Hiện thực hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đưa đất nước phát triển

(LĐTĐ) Khẳng định Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã thành công rất tốt đẹp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng lưu ý, đây mới chỉ là bước đầu. Điều quan trọng, sau Đại hội phải sớm thể chế hóa, cụ thể hóa Nghị quyết, chỉ đạo quyết liệt từ trên xuống dưới; phải làm ra của cải vật chất, dân phải giàu, nước phải mạnh, đời sống của nhân dân hạnh phúc, ấm no hơn, thế mới là Đại hội thành công.
Thông tin kết quả Đại hội XIII của Đảng đến báo cáo viên cả nước Kỳ vọng Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng sớm đi vào cuộc sống Sự thành công của Đại hội Đảng sẽ truyền cảm hứng, quyết tâm, ý chí để đưa đất nước phát triển
Hiện thực hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đưa đất nước phát triển
Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII sẽ phát huy trí tuệ, đoàn kết đưa đất nước phát triển thịnh cường.

Rõ khát vọng, tương lai của đất nước

Với tư cách là đảng viên, ông Nguyễn Đức Thắng, phường Đống Mác, quận Hai Bà Trưng đánh giá: "Văn kiện Đại hội XIII là kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, thể hiện rõ sự thống nhất giữa "ý Đảng, lòng dân". Cùng chung nhận định, bà Nguyễn Phương Liên, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy chia sẻ: "Đại hội XIII của Đảng đã truyền cảm hứng, quyết tâm, ý chí và bản lĩnh mạnh mẽ để đưa đất nước phát triển ở tầm cao mới. Đối với tôi, quan trọng là mỗi cán bộ, đảng viên sẽ gương mẫu, đi đầu thể hiện quyết tâm, ý chí đó bằng những hành động cụ thể".

Tại diễn đàn Đại hội XIII của Đảng, các đại biểu cũng đều có chung nhận xét, Văn kiện Đại hội đã đưa ra những luận điểm mới, có tầm khái quát cao và có sức thuyết phục lớn. Tiêu biểu là nhận định lần đầu tiên được đưa vào trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng: "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay".

Theo ông Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, nhận định này cùng với những thành tựu 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, đặc biệt, trong 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) là cơ sở tiếp thêm động lực, củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.

Còn ông Nguyễn Phi Thường, Thành ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội cho rằng, điểm nhấn ấn tượng là văn kiện Đại hội XIII đã toát lên khát vọng xây dựng và phát triển đất nước lên một tầm cao mới. Khí thế đó hội tụ và thể hiện cô đọng trong mục tiêu phát triển tổng quát đã nêu trong Báo cáo chính trị: "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa".

Văn kiện Đại hội XIII đã ấn định 3 mốc thời gian có ý nghĩa lịch sử gắn với các mục tiêu cụ thể tương ứng dễ nắm bắt. Đó là: Đến năm 2025 là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030 (thời điểm kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam) là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 (thời điểm kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Trong đó, mục tiêu đến năm 2025 được định lượng bằng nhiều con số, trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2021-2025 đạt trung bình 6,5-7%/năm.

Cùng với mục tiêu, Văn kiện Đại hội XIII cũng nêu rõ quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo và nhiệm vụ, giải pháp vừa có tính toàn diện vừa có trọng tâm, trọng điểm; đặc biệt là xác định rõ 6 nhiệm vụ trọng tâm, 3 đột phá chiến lược. Những quyết sách này đã nhận được sự ủng hộ, đánh giá cao của dư luận trong và ngoài nước.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông bày tỏ nhất trí với định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế số, trong đó có chỉ tiêu kinh tế số đạt khoảng 20% tổng sản phẩm nội địa (GDP) vào năm 2025. Toàn ngành sẽ thực hiện mục tiêu cứ 1.000 người dân sẽ có 1 doanh nghiệp công nghệ số.

Còn ông Y Thanh Hà Niê Kđăm, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp trung ương cho biết, Đảng bộ Khối sẽ tận dụng thời cơ, vượt qua khó khăn; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, phát huy mọi nguồn lực, quyết tâm xây dựng các doanh nghiệp, đơn vị phát triển bền vững, giữ vững vị trí then chốt, dẫn dắt nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, đóng góp tích cực xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, nhân dân có cuộc sống ấm no.

Những chủ trương, quyết sách trong các văn kiện Đại hội XIII đã đề ra chính là kim chỉ nam để định hướng và lãnh đạo, chỉ đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tục vượt qua mọi thách thức, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vươn lên giành những thắng lợi mới, sớm đưa nước ta trở thành một nước phát triển, có thu nhập cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Hiện thực hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đưa đất nước phát triển
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô quyết tâm đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống; xây dựng Thủ đô đẹp giàu. Ảnh: Cao Tiến

Chọn được cán bộ lãnh đạo có đức, có tài

Cùng với chất lượng Văn kiện, Đại hội XIII của Đảng còn thành công từ việc đã tiến hành nghiêm túc, đúng Điều lệ Đảng, sáng suốt lựa chọn và bầu ra đội ngũ lãnh đạo tiêu biểu, có đức, có tài. Đây là kết quả của quá trình chuẩn bị nhân sự công phu, kỹ lưỡng, khách quan, dân chủ, có nhiều đổi mới theo hướng chặt chẽ, khoa học hơn...

Chính nhờ sự chuẩn bị kỹ lưỡng và có chất lượng cao, ngày 30/1, với tỷ lệ phiếu tập trung, Đại hội XIII của Đảng đã bỏ phiếu một lần bầu ra Ban Chấp hành Trung ương đủ 200 đồng chí như số lượng được Đại hội thông qua. 10 trường hợp "đặc biệt", cả với Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương khóa XII tái cử và người lần đầu tham gia đều trúng cử với tín nhiệm cao. Thống kê cho thấy, có 120 đồng chí Ủy viên Trung ương (cả chính thức và dự khuyết) khóa XII tái cử, số mới tham gia lần đầu là 80 đồng chí. Trong 200 ủy viên có 49 đồng chí dưới 50 tuổi, chiếm 24,5%.

Về trình độ chuyên môn, 100% ủy viên có trình độ đại học, trong đó, trên đại học có 153 đồng chí… Ngay sau đó một ngày (ngày 31/1), Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII họp Hội nghị lần thứ nhất bầu 18 đồng chí vào Bộ Chính trị; 5 đồng chí vào Ban Bí thư, 19 đồng chí vào Ủy ban Kiểm tra Trung ương và bầu Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Đặc biệt, với số phiếu gần như tuyệt đối, đồng chí Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được Ban Chấp hành Trung ương tín nhiệm bầu giữ cương vị Tổng Bí thư.

Kết quả nhân sự Đại hội XIII đã được đón nhận từ trong Đại hội ra ngoài xã hội với chung một cảm xúc đoàn kết, tin tưởng, hồ hởi, phấn khởi của cán bộ và nhân dân cả nước. Bà Bùi Huyền Mai, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội chia sẻ: "Khi thảo luận trong Đoàn Hà Nội, các đại biểu đã thể hiện rất rõ sự tin tưởng vào việc lựa chọn, cân nhắc bầu được Ban Chấp hành Trung ương là những đại biểu tiêu biểu về trí tuệ, phẩm chất và bản lĩnh để đưa đất nước ta ngày càng phát triển.

Kết quả được công bố thực sự đúng như những gì chúng tôi tin tưởng, kỳ vọng"… Bí thư Tỉnh đoàn Vĩnh Long Nguyễn Huỳnh Thu cũng chia sẻ: "Bản thân tôi rất tin tưởng vào các đồng chí lãnh đạo được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII. Với sự quyết tâm của Ban Chấp hành Trung ương, khát vọng đưa đất nước phát triển hùng cường sẽ sớm thành hiện thực". Phó giáo sư, Tiến sĩ Vũ Minh Khương (Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore) nhìn nhận: "Tôi rất hy vọng vì lần này phải nói là Đảng làm rất kỹ trong khâu lựa chọn nhân sự. Đặc biệt nhân sự lần này rất đồng đều, bổ trợ cho nhau, có tính cộng hưởng".

Sớm thể chế hóa, cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

Nhiệm kỳ Đại hội XIII là một bước chuyển hết sức quan trọng, làm tiền đề cho các nhiệm kỳ tiếp theo để thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Như lời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói: Phát huy ý chí, sức mạnh của toàn dân tộc, sự thống nhất của "ý Đảng-lòng Dân" chúng ta quyết tâm thực hiện thật tốt hệ thống các nhiệm vụ, giải pháp mà các Văn kiện Đại hội XIII đã đề ra để đưa đất nước ta bước vào một giai đoạn phát triển mới.

Có thể nói, thành công về văn kiện, về công tác nhân sự là cơ sở để tin rằng đất nước sẽ phát triển theo đúng lộ trình mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra. Dù vậy, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lưu ý, thành công của Đại hội mới chỉ là bước đầu; phải sớm thể chế hóa, cụ thể hóa Nghị quyết, chỉ đạo quyết liệt từ trên xuống dưới; phải làm ra của cải vật chất, dân phải giàu, nước phải mạnh, đời sống của nhân dân hạnh phúc, ấm no hơn, thế mới là Đại hội thành công.

Bởi vậy, ngay sau Đại hội, tất cả các cấp ủy, tổ chức Đảng cần tập trung làm tốt việc phổ biến, tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về kết quả Đại hội; nghiên cứu, quán triệt sâu sắc Nghị quyết và các văn kiện Đại hội; khẩn trương xây dựng, triển khai chương trình, kế hoạch hành động, phát động phong trào thi đua yêu nước sâu rộng để biến những quyết định của Đại hội thành hiện thực sinh động trong thực tế.

Kết quả rất tốt đẹp của Đại hội XIII là cơ sở, nguồn cổ vũ mạnh mẽ để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đưa Nghị quyết vào cuộc sống. Ngày 2/2, chủ trì phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 1/2021, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo 4 nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Trong đó, nhiệm vụ đầu tiên là tập trung quán triệt, triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư căn cứ vào Nghị quyết của Đại hội để xây dựng, sớm trình ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đồng thời hoàn thiện, trình Quốc hội phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và các vấn đề liên quan. "Chúng ta cần quán triệt tinh thần đổi mới tư duy phát triển, cách nghĩ, cách làm, không ngừng đổi mới, sáng tạo để đưa đất nước vững bước đi lên, sớm hiện thực hóa các mục tiêu mà Đại hội XIII đề ra", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Đến ngày 3/2, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức thông báo nhanh kết quả Đại hội với đội ngũ báo cáo viên tại hội nghị trực tuyến kết nối 2.260 điểm cầu trong cả nước.

Với tinh thần, khí thế khẩn trương, quyết tâm đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống đã được các cơ quan trung ương thể hiện ngay trong những ngày đầu, tháng đầu của nhiệm kỳ mới. Ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thời gian tới, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc sẽ hướng mạnh về cơ sở, phát huy tốt hơn vai trò của các tổ chức thành viên, của Ban Công tác Mặt trận ở hơn 100.000 địa bàn dân cư trên cả nước; tập hợp sức mạnh của đồng bào trong nước và đồng bào ta ở nước ngoài, cùng hiệp lực, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội…

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khẳng định: Tuổi trẻ Việt Nam bày tỏ ý chí quyết tâm, bằng hành động cụ thể đưa Nghị quyết Đại hội vào cuộc sống. Trung ương Đoàn sẽ tập trung khơi dậy tinh thần sáng tạo, khuyến khích thanh niên đề xuất các ý tưởng, sáng kiến, giải pháp, nhất là các giải pháp có hàm lượng tri thức, ứng dụng công nghệ cao trong tham gia thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nghiên cứu khoa học và trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Với vai trò gương mẫu đi đầu, Đảng bộ thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục tiên phong, đi đầu trong thực hiện Nghị quyết XIII của Đảng. Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong chia sẻ: Để cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII, Thành ủy Hà Nội xây dựng 10 chương trình công tác toàn khóa với nội dung bao trùm tất cả các lĩnh vực: Xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Trong đó có chương trình đã tiếp thu những quan điểm mới của Đại hội XIII như: Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; phát triển đô thị, chỉnh trang đô thị gắn với phát triển kinh tế đô thị…/.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

(LĐTĐ) Người có công sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, mức 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới, theo Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ...
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Tin khác

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án. Để bảo đảm triển khai thành công dự án mang tầm chiến lược quốc gia, Chính phủ đã đề xuất đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công.
Xem thêm
Phiên bản di động