Hiện thực hóa khát vọng vươn lên

Việc đầu tư xây dựng Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh mà còn kiến tạo không gian phát triển mới cho cả vùng đồng bằng Sông Hồng. Với tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, các đơn vị, địa phương đang nỗ lực, “trên dưới đồng lòng”, quyết tâm đưa Dự án “về đích” đúng tiến độ, nhằm hiện thực hóa khát vọng vươn lên, theo đúng tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị “về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Khẩn trương giải quyết các hồ sơ, thủ tục liên quan đến Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội Quyết tâm giải phóng mặt bằng đúng tiến độ để triển khai Dự án đường Vành đai 4

“Trọng điểm của trọng điểm”

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có chiều dài khoảng 112,8km; tổng mức đầu tư của Dự án là 85.813 tỷ đồng. Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của Dự án khoảng 1.341 ha; kinh phí giải phóng mặt bằng, tái định cư khoảng 19.000 tỷ đồng. Với phương châm “việc gì dân ủng hộ thì sẽ thành công, khó mấy cũng lo được”, ngay từ đầu năm 2021, các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn thành phố Hà Nội đã chủ động vận động tuyên truyền từ sớm, từ xa, để “trên dưới đồng lòng” ủng hộ dự án.

Là một trong những huyện có tuyến đường Vành đai 4 đi qua, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thanh Oai Bùi Văn Sáng cho biết, tuyến đường Vành đai 4 qua huyện khoảng 7,9km thuộc địa phận 6 xã (Bích Hòa 2,1km; Cự Khê 2km; Bình Minh 0,28km; Tam Hưng 0,98km; Mỹ Hưng 1,44km, Thanh Thùy 1,1km). Tổng diện tích đất thu hồi là 79,35ha, của 1.501 hộ gia đình, cá nhân, tổ chức. Ngày 14/9/2022, huyện đã hoàn thành việc bàn giao mốc giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4 trên bản đồ và ngoài thực địa.

“Ngay khi có chủ trương xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch, lộ trình cho từng phần việc cụ thể. Trong đó, xác định giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ “then chốt”, phải thực hiện công khai, dân chủ, theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật, bảo đảm đúng tiến độ...”, ông Bùi Văn Sáng chia sẻ.

Còn tại Hoài Đức, huyện có diện tích cần giải phóng mặt bằng lớn nhất trong dự án đường Vành đai 4 với khoảng 220 ha. Có tổng số 49.432 hộ có diện tích đất bị thu hồi. Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Hoàng Trường cho biết, huyện đã thành lập Ban chỉ đạo, Tổ công tác và phân công các thành viên trong tổ chỉ đạo thực hiện dự án; đồng thời, tổ chức phát động thi đua và giao ước thi đua giữa các phòng, ban đơn vị và UBND 12 xã liên quan trong việc thực hiện công tác giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4.

Nhờ sự tích cực, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, nhân dân đã đồng thuận, ủng hộ dự án. Việc di dời mộ chí, được coi là khó nhất cũng đang có nhiều thuận lợi. Nổi bật là xã Minh Khai, chiếm đến 70% phần mộ cần di dời của huyện. Ngay cả những ngày cuối tuần cũng có hàng chục người đến trụ sở xã để thực hiện các thủ tục liên quan đến di dời phần mộ phục vụ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4.

Về vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND xã Minh Khai Nguyễn Chí Thao cho biết, xác định di dời mộ chí liên quan đến vấn đề văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người dân nên việc tuyên truyền, vận động được thực hiện từ sớm với nhiều hình thức đa dạng. Đến nay, 100% đất nông nghiệp, 100% phần mộ đã được quy chủ và đạt được đồng thuận, nhất trí của nhân dân.

Liên quan đến dự án này, Huyện ủy Thường Tín đã ban hành các Quyết định thành lập Ban chỉ đạo và Tổ công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện; thành lập Bộ phận tiếp công dân phục vụ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư dự án xây dựng đường Vành đai 4. UBND huyện đã thành lập Hội đồng bồi thường và 9 Tổ công tác điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, thực hiện công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư. Bí thư Huyện ủy Thường Tín Nguyễn Tiến Minh cho biết, các ban chỉ đạo, tổ công tác có chế độ báo cáo thường kỳ, cập nhật thường xuyên tiến độ. Cả hệ thống chính trị huyện vào cuộc, trên dưới đồng lòng với quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.

Với tinh thần chủ động, trách nhiệm, thành phố Hà Nội đã khẩn trương triển khai nhiều công việc, quyết tâm đưa Dự án đường Vành đai 4 “về đích” đúng tiến độ. Đáng chú ý, ngày 13/9/2022, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ban hành Chỉ thị số 16-CT/TU “về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô trên địa bàn thành phố Hà Nội”, yêu cầu huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc đồng bộ, quyết liệt để hiện thực hóa mạnh mẽ mục tiêu hoàn thành đúng tiến độ như dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, mở rộng không gian, kết nối, phát triển cho Thành phố và các địa phương trong, ngoài Vùng…

Ngay sau đó, lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo cụ thể từng lĩnh vực từ giải phóng mặt bằng, quy chế phối hợp giải quyết hồ sơ, thủ tục… liên quan đến dự án Vành đai 4. Đặc biệt, ông Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu xử lý, giải quyết các hồ sơ, văn bản gửi đến liên quan tới Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô phải trong thời gian 24 - 48 giờ; khi phát hành các văn bản gửi các cơ quan, đơn vị liên quan có đóng dấu hỏa tốc.

Trao đổi với Trưởng ban Chỉ đạo triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, trong chuyến khảo sát thực địa dự án tại tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên, lãnh đạo 2 địa phương này đều khẳng định, đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là dự án trọng điểm, là động lực phát triển to lớn đối với tỉnh nhà. Thời gian qua, người dân trên địa bàn đều hồ hởi, phấn khởi, chờ mong; lãnh đạo các cấp đều ý thức rõ về trách nhiệm, chủ động vào cuộc quyết liệt.

Kiến tạo không gian phát triển

Tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội. Đây là Dự án trọng điểm quốc gia, là vành đai liên vùng, khu kinh tế trọng điểm Vùng Thủ đô Hà Nội, kết nối Thủ đô Hà Nội với các địa phương khác trong vùng, phát huy hiệu quả đầu tư đối với các dự án đã và đang được đầu tư, tạo không gian phát triển mới và giải quyết các vấn đề tồn tại của Thủ đô Hà Nội, khai thác tiềm năng sử dụng đất, xây dựng hệ thống đô thị bền vững, hiện đại. Nghị quyết là kết tinh quyết tâm, tầm nhìn và khát vọng của Quốc hội, cử tri và nhân dân trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Hiện thực hóa khát vọng vươn lên
Phối cảnh nút giao liên thông giữa đường Vành đai 4 và các trục đường hướng tâm.

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, tuyến đường Vành đai 4 không chỉ tạo điều kiện thuận lợi kết nối giao thông giữa Cảng hàng không quốc tế Nội Bài với các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô mà còn tăng cường kết nối giao thương giữa các tỉnh phía Nam với phía Bắc. Một số đại biểu nhấn mạnh, Vành đai 4 là một trục giao thông mang tính chiến lược, tạo ra những không gian tăng trưởng mới cho Hà Nội và các địa phương, đưa Hà Nội - Vùng Thủ đô, vùng Đồng bằng Bắc Bộ tiếp tục là động lực dẫn dắt nền kinh tế cả nước.

Theo ông Nguyễn Đại Thắng (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên), dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, không chỉ góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh của thành phố Hà Nội mà còn của các tỉnh, thành phố liên quan trong vùng Thủ đô và cả nước nói chung. Trong khi đó, Giáo sư Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại biểu Quốc hội đoàn thành phố Hà Nội nhìn nhận, việc hình thành các tuyến đường này không chỉ mở rộng không gian phát triển đô thị mà sẽ tạo nên sự kết nối về không gian phát triển cho cả vùng Thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây là cao tốc của vành đai cho nên khi tuyến đường hình thành, khu vực lân cận sẽ có các trung tâm đô thị, trung tâm thương mại, các trung tâm phân phối…

Phát biểu tại Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, anh ninh ở Vùng đồng bằng sông Hồng, mới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Cả nước vì Đồng bằng sông Hồng; Đồng bằng sông Hồng vươn lên cùng cả nước và vì cả nước; phát huy mạnh mẽ hơn nữa truyền thống văn hiến, cách mạng, anh hùng vẻ vang và tiềm năng, lợi thế vượt trội để luôn luôn xứng đáng là trung tâm chính trị đầu não quốc gia; là một trong hai động lực phát triển mạnh mẽ hàng đầu trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, có nhiều đóng góp to lớn hơn nữa cho việc hiện thực hoá khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta”…

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, với tinh thần “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”, Chính phủ, Quốc hội đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong việc thực hiện dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Trong nhiều cuộc họp về phát triển cơ sở hạ tầng nói chung, trong đó có dự án Vành đai 4 nói riêng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhiều lần nhấn mạnh, đây là các dự án hạ tầng rất quan trọng, có ý nghĩa lớn, tạo bước đột phá về phát triển kinh tế - xã hội, đô thị cho các địa phương trong vùng. Tuyến đường sẽ tạo ra không gian phát triển mới cho thành phố Hà Nội và các tỉnh xung quanh, tạo kết nối về kinh tế vùng, giúp chia sẻ và giải quyết nhu cầu giao thông, kết nối và phát huy hiệu quả hơn nữa các tuyến đường hướng tâm, khai thác quỹ đất lớn để phát triển, giảm chi phí logistics và thu hút các nhà đầu tư, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người dân.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, việc đầu tư hoàn thành Dự án đường Vành đai 4 sẽ góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tăng khả năng kết nối giao thông giữa các tỉnh trong vùng, phù hợp với Quy hoạch giao thông quốc gia, giúp mở rộng không gian phát triển, kéo giãn mật độ dân cư khu vực nội thị, giảm áp lực cho giao thông nội đô và các tuyến đường hiện hữu. Mục tiêu không chỉ để hình thành một tuyến hành lang giao thông mà phải biến nó thành một hành lang kinh tế, phải phát triển theo quy hoạch và thu hồi lại các giá trị địa tô tăng lên, đảm bảo giá trị địa tô được chia ra làm cho Nhà nước - nhà đầu tư - người dân đảm bảo hài hòa lợi ích.

Tin tưởng rằng, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội, cùng hai tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội sẽ hoàn thành các mục tiêu dự án đặt ra, sớm đưa vào sử dụng, đáp ứng kỳ vọng của người dân. Thủ đô Hà Nội là thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”; là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới; phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

Ngày 29/9/2022, Ban Chỉ đạo triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội được thành lập do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Đinh Tiến Dũng làm Trưởng ban. Tiếp đó, ngày 30/9/2022, lãnh đạo thành phố Hà Nội, Bắc Ninh và Hưng Yên đã cùng ký cam kết tiến độ, phấn đấu bàn giao 70% mặt bằng để khởi công công trình vào tháng 6/2023; hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2027.
Nguyễn Công

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Xem thêm
Phiên bản di động