Hiệu quả trong công tác đào tạo nghề nông thôn ở huyện Thanh Trì
Hiệu quả từ công tác đào tạo nghề nông thôn Làm tốt khâu dự báo để đi tắt đón đầu Thanh Trì: Nhiều người qua tuổi lao động vẫn có nhu cầu học nghề |
Cả hệ thống tích cực vào cuộc
Ông Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Thanh Trì cho biết, nhận thức tầm quan trọng và giá trị nhân văn của chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ, huyện Thanh Trì đã đặc biệt coi trọng, đề ra nhiều giải pháp quyết liệt, chỉ đạo và huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc thực hiện.
Để thực hiện hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2019, từ tháng 7/2018, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì đã chỉ đạo các phòng chuyên môn của huyện chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn khảo sát nhu cầu học nghề, đăng ký chỉ tiêu đào tạo nghề năm 2019 cho lao động nông thôn.
Một lao động nông thôn huyện Thanh Trì có việc làm ổn định sau khi được đào tạo nghề pha chế đồ uống |
Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành Kế hoạch về đào tạo nghề và giải quyết việc làm năm 2019 trên địa bàn huyện Thanh Trì, giao nhiệm vụ, chỉ tiêu thực hiện cụ thể cho từng phòng, ban, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, đặc biệt chú trọng các chỉ tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ để có điều kiện hỗ trợ, giải quyết việc làm cho nhân dân. Cùng đó, Huyện đã kiện toàn Ban chỉ đạo đào tạo nghề và giải quyết việc làm huyện Thanh Trì, chỉ đạo Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, Phòng Kinh tế phối hợp với các đơn vị dạy nghề trên địa bàn thành phố tổ chức các lớp dạy nghề ngắn hạn và dài hạn cho người lao động có nhu cầu học nghề.
Huyện cũng chỉ đạo Trung tâm Văn hóa- Thông tin và Thể thao Thanh Trì, Đài truyền thanh các xã, thị trấn tuyên truyền Kế hoạch đào tạo nghề và giải quyết việc làm năm 2019; Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tới đông đảo các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện.
Các ban, ngành, đoàn thể của huyện như Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh huyện đã chủ động xây dựng Kế hoạch, ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, giao chỉ tiêu thi đua cho các tổ chức, hội đoàn thể ở các xã; phân công cán bộ hội trực tiếp phụ trách, kiểm tra, đôn đốc các cơ sở hội triển khai tổ chức các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn là hội viên hội Nông dân, hội Phụ nữ và đoàn viên thanh niên tạo điều kiện cho lao động nông thôn sau đào tạo nghề có việc làm thêm, việc làm mới, tăng thu nhập phát triển kinh tế gia đình.
Với sự vào cuộc tích cực, đồng bộ của cả hệ thống chính trị như trên, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Trì đã đạt được những hiệu quả thiết thực. Năm 2019, huyện Thanh Trì đã tổ chức 7 lớp đào tạo nghề cho 245 lao động nông thôn. Trong đó, nghề phi nông nghiệp có 5 lớp với 175 học viên gồm các nghề: May công nghiệp và pha chế đồ uống; nghề nông nghiệp có 02 lớp với 70 học viên học các nghề: Trồng cây ăn quả và chăn nuôi thú y.
Đáng nói, số người lao động có việc làm sau đào tạo nghề của huyện Thanh Trì chiếm tỉ lệ cao. Cụ thể, nghề phi nông nghiệp có 147/175 người có việc làm chiếm 84%; nghề nông nghiệp có 70/70 người có việc làm chiếm tỷ lệ 100%. Nhìn chung, các học viên đều ổn định việc làm sau khi học nghề với mức thu nhập bình quân đạt từ 4-5 triệu đồng/người/tháng.
Năm 2020, huyện Thanh Trì cũng đã xây dựng Kế hoạch và giao Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Kinh tế phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn khảo sát và lập danh sách người lao động có nhu cầu học nghề với 70 người có nhu cầu học nghề nông nghiệp; 105 người có nhu cầu học nghề phi nông nghiệp.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid- 19, thực hiện giãn cách xã hội và một số lý do khác nên việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện năm 2020 chưa đạt được như tiến độ, kế hoạch.
Gắn dạy nghề với tạo việc làm
Cùng với quan tâm tổ chức các lớp đào tạo nghề, thời gian qua, huyện Thanh Trì cũng chú trọng việc xây dựng và thực hiện các mô hình điểm đào tạo nghề cho lao động nông thôn, từ đó gắn kiến thức đào tạo với thực tiễn công việc và gắn dạy nghề với tạo việc làm cho lao người lao động.
Cụ thể, trong những năm qua, trên địa bàn huyện Thanh Trì đã xây dựng và phát triển một số mô hình điểm đào tạo nghề cho lao động nông thôn như: Mô hình trông cây ăn quả tập trung xã Vạn Phúc, huyện đã tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp hình thành vùng trồng cây ăn qua tập trung rộng 140 ha. Mô hình này tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cung cấp cho nhân dân trong Huyện và Thành phố đồng thời góp phần làm tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho trên 4000 lao động nông nghiệp của địa phương.
Cùng đó, mô hình trồng rau thủy canh ứng dụng công nghệ cao với diện tích 2600m2 tại xã Yên Mỹ, bình quân mỗi năm sản xuất được 10-11 lứa rau, cho thu nhập đạt khoảng 800 triệu đồng/năm cao hơn trồng rau tại địa phương khoảng 20 lần, tạo việc làm, tăng thu nhập cho đông đảo bà con nông dân.
Tuy nhiên, lãnh đạo huyện Thanh Trì cho biết, bên cạnh kết quả đạt được, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Trì vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc. Trong đó, do huyện Thanh Trì hiện đang trong quá trình đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, nhu cầu học nghề, giải quyết việc làm của người dân tăng nhưng chương trình đào tạo nghề chủ yếu là ngắn hạn nên chưa đáp ứng được yêu cầu cao của thị trường lao động.
Ngoài ra, hiện nay tình hình sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, do vấn nạn thực phẩm bẩn, việc lựa chọn nghề để triển khai dạy nghề cho bà con nông dân phù hợp với nhu cầu thị trường và có hiệu quả đang là vấn đề khó khăn trong tổ chức thực hiện của Huyện và cơ sở.
Dù vậy, đại diện huyện Thanh Trì khẳng định, thời gian tới, Huyện sẽ khắc phục khó khăn, tiếp tục quan tâm,chú trọng, chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, phấn đấu đạt mục tiêu tổ chức đào tạo nghề cho 175 lao động trong năm 2020 và sau khi học nghề, ít nhất 80% số người học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tin khác
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Việc làm 22/11/2024 21:29
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Việc làm 20/11/2024 22:37
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm
Việc làm 17/11/2024 06:12
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!
Việc làm 14/11/2024 14:37
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai
Infographic 12/11/2024 13:44
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024
Việc làm 12/11/2024 11:53
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến
Việc làm 12/11/2024 06:12
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Việc làm 09/11/2024 06:56
Cơ hội tiếp cận việc làm tốt, thu nhập hấp dẫn
Việc làm 08/11/2024 22:43