Hiệu quả chống dịch từ mô hình "Gia đình an toàn, phòng chống Covid-19"

Bên cạnh việc thực hiện quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch, những ngày qua, các quận, huyện của Hà Nội đã tích cực triển khai mô hình “Gia đình an toàn phòng, chống dịch Covid-19”. Trong quá trình triển khai mỗi địa phương đã đưa những điểm mới, sáng tạo để mô hình đạt hiệu quả cao, tạo sự đồng thuận rộng khắp trong các khu dân cư, tổ dân phố.
Công đoàn Y tế Việt Nam khen thưởng đột xuất cho 6 cán bộ, nhân viên y tế tỉnh Hà Tĩnh Hà Nội ghi nhận thêm 4 ca mắc Covid-19 trong cùng một gia đình Bệnh nhân Covid-19 trong giai đoạn phục hồi cần lưu ý gì?

Triển khai nhanh chóng đến từng hộ dân

Chiều ngày 7/9, ngay sau khi nhận được các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức về việc triển khai mô hình “Gia đình an toàn phòng, chống dịch Covid-19” các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều triển khai tới từng thôn, khu dân cư một cách nhanh chóng.

Hiệu quả chống dịch từ mô hình
Xã Xuy Xá, huyện Mỹ Đức triển khai mô hình "Gia đình an toàn phòng, chống dịch Covid-19" tới các hộ dân

Ghi nhận tại xã Xuy Xá, 20 giờ ngày 7/9 nhưng ông Nguyễn Văn Hợi (Trưởng thôn Tân Độ) vẫn bận rộn hướng dẫn người dân các thông tin để họ hiểu và tham gia ký bản cam kết gia đình an toàn Covid.

“Xã Xuy Xá là khu vực "vùng xanh", người dân rất phấn khởi khi được trở lại hoạt động lao động sản xuất, do đó họ đều ủng hộ, nhiệt tình ký bản cam kết, cùng thực hiện theo đúng Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ, cùng nhắc nhở nhau thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch. Nhiều hộ dân rất có trách nhiệm, nhiệt tình, họ tự nguyện đến nhà tôi để ký cam kết. Đó là thuận lợi lớn cho chúng tôi trong quá trình triển khai. Còn một số hộ vì lý do chưa sắp xếp được công việc, chưa tham gia ký, chúng tôi sẽ cử người đến từng nhà hộ dân để phát bản cam kết”, ông Hợi chia sẻ.

Ông Đỗ Tiến Phước (Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) xã) cho biết: Xã Xuy Xá có 2.600 hộ dân, xã được huyện đánh giá là nơi có nguy cơ cao có thể lây nhiễm dịch Covid-19 từ bên ngoài vào địa bàn bởi lượng người dân đi làm tại Trung Quốc và các tỉnh phía Nam rất đông. Nắm rõ tình hình, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch xã luôn triển khai nghiêm các văn bản chỉ đạo của Thành phố, của huyện, đến thời điểm hiện nay trên địa bàn chưa xuất hiện ca bệnh nào.

“Chúng tôi xác định “chống dịch như chống giặc” từng công việc đều được triển khai khẩn trương, nhanh chóng, đạt hiệu quả cao. Nhận được thông báo của huyện về việc triển khai mô hình gia đình an toàn Covid-19 đồng thời là giấy thông hành của nhân dân, ngay lập tức chúng tôi ra thông báo rộng rãi tới toàn dân trên đài truyền thanh, in biểu mẫu tờ khai. Các trưởng thôn mời người dân về nhà văn hóa để ký cam kết thực hiện công tác phòng dịch. Chúng tôi chỉ đạo sẽ triển khai hoàn thành nội dung này trong 2 - 3 ngày tạo điều kiện cho nhân dân vừa quay trở lại hoạt động sản xuất vừa đảm bảo phòng dịch ”, ông Phước cho biết.

Còn đối với các khu vực "vùng đỏ", người dân đều đồng lòng ký bản cam kết và tình nguyện đăng ký tham gia trực chốt kiểm soát dịch tại khu dân cư. Bà Nguyễn Thị Tuyết (tổ dân phố số 3, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm) cho hay: “Tôi hoàn toàn nhất trí với các nội dung trong bản cam kết. Đây là một việc làm thiết thực để các gia đình cùng thực hiện nghiêm túc việc giãn cách xã hội. Dịch bệnh vẫn đang căng thẳng, lúc này cần nhất sự đoàn kết, cùng nhau tham gia góp công sức vào mỗi nhiệm vụ, có như vậy vùng đỏ sẽ sớm đẩy lùi được Covid. Các thành viên trong gia đình tôi thường xuyên nhắc nhở nhau chấp hành nghiêm các quy định theo Chỉ thị giãn cách xã hội của Thành phố”.

Đổi mới, sáng tạo trong cách thực hiện

Từ sự đồng thuận của nhân dân cùng với hiệu quả bước đầu đem lại, mô hình này đã và đang được chính quyền các cấp đánh giá cao. Bà Lê Phương Hoàng Yến, Chủ tịch UBND phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm cho biết khi phường triển khai mô hình này nhân dân phối hợp rất tốt. Từ ngày 29/8, đến nay 100% các hộ dân trên địa bàn phường đã ký cam kết.

Hiệu quả chống dịch từ mô hình
Phường Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm) tổ chức xét nghiệm Covid-19 diện rộng trong khu dân cư

“Không phải đến bây giờ người dân mới có tinh thần chung tay cùng chính quyền chống dịch mà ngay từ khi triển khai các chốt vùng xanh người dân đã phối hợp, đồng lòng tham gia trực chốt. Việc ký bản cam kết gia đình an toàn Covid-19 là thêm cách thức tuyên truyền cho người dân, khi ý thức người dân được nâng lên thì họ sẽ hiểu, sẽ chung tay cùng địa phương. Trong bản cam kết chúng tôi đưa thêm số điện thoại của từng tổ dân phố, từng cán bộ quản lý địa bàn để người dân liên hệ khi cần, đó là điểm mới được bổ sung kịp thời trong thời điểm dịch bệnh đang diễn biến phức tạp”, bà Yến cho hay.

Tương tự tại phường Hàng Bồ, ông Lê Minh Đức, Chủ tịch UBND phường cho biết: Bắt đầu từ ngày 30/8 UBND phường đã chỉ đạo bộ phận văn hóa thông tin đẩy mạnh tuyên truyền trên Cổng thông tin điện tử, loa truyền thanh phường, chỉ đạo Cảnh sát khu vực phối hợp với cán bộ y tế, Tổ Covid cộng đồng tuyên truyền đến nhân dân thực hiện ký cam kết gia đình an toàn Covid-19. Đến ngày 4/9 UBND phường đã ký cam kết đến 1296/1310 hộ gia đình trên địa bàn phường (bằng 98%).

“Nhân dân rất hưởng ứng việc ký cam kết, qua đó giúp nâng cao ý thức, gắn trách nhiệm của người dân trong cuộc chiến phòng chống Covid. Trong bản cam kết chúng tôi cung cấp các số điện thoại giúp người dân kết nối thông tin với chính quyền phường khi cần”, ông Đức chia sẻ.

Còn tại phường Trần Hưng Đạo, để tạo sự thiết thực trong việc thực hiện mô hình, chính quyền phường triển khai đồng bộ các giải pháp để giúp người dân dễ dàng thực hiện đúng các cam kết mà họ đã ký. Bà Phùng Phương Thảo, Chủ tịch UBND phường cho hay: “Tất cả các gia đình đều được phát giấy ký cam kết với phường. Trọng tâm của công tác phòng dịch mà phường hướng tới là từng gia đình an toàn. Chúng tôi mong muốn mỗi gia đình an toàn mới tạo nên các phường, xã, khu tổ dân phố an toàn.

Khi người dân ký cam kết phường cũng tạo điều kiện để người dân thực hiện được cam kết đó. Cụ thể phường tổ chức xét nghiệm Covid trong cộng đồng dân cư liên tục, đưa lực lượng lấy xét nghiệm xuống tận khu dân cư, trong quá trình thực hiện chúng tôi giải thích cho nhân dân hiểu cách làm này là để bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng để họ chấp nhận, phối hợp cùng phường. Song song với đó phường tổ chức tiêm diện rộng, xây dựng các vùng xanh, thực hiện nghiêm các quy định trực, chốt”.

Mục đích của mô hình “Gia đình an toàn phòng, chống dịch Covid-19” là nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong công tác phòng, chống dịch. Các gia đình cam kết thực hiện đầy đủ biện pháp phòng, chống dịch theo quy định, đặc biệt, thực hiện triệt để thông điệp 5K ở mọi lúc, mọi nơi; tự theo dõi sức khỏe hàng ngày các thành viên trong gia đình, thông báo ngay cho Tổ covid cộng đồng, trạm y tế phường, xã khi trong gia đình có người xuất hiện triệu chứng nghi mắc bệnh. Người dân cam kết tự giác ở nhà sau giờ làm việc, học tập, hạn chế tối đa tiếp xúc với bên ngoài; không đến nhà người khác và không cho người khác vào nhà nếu không có việc thật sự cần thiết; tuyệt đối không tụ tập đông người tại gia đình, bên ngoài cộng đồng, không đi đến vùng có dịch; không chứa chấp, bao che người nhập cảnh trái phép, người trốn cách ly y tế, người nghi ngờ mắc bệnh…
Hoa Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Trận đấu giữa Leicester vs Liverpool diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 33 giải Premier League 2024/25. Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng tại vòng 33 Premier League 2024/25 mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một chiến thắng thuyết phục cho Liverpool không chỉ giúp họ tiến gần hơn đến chức vô địch, mà còn có thể là “bản án tử” cho số phận của Leicester tại Premier League.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được các cấp Công đoàn huyện Thường Tín phát động mang lại nhiều kết quả thiết thực. Từ các phong trào thi đua yêu nước xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Từ nhiều năm nay, Công đoàn Trường Mầm non Bình Yên A (huyện Thạch Thất) đã chú trọng xây dựng trường học “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”, góp phần tạo dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Xem thêm
Phiên bản di động