom, Trung tâm thương mại Big C, Trung tâm mua sắm Aeon Mall, Thiên đường Bảo Sơn…

Hà Nội cũng chú trọng đầu tư cho các chương trình chỉnh trang, hiện đại hóa đô thị theo hướng ngày càng xanh, sạch, đẹp, khang trang, văn minh và hiện đại. Cùng với chương trình trồng mới 1 triệu cây xanh đô thị giai đoạn 2016-2020; 500.000 cây xanh đô thị giai đoạn 2021-2025, Hà Nội đã thực hiện rà soát trồng mới, cải tạo, chỉnh trang, trồng bổ sung thay thế cây xanh, tạo không gian, cảnh quan xanh trên địa bàn Thành phố.

Công viên hồ điều hòa Nhân Chính
Công viên hồ điều hòa Nhân Chính là “máy điều hòa không khí” tự nhiên cho khu vực. (Ảnh: Nguyễn Thái)

Thành phố luôn chú trọng xây dựng, cải tạo nhiều dự án xây dựng công viên, hồ nước lớn, như: Công viên Hòa Bình, công viên - hồ điều hòa CV1 Khu đô thị mới Cầu Giấy, công viên hồ điều hòa Nhân Chính, công viên và hồ điều hòa khu phía Bắc và phần mở rộng phía Nam nghĩa trang Mai Dịch... tạo khoảng đệm, không gian xanh mát và là “máy điều hòa không khí” tự nhiên cho khu vực, góp phần cải thiện không gian sống, chất lượng sống cho người dân thủ đô.

Bên cạnh đó, Thành phố còn phối hợp với các đơn vị viễn thông, điện lực thực hiện hạ ngầm đường dây điện, cáp viễn thông đi nổi. Hàng loạt “mạng nhện” gây mất mỹ quan đô thị trên nhiều tuyến phố dần được xóa bỏ. Các tuyến phố sau khi được “xóa rác trời”, chỉnh trang hè phố, kết hợp trồng thêm cây xanh... đã mang đến bộ mặt đô thị ngày càng sáng, xanh, sạch, đẹp và văn minh hơn.

Đặc biệt, nhằm mang đến những không gian vui chơi, sinh hoạt văn hóa, giải trí cho người dân ngày cuối tuần, Hà Nội đã từng bước đưa vào hoạt động nhiều không gian, tuyến phố đi bộ, như: Hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, Trần Nhân Tông kết nối với hồ Thiền Quang, công viên Thống Nhất; phố Trịnh Công Sơn, thành cổ Sơn Tây...

Phát huy truyền thống ngàn năm văn hiến

Là người gắn bó với nghề Quy hoạch đô thị suốt mấy chục năm, từng là Kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội, Tiến sĩ Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam chia sẻ, sau khi Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội đã nhanh chóng lập các quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và các quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc, làm cơ sở mở rộng không gian đô thị về nhiều hướng.

Hiện thực hóa khát vọng phát triển Hà Nội là thành phố đáng sống
Phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm là nơi sinh hoạt văn hóa, giải trí cho người dân ngày cuối tuần. (Ảnh: Hữu Duyên)

Bên cạnh việc phát triển các khu đô thị mới, kết cấu hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông Thủ đô đã có bước chuyển hóa mới, như: Hệ thống đường bộ, cầu vượt, giao thông công cộng hiện đại, cầu vượt qua sông Hồng phát triển, nhiều tuyến đường, ngõ nhỏ được cải tạo, chỉnh trang…

Sự phát triển vượt bậc của hạ tầng giao thông đã mang lại sự khởi sắc cho bộ mặt đô thị Hà Nội, tình trạng ùn tắc giao thông được cải thiện đáng kể, với những tuyến cao tốc, đại lộ thênh thang, những cây cầu duyên dáng vắt qua sông Hồng.

“Hà Nội hôm nay sáng sáng hơn, xanh hơn, sạch hơn”, Tiến sĩ Đào Ngọc Nghiêm nhìn nhận.

Song bên cạnh đó, Hà Nội vẫn còn nhiều tồn tại, như việc giải quyết các khu chung cư cũ, nhà ở cũ; việc di dời các cơ sở công nghiệp, di dời trụ sở bộ, ngành, các trường đại học còn chậm; quản lý đô thị đặc biệt là quản lý trật tự xây dựng, ùn tắc giao thông chưa được kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả; giao thông chưa đạt được như kỳ vọng; cấu trúc phương tiện giao thông công cộng đang còn thấp mặc dù trong thời gian qua đã có nhiều ưu đãi ở một số tuyến đường công cộng…

Hiện thực hóa khát vọng phát triển Hà Nội là thành phố đáng sống
Hạ tầng giao thông đã mang lại sự khởi sắc cho bộ mặt đô thị Hà Nội. (Ảnh: Hữu Duyên)

Theo Tiến sĩ Đào Ngọc Nghiêm, Hà Nội cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 và các đồ án quy hoạch, đặc biệt là Quy hoạch phân khu các đô thị vệ tinh, quy hoạch xây dựng vùng huyện trên địa bàn Thành phố.

Thành phố cần tiếp tục chú trọng đầu tư, xây dựng phát triển đô thị, hoàn chỉnh mô hình cấu trúc phát triển Thủ đô. Khai thác hiệu quả và bền vững các công trình văn hóa, lịch sử, các không gian công cộng, gắn với bảo tồn, phát huy giá trị cảnh quan, lịch sử, bảo tồn không gian lịch sử văn hóa, truyền thống và cảnh quan, xanh, sạch, đẹp và khang trang tại khu vực nội đô lịch sử.

Đặc biệt, Tiến sĩ Đào Ngọc Nghiêm nhấn mạnh, cần phát huy cao độ truyền thống của Thủ đô ngàn năm văn hiến, đẩy mạnh ý chí, khát vọng phát triển, xây dựng Hà Nội là thành phố “Xanh - Văn hiến - Thông minh - Hiện đại”, là thành phố đáng sống của cả nước, khu vực và thế giới, thành phố kết nối toàn cầu, thành phố sáng tạo.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

(LĐTĐ) Với mong muốn bảo tồn, phát huy những kiến trúc của người Việt xưa, mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, đã có sáng kiến phục dựng lại nhà tranh vách đất, nhà gỗ truyền thống ngay tại khu phố ẩm thực, đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã. Đây là một trong những sáng kiến nhằm góp phần bảo tồn kiến trúc của người Việt xưa, tạo ra không gian gần gũi, thân thuộc với du khách.
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

(LĐTĐ) Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay thương hiệu gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã khẳng định vị thế trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Giờ đây, gốm Bát Tràng không chỉ có mặt trên khắp mọi miền đất nước mà còn là thương hiệu của Việt Nam được khách hàng các nước yêu thích. Đặc biệt, nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn níu chân du khách.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

(LĐTĐ) Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

(LĐTĐ) Từ Hà Nội ngàn năm văn hiến, nghe theo tiếng gọi đi “xây dựng Tổ quốc mến yêu”, những người con của Thủ đô yếu dấu tạm biệt thành phố thân thương đi khai hoang, lập nghiệp ở Lâm Đồng. Để giờ đây, trên cao nguyên lâm viên xanh tươi, có một huyện rất đỗi trù phú, giàu đẹp mang tên Lâm Hà. Và chính nơi đây, những người con của Thủ đô từ thế hệ này đến thế khác đều tự hào mình mãi là người Hà Nội.
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

(LĐTĐ) Thật khó kiếm được ngôn từ nào có thể diễn tả đầy đủ về Hà Nội - trái tim yêu dấu của cả nước với muôn vàn vẻ đẹp, biết bao nét đặc trưng, nơi lắng đọng hồn thiêng dân tộc. Nhưng có lẽ, nếu ai đã từng sinh ra, lớn lên, học tập, làm việc ở Hà Nội rồi tạm xa mảnh đất này, cũng đều có thể dễ dàng gọi tên hai chữ “nhớ thương”.
Xem thêm
Phiên bản di động