Hiệu quả từ các mô hình đảm bảo an toàn thực phẩm

(LĐTĐ) Để triển khai hiệu quả việc đảm bảo an toàn thực phẩm, thời quan qua, thành phố Hà Nội đã xây dựng và tổ chức nhiều mô hình hay, tạo hiệu ứng tốt. Các mô hình này đã góp phần nâng cao hơn nữa trách nhiệm và nhận thức của người dân về việc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm ở cơ sở.
Đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới Quận Tây Hồ: Nâng cao nhận thức an toàn thực phẩm cho phụ nữ Hà Nội: Chủ động trong quản lý, thanh kiểm tra công tác an toàn thực phẩm

Từ mô hình tự quản lý bếp ăn tập thể trường học

An toàn thực phẩm trong trường học luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Qua thực tế kiểm tra tại các bếp ăn tập thể trên địa bàn thành phố thời gian qua cho thấy, công tác quản lý an toàn thực phẩm bếp ăn được các đơn vị thực thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Đơn cử như Trường Tiểu học Nguyễn Tuân (quận Thanh Xuân).

Theo đó khi tham gia mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm, Trường Tiểu học Nguyễn Tuân đã được đầu tư bếp ăn khang trang, bổ sung trang thiết bị phục vụ công tác bán trú... bảo đảm công tác vệ sinh tại bếp ăn của nhà trường.

Trường lựa chọn ký hợp đồng với Công ty Hương Việt Sinh, để cung cấp suất ăn cho học sinh và nấu tại bếp của trường. Việc bảo đảm công tác vệ sinh là điều kiện tiên quyết mà nhà trường yêu cầu công ty thực hiện nghiêm túc, trong đó yêu cầu: Chế biến đúng quy trình, có thùng đựng rác với nắp đậy kín và túi nilon lót, nhân viên bếp thu dọn chất thải, rác thải để đúng nơi quy định...

Nhà trường cũng ký hợp đồng với một đơn vị để bảo đảm việc vận chuyển, thu gom và xử lý rác ngay trong ngày; thành lập tổ tự giám sát... Nhờ sự kiểm soát chặt chẽ, công khai công tác vệ sinh và các điều kiện về an toàn thực phẩm nên các bữa ăn tại nhà trường luôn bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng, góp phần nâng cao sức khỏe cho học sinh.

Hiệu quả từ các mô hình đảm bảo an toàn thực phẩm
Kiểm tra việc lưu mẫu thức ăn tại một đơn vị thuộc quận Thanh Xuân.

Theo Trưởng phòng Y tế quận Thanh Xuân Phạm Hồng Diệp, quận đã duy trì mô hình nâng cao năng lực tự quản lý bếp ăn tập thể trường học trên địa bàn từ năm 2019. Trong năm học 2022-2023, 100% ( 211/211) bếp ăn tập thể cơ sở giáo dục trên địa bàn quận đã được kiểm tra. Nhờ sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, từ đầu năm 2023 đến nay, quận Thanh Xuân đã kiểm tra, giám sát 865 lượt cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố. Trong 4 tháng đầu năm, toàn quận đã xử phạt 56 trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm với tổng số tiền phạt là hơn 288 triệu đồng.

Tương tự, là địa phương triển khai hiệu quả phong trào thi đua an toàn thực phẩm giai đoạn 2021-2025, quận Bắc Từ Liêm đã thực hiện nhiều mô hình điểm, tạo hiệu ứng tốt trong cộng đồng, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong tuyên truyền, áp dụng các kiến thức và pháp luật của Nhà nước về an toàn thực phẩm.

Đơn cử như mô hình “Cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm”; “Mô hình nâng cao năng lực tự quản lý bếp ăn tập thể trường học”; “Mô hình cải thiện an toàn thưc phẩm dịch vụ ăn uống” tại 13 phường quận Bắc Từ Liêm; “Mô hình đảm bảo an toàn thực phẩm đối với kinh doanh dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố tại tuyến phố văn minh đường Cầu Diễn, phường Phúc Diễn….

Hiệu quả từ các mô hình đảm bảo an toàn thực phẩm
Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong các trường học rất được chú trọng.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm Lê Thị Thu Hương cho biết, hiện quận có 4.317 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, 1 trung tâm thương mại, 3 siêu thị 12 chợ có ban quản lý, có chợ đầu mối phân phối thực phẩm. Để thực hiện tốt phong trào thi đua an toàn thực phẩm do thành phố phát động, quận đã duy trì, thực hiện các mô hình thi đua, tổ chức Đoàn kiểm tra liên ngành…

Năm 2022, quận đã kiểm tra 2.991 cơ sở. Trong đó, tập trung kiểm tra an toàn thực phẩm trong các trường học, bếp ăn tập thể tại cụm công nghiệp, các cơ sở dịch vụ ăn uống, các hộ sản xuất, kinh doanh bánh mứt kẹo, các cơ sở sơ chế, chế biến nông lâm thủy sản cũng như các hộ chăn nuôi.Qua đó, quận đã xử phạt 153 cơ sở vi phạm với tổng số tiền phạt trên 678,8 triệu đồng.

Đến các tuyến phố an toàn thực phẩm

Cùng với mô hình tự quản lý bếp ăn tập thể, mô hình Tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát cũng đang phát huy hiệu quả tích cực. Theo tìm hiểu, từ năm 2018, mô hình “Tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát” được triển khai thí điểm tại 8 quận, huyện, gồm: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Hà Đông, Long Biên, Thanh Xuân, Tây Hồ và Đan Phượng với sự tham gia của gần 400 cơ sở dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố. Đến nay, sau gần 6 năm triển khai, Hà Nội đã xây dựng và duy trì được 20 tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát tại 16 quận, huyện và có tới 873 cơ sở kinh doanh tham gia.

Hiệu quả từ các mô hình đảm bảo an toàn thực phẩm
Các quận, huyện thường xuyên lập đoàn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn.

Tại quận Cầu Giấy, trên địa bàn quận có 11 tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát với 247 cơ sở dịch vụ ăn uống và 10 cơ sở thức ăn đường phố. Gần 6 năm qua, quận đã thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại các tuyến phố này. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng của quận đã xử phạt vi phạm hành chính 44 cơ sở với số tiền gần 180 triệu đồng.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy) cho biết: “Qua kiểm tra, cơ quan chức năng của phường đã yêu cầu các hộ kinh doanh thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm. Thông qua mô hình tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát, kiến thức thực hành của người quản lý, người kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng tăng lên; điều kiện cơ sở vật chất, việc chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở được cải thiện”.

Còn tại quận Hoàn Kiếm, được biết, hiện quận có 2.702 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Thời gian qua, quận đã triển khai hiệu quả các mô hình đảm bảo a toàn thực phẩm để phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

Mặt khác, theo lãnh đạo quận Hoàn Kiếm, quận cũng duy trì và mở rộng tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát, văn minh thương mại tại 3 tuyến phố: Tống Duy Tân - ngõ Hàng Bông, Âu Triệu - Lý Quốc Sư, ngõ chợ Đồng Xuân. Đến nay, quận đã tổ chức điều tra, thống kê 77 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 42 cơ sở thức ăn đường phố; đã cấp biến nhận diện cơ sở an toàn thực phẩm có kiểm soát cho 69 cơ sở.

Đầu năm 2023, quận đã xây dựng mô hình triển khai nhận diện cơ sở thức ăn đường phố đảm bảo an toàn thực phẩm tại phường Trần Hưng Đạo. Trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2023, quận đã chỉ đạo các phường rà soát được 18 cơ sở thức ăn đường phố đăng ký tham gia mô hình và đạt kết quả tích cực.

Có thể thấy, thời gian qua Hà Nội đã triển khai quyết liệt, đồng bộ nội dung hoạt động về an toàn thực phẩm và hoàn thành tốt các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra. Nhìn chung, các mô hình, phong trào thi đua an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố đều có sự thay đổi rõ rệt, tạo chuyển biến tích cực. Thông qua các mô hình, kiến thức thực hành của người quản lý, người kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng tăng lên; điều kiện cơ sở vật chất, việc chấp hành các quy định an toàn thực phẩm của chủ cơ sở được cải thiện, nâng cao nhận thức vai trò quản lý của các cấp chính quyền.

L.T

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.

Tin khác

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Xem thêm
Phiên bản di động