Hiệu quả từ chương trình “mỗi xã một sản phẩm”

(LĐTĐ) Số lượng làng nghề của Hà Nội hiện chiếm gần 1/3 làng nghề của cả nước, nhưng với xuất phát điểm thấp, sản xuất manh mún, công nghệ lạc hậu… các làng nghề đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, từ khi Hà Nội triển khai chương trình “mỗi xã một sản phẩm” không chỉ giúp tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn, mà còn góp phần lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống, qua đó nâng cao giá trị thương hiệu cho làng nghề.
hieu qua tu chuong trinh moi xa mot san pham Đẩy mạnh kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
hieu qua tu chuong trinh moi xa mot san pham Gắn kết cung - cầu các sản phẩm chất lượng

Vượt qua thách thức…

Số liệu từ Sở Công Thương Hà Nội cho thấy, hiện cả nước có trên 5.400 làng nghề với khoảng 1.864 làng nghề truyền thống, 115 nghề truyền thống đã được công nhận. Trong đó, Hà Nội là địa phương có nhiều làng nghề nhất cả nước khi có đến 1.350 làng nghề và làng có nghề, 305 làng nghề đã được công nhận là làng nghề truyền thống, thuộc 23 quận, huyện và thị xã (chiếm 60% tổng số làng nghề của cả nước).

Các sản phẩm của làng nghề rất đa dạng, một số có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước như: Sản phẩm may mặc, gốm sứ, dệt, đồ gỗ, cơ khí và chế biến nông sản thực phẩm...

Theo tính toán, tổng doanh thu trung bình một năm của 305 làng nghề truyền thống và các làng có nghề ở Hà Nội năm 2018 đạt trên 20.000 tỷ đồng. Trong đó, một số làng nghề thủ công mỹ nghệ đã tạo việc làm thường xuyên cho hàng nghìn lao động, đồng thời đạt doanh thu cao như: Làng nghề sơn son thếp vàng, tạc tượng Sơn Đồng (huyện Hoài Đức) đạt 2.850 tỷ đồng; làng nghề mộc Hữu Bằng (huyện Thạch Thất) đạt gần 1.000 tỷ đồng; làng nghề gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm) đạt gần 2.000 tỷ đồng…

hieu qua tu chuong trinh moi xa mot san pham
Nâng cao giá trị thương hiệu làng nghề từ chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”. (Ảnh Đ.Đ)

Từ số liệu trên cho thấy, giá trị thực tế mà các làng nghề truyền thống đã và đang mang lại cho người dân Thủ đô là không nhỏ. Tuy nhiên, theo ông Lê Hồng Thăng, Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, thì công tác phát triển nghề và làng nghề của Hà Nội hiện vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có. Thực tế cho thấy, hiện hầu hết doanh nghiệp làng nghề trên địa bàn Hà Nội đều có hoạt động ở quy mô nhỏ, tự phát và gặp phải không ít những khó khăn, như: Thiếu mặt bằng sản xuất, thiếu đội ngũ lao động có tay nghề cao, thiếu vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc...

Bên cạnh đó, khả năng cạnh tranh của các làng nghề truyền thống vẫn còn thấp, nguồn nguyên liệu không ổn định, chưa tạo nhiều thương hiệu hàng hoá, sức tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế. Trong khi đó, một số sản phẩm truyền thống đang có dấu hiệu bị mai một, suy giảm. Hệ thống giao thông, kết cấu hạ tầng ở các làng nghề đang xuống cấp, hoặc chưa đồng bộ, môi trường làng nghề bị ô nhiễm, chưa có biện pháp khắc phục...

Các cơ sở sản xuất chủ yếu là hộ kinh doanh gia đình, vì vậy ít quan tâm tới việc tổ chức kinh doanh, xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh của nghề và làng nghề dẫn tới khả năng cạnh tranh không cao. Đặc biệt là chưa gây được ấn tượng sâu sắc và thu hút khách trở lại tham quan du lịch.

Mặc dù, sau gần 7 năm, Uỷ ban Nhân dân Thành phố phê duyệt Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã chỉ ra danh mục các dự án ưu tiên đầu tư, trong đó có 17 dự án phát triển làng nghề gắn với du lịch. Thế nhưng đến nay, mới chỉ có 2/17 làng nghề truyền thống áp dụng được mô hình phát triển làng nghề truyền thống, di tích văn hóa gắn với du lịch nổi tiếng và thành công, nổi bật là làng nghề gốm Bát Tràng và lụa Vạn Phúc. Trong khi đó, 15 làng nghề truyền thống còn lại hiện vẫn chưa thực hiện, hoặc vẫn còn loay hoay tìm hướng đi riêng...

Nâng cao giá trị thương hiệu

Xác định được những khó khăn, thách thức cũng như lợi thế từ các làng nghề, sản phẩm làng nghề mang lại. Nhiều năm qua, cùng với việc đẩy mạnh chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, thành phố Hà Nội đã có những hỗ trợ nhằm gìn giữ và phát triển các làng nghề truyền thống. Trong đó, để phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát huy nội lực, gia tăng giá trị bền vững, thì trọng tâm là việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ có lợi thế của từng địa phương.

Cụ thể, thành phố Hà Nội đã triển khai thực hiện đề án Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” với mục tiêu: Chuẩn hóa ít nhất 50% sản phẩm làng nghề, nông nghiệp hiện có; xây dựng trung tâm thiết kế sáng tạo sản phẩm của thành phố gắn với quảng bá, giới thiệu sản phẩm; triển khai thực hiện từ 10 đến 20 làng văn hóa, làng nghề du lịch…

Để hiện thực hóa mục tiêu này, từ năm 2017, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và cụ thể hóa chủ trương của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT), Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới thành phố và đơn vị liên quan rà soát, tổng hợp thông tin, số liệu về làng nghề, sản phẩm địa phương, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, định hướng phát triển sản phẩm để phục vụ cho việc xây dựng đề án “Mỗi xã một sản phẩm” thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 - 2020 và định hướng đến năm 2030.

Đề án ngay lập tức được các cấp, các ngành triển khai mạnh mẽ. Trong đó, nhiều hộ sản xuất, doanh nghiệp làng nghề đã và đang được tiếp cận với những cơ chế hỗ trợ của thành phố từ đề án “Mỗi xã một sản phẩm”. Chỉ trong một thời gian ngắn triển khai, đề án đã tạo ra hàng nghìn sản phẩm hàng hóa đa dạng, chất lượng, nhiều làng nghề như lụa Vạn Phúc, mây tre đan Phú Vinh, gốm sứ Bát Tràng…đã khẳng định thương hiệu và xuất hiện rộng rãi trên thị trường.

Hiệu quả là vậy, tuy nhiên trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đặc biệt là sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, bên cạnh những cơ hội thì việc phát triển các làng nghề ở Hà Nội cũng gặp không ít thách thức. Để làng nghề có thể phát triển, đem lại đời sống kinh tế ổn định cho người dân, cũng như để chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” đạt hiệu quả tốt hơn, theo Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam Lưu Duy Dần, trong thời kỳ hội nhập bên cạnh việc thành phố Hà Nội có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ làng nghề được công nhận theo tiêu chuẩn về đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề, thì cần chú trọng đầu tư có trọng điểm, tránh giàn trải.

Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” mà thành phố Hà Nội đang triển khai đã và đang cho thấy những tín hiệu tích cực, đặc biệt, chương trình đã hỗ trợ bổ khuyết vào những khâu mà nghệ nhân làng nghề còn yếu, để vực dậy số làng nghề gặp khó khăn, gồm cả làng nghề nói chung, làng nghề truyền thống nói riêng…Đặc biệt, việc liên kết sản xuất - thiết kế - tiêu thụ sẽ giúp khắc phục các nhược điểm của làng nghề, qua đó, không chỉ bảo tồn được các giá trị văn hóa đặc sắc tại các làng nghề, mà giá trị thương hiệu của các sản phẩm làng nghề cũng được nâng lên và phát triển một cách bền vững.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.

Tin khác

Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay 24/11, giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn, giao dịch chủ yếu ở mức 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%

Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%

(LĐTĐ) Hôm nay 24/11, giá dầu thế giới tuần này bật tăng xấp xỉ 6% cả hai giá dầu WTI và Brent, mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ ngày 7/11. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,18 USD/thùng, tăng 1,63%, giá dầu Brent ở mốc 75,28 USD/thùng, tăng 1,27%.
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 24/11 trên thị trường thế giới chốt tuần tăng giá mạnh. Giá vàng trong nước tăng vọt, vàng nhẫn tại một số thương hiệu gần cán mốc 87 triệu đồng/lượng.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Sáng nay (22/11), đã diễn ra lễ khai mạc chương trình Truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP của phụ nữ và đặc sản các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh. Chương trình diễn ra trong 3 ngày (từ 22 - 24/11) tại sân bóng phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động