Hiệu lệnh của Thủ tướng

(LĐTĐ) Ngày 23/3/2021, Lao động Thủ đô từng có bài bình luận: “Khi dòng tiền chảy vào thị trường bất động sản”!- phản ánh tình trạng dòng tiền “đổ vào” thị trường bất động sản quá lớn gây ra “cơn sốt” ở một số địa phương. Điều này, nếu không sớm điều chỉnh sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường cho nền kinh tế. Ngày 17/4, trong buổi làm việc với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu quản lý thật chặt dòng vốn vào thị trường bất động sản để tránh đầu cơ, song phải đảm bảo nhu cầu thực sự của người dân. Đây được xem là một trong những hiệu lệnh của người đứng đầu Chính phủ nhằm thiết lập lại trật tự thị trường bất động sản, giúp lành mạnh hóa nền kinh tế.
Khi dòng tiền chảy vào thị trường bất động sản Hà Nội: Xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu thị trường bất động sản Bất động sản: Giao dịch giảm, vì sao giá vẫn tăng?
Hiệu lệnh của Thủ tướng
Ảnh minh họa

Theo số liệu báo cáo của Ngân hàng Nhà nước với Thủ tướng tại buổi làm việc, tính đến giữa tháng 3/2021, dư nợ cho vay bất động sản của ngân hàng tăng 2,13%, nhanh hơn tốc độ tăng tín dụng hiện nay là 2,04%. Còn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn thị Hồng thì nhấn mạnh: Để phòng ngừa, các nhà băng được yêu cầu tập trung quản trị, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay để "dòng vốn đúng mục đích, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất".

Kết luận về nội dung này, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng: “Bên cạnh việc nắn dòng tiền chảy đúng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, ngoài các biện pháp trước mắt, Ngân hàng Nhà nước về lâu dài cần có giải pháp căn cơ phát triển thị trường tài chính. Thị trường tài chính phải cân bằng giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn, giảm sức ép cung ứng vốn từ hệ thống tổ chức tín dụng, đáp ứng nhu cầu huy động vốn trung và dài hạn của nền kinh tế”.

Như chúng ta đã biết, hơn 3 thập kỷ qua, kể từ khi nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế và thiết lập nền kinh tế thị trường, đất đai vì thế đã trở thành hàng hóa đặc biệt. Không chỉ giới đầu tư, đầu cơ mà ngay trong nhân dân cũng thường trực câu nói: “Người sinh ra chứ đất có sinh ra được đâu”.

Dân số tăng nhanh, đất đai trở nên ngày một khan hiếm, nên giá đất (bất động sản) cũng liên tục tăng cao. Việc giá đất tăng dần đều xét góc độ vĩ mô là chuyện bình thường, nó phản ánh đúng quy luật phát triển của nền kinh tế. Còn khi giá bất động sản bị đẩy lên thành “cơn sốt” lại là câu chuyện đáng bàn, xét góc độ tổng thể của nền kinh tế là hoàn toàn không tốt.

Đối với các nhà đầu tư, họ có tiền họ đầu tư bất kỳ lĩnh vực gì mà pháp luật cho phép và không cấm, miễn là nảy sinh lợi nhuận. Xét thời điểm hiện tại, do hệ lụy của đại dịch Covid-19, lãi suất tiền gửi ngân hàng liên tục giảm sâu suốt 2 năm qua, cạnh đó thị trường vàng cũng bấp bênh, thị trường chứng khoán do đa số cộng đồng doanh nghiệp làm ăn khó khăn… khiến những người có tiền, các nhà đầu tư không mặn mà với 3 thị trường trên, đành rút vốn “găm” vào bất động sản, một kênh được cho là an toàn.

Với nhà đầu tư tài chính dồi dào, họ rót vốn vào bất động sản vì mục đích an toàn vốn, trước khi tính đến yếu tố lợi nhuận. Với các nhà đầu tư nhỏ lẻ, rót vào bất động sản để mục đích lướt sóng (đầu tư ngắn hạn) chốt lời. Hệ lụy này dẫn tới tình cảnh giá bất động sản liên tục lên cơn sốt. Ai có tiền nhàn rỗi là đầu tư vào kênh bất động sản. “Trăm hoa đua nở”, “đầu tư theo phong trào”, hễ ở đâu trên mảnh đất hình chữ S này, từ đô thị đến nông thôn có các dự án: Du lịch, dịch vụ, đô thị, công nghiệp là các nhà đầu tư (to-nhỏ) đổ về… đất đai vì thế càng lên cơn sốt.

Có thể nhiều nhà đầu tư (trường vốn) sẽ tiếp tục nhanh chóng giàu lên từ bất động sản; và cũng có thể những nhà đầu tư nhỏ lẻ (đầu tư qua kênh huy động vốn, vay vốn ngân hàng) trong thời điểm ngắn hạn cũng sẽ chốt lời. Nhưng nhìn vào đại cục, dòng tiền lợi nhuận từ bất động sản chỉ chảy vào túi cá nhân, không giúp cho nền kinh tế có thêm động lực tăng trưởng.

Vì vậy, việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan đầu tiên mà Thủ tướng Phạm Minh Chính với tư cách người đứng đầu Chính phủ chọn làm việc và có những phát biểu chỉ đạo kịp thời liên quan đến chính sách tiền tệ, tín dụng nói chung, quản lý dòng vốn chảy vào bất động sản để chống đầu cơ nói riêng là “hiệu lệnh” điều chỉnh, điều tiết dòng vốn, giúp cho nền kinh tế phát triển lành mạnh.

Hy vọng với chỉ đạo kịp thời của Thủ tướng, từ nay dòng vốn sẽ được chảy đều vào tất cả lĩnh vực, phân ngành của nền kinh tế… để cộng đồng doanh nghiệp có đủ nguồn vốn trung và dài hạn phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh – kinh doanh. Đồng thời, sẽ bịt kín lổ hỗng tín dụng cho mục đích đầu cơ bất động sản dưới mọi hình thức, góp phần đưa thị trường bất động sản phát triển bền vững, đúng giá trị thực!

Lê Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”

“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”

(LĐTĐ) Đêm rằm năm nay, các cháu trong khu tôi ngơ ngác vì tổ dân phố không tổ chức “đêm hội trăng rằm”. Lý do, toàn dân, toàn quân hưởng ứng chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ngừng các hoạt động vui chơi, giải trí để tập trung công tác khắc phục hậu quả bão số 3 gây ra. Đồng thời, các cơ quan, đơn vị, địa phương cũng ý thức được tình người, “nghĩa đồng bào” trên tinh thần “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”- không tổ chức Trung thu cho các cháu để tưởng nhớ những nạn nhân, trong đó có các em nhỏ đã bị mất vì bão lũ.
Sức mạnh đại đoàn kết

Sức mạnh đại đoàn kết

(LĐTĐ) Cơn bão Yagi (bão số 3) đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc gây thiệt hại nặng về người và của. Đặc biệt, hậu bão số 3, hoàn lưu bão gây ra tình trạng ngập lụt, lở đất tại một số tỉnh miền núi phía Bắc và một số vùng của Thủ đô Hà Nội. Ngay lập tức, từ miền Nam đến miền Trung, thậm chí cả những địa phương bị bão tàn phá nặng nề như Quảng Ninh, Hải Phòng đâu đâu cũng hướng về đồng bào bão lũ.
Cảnh giác với “Fake news” lũ, lụt

Cảnh giác với “Fake news” lũ, lụt

(LĐTĐ) Bão Yagi (bão số 3) càn quét các địa phương nơi tâm bão đi qua đã khủng khiếp, nhưng hoàn lưu bão còn để lại những hậu quả khủng khiếp hơn. Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, toàn hệ thống chính trị đang dồn lực chống, khắc phục hậu quả do hoàn lưu bão số 3 gây ra.
Cần có quy chuẩn về trồng, bảo vệ cây xanh đô thị

Cần có quy chuẩn về trồng, bảo vệ cây xanh đô thị

(LĐTĐ) Cơn bão Yagi (bão số 3) quét qua Thủ đô để lại hậu quả rất nặng nề. Trong đó, nặng nề nhất là rất nhiều cây xanh bị gãy, đổ. Bão với sức gió giật cấp 11 khi tràn vào Hà Nội, các cây xanh bị, gãy đổ là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, quan sát sự gãy, đổ của hệ thống cây xanh đô thị đặt ra nhiều vấn đề, đặc biệt công tác chăm sóc, bảo vệ, trồng mới cây.
Phân loại cây xanh bị gãy, đổ để cứu cây

Phân loại cây xanh bị gãy, đổ để cứu cây

(LĐTĐ) Cơn bão số 3 (bão Yagi) với sức gió cực mạnh đổ bộ vào các tỉnh miền Bắc nước ta, trong đó có Thủ đô Hà Nội đã gây ra những thiệt hại nặng nề. Trong đó, với Thành phố, nặng nề nhất là rất nhiều cây xanh bị gãy, đổ. Hiện các cấp chính quyền, toàn hệ thống chính trị và người dân đang khắc phục sự cố gãy, đổ cây xanh để đảm bảo an toàn giao thông.
Đồng thuận để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Đồng thuận để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

(LĐTĐ) Việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội đến thời điểm này đã đi được 80% quãng đường. Để hoàn thành, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, mục tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra mà đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài tiếp thu ý kiến chỉ đạo của các đồng chí: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội những ngày đầu tháng 8/2024 đòi hỏi phải có sự nỗ lực vượt bậc của toàn hệ thống chính trị và mỗi cán bộ, đảng viên…
Phát huy hào khí tháng Tám và Quốc khánh 2/9: Xây dựng Thủ đô giàu đẹp

Phát huy hào khí tháng Tám và Quốc khánh 2/9: Xây dựng Thủ đô giàu đẹp

(LĐTĐ) Hà Nội những ngày mùa thu tháng Tám, Đảng bộ, chính quyền, toàn hệ thống chính trị, quân và dân Thủ đô đang nỗ lực không ngừng để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nhằm hoàn thành, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII đề ra.
Bịt “lỗ hổng” đối với hoạt động dạy thêm?

Bịt “lỗ hổng” đối với hoạt động dạy thêm?

(LĐTĐ) Những ngày qua, dư luận đang nóng lên xung quanh thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo đang soạn thảo thông tư hướng dẫn về việc dạy thêm của giáo viên. Xét về mặt pháp luật, đây có thể là thông tư trái quy định. Bởi Luật Giáo dục và các văn bản dưới Luật không có các quy định về dạy thêm, học thêm.
Hy vọng sẽ không còn thiếu trường công

Hy vọng sẽ không còn thiếu trường công

(LĐTĐ) Năm học mới chuẩn bị bắt đầu, nhưng thực tế các cháu phải đi học thêm ở các trung tâm, ở trường cách đây vài tháng. Năm nay, thời tiết xem ra dễ chịu hơn mọi năm, song “sức nóng” về học hành thì vẫn không “hạ nhiệt” chút nào.
Xem thêm
Phiên bản di động