Hiệu quả từ nguồn vốn vay giải quyết việc làm

Từ nguồn vốn vay giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) nhiều việc làm ổn định đã “rộng mở” với người lao động trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế gia đình và an sinh xã hội địa phương.
Cháy kho xưởng sản xuất mây tre đan rộng hàng trăm mét vuông tại huyện Hoài Đức Huyện Hoài Đức chủ động các giải pháp phòng ngừa hỏa hoạn từ cơ sở Sớm đưa Nghị quyết Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội vào cuộc sống

Nhiều chương trình hiệu quả

Trong các chương trình vay vốn từ NHCSXH huyện Hoài Đức thì vốn vay giải quyết việc làm chiếm tỉ lệ cao nhất, trên 60%. Thống kê sơ bộ, từ đầu năm 2023 đến nay, huyện Hoài Đức cho vay giải quyết việc làm 128 tỷ đồng với 2.600 người lao động. Mức vay vốn mới từ 50 - 80 triệu đồng/người lao động; mức bình quân trên toàn huyện đạt 48 - 49 triệu đồng/người lao động.

Phát huy thế mạnh huyện ven đô, người lao động trên địa bàn huyện Hoài Đức sau khi vay tiền từ chương trình hỗ trợ tạo việc làm đã đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, chế biến, kinh doanh dịch vụ tại địa phương. Cụ thể là các mô hình trồng cây chuyên canh (ổi, phật thủ, bưởi, mít, …) ở các xã Yên Sở, Đắc Sở, Di Trạch, Tiền Yên; làng nghề truyền thống chế biến nông sản ở xã Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế… làm tượng sơn son thếp vàng ở xã Sơn Đồng, làm bánh đa ở xã An Thượng, trồng rau sạch, chăn nuôi ở TiềnYên, Cát Quế, Đức Thượng…

Hiệu quả từ nguồn vốn vay giải quyết việc làm

Bưởi đường Quế Dương, một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện Hoài Đức.

Tính đến ngày 30/9/2023, dư nợ vốn vay giải quyết việc làm của huyện Hoài Đức là 372,4 tỷ đồng với 7.951 người lao động vay vốn, đạt 100% kế hoạch được giao. Người lao động sử dụng đồng vốn vay hiệu quả cho nên định kỳ trả lãi đúng hạn, trả nợ gốc đúng theo thời hạn được duyệt. Chương trình cho vay giải quyết việc làm tại NHCSXH huyện Hoài Đức thì hiện nay không có nợ xấu, nợ quá hạn.

Năm 2023, cùng với việc cho vay, NHCSXH huyện Hoài Đức còn triển khai Chương trình Giáo dục tài chính số cho khách hàng để hỗ trợ khách hàng trong quá tiếp cận với công nghệ thông tin, phương thức tiêu thụ sản phẩm qua thương mại điện tử, kỹ năng sử dụng internet… Với chương trình này, người lao động tham gia thấy thích thú và thiết thực.

Việc làm ổn định, kinh tế phát triển

Khảo sát tại cánh đồng thôn Yên Vĩnh, xã Kim Chung, cho thấy, những hộ được vay vốn từ chương trình giải quyết việc làm rất phấn khởi, chịu khó học hỏi kiến thức, kinh nghiệm để trồng các loại cây ăn quả và nuôi thả cá. Nhờ sử dụng đồng vốn vay hiệu quả, sau khi vay 30 triệu đồng và hàng tháng trả lãi; đến hạn trả vốn gốc đầy đủ, năm 2022, chị Nguyễn Thị Nguyệt (xã Di Trạch) được Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét vay lần 2 với số tiền 50 triệu đồng. Đến nay, bước sang năm thứ 9 phát triển mô hình trồng cây ăn quả và nuôi thả cá, vợ chồng chị Nguyễn Thị Nguyệt và anh Vương Văn Minh có gần 5 mẫu vườn trồng 400 cây ổi, 200 cây táo và nhiều cây chanh, đu đủ, khế và hơn 1 mẫu ao nuôi các loại cá cũng là để trữ nước tưới cây.

Những ngày này, 200 cây ổi của anh chị cũng đang đến ngày thu hoạch. Vừa chăm sóc cây, chị Nguyệt cho hay: Với 50 triệu đồng được vay vốn từ Ngân hàng CSXH huyện Hoài Đức, vợ chồng tôi thuê máy múc đất quây bờ cao 1,2m, dài 400m để ngăn nước mưa tràn vào ao cá, vườn cây.

Hiệu quả từ nguồn vốn vay giải quyết việc làm
Từ nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm của NHCSXH huyện Hoài Đức, nhiều lao động đã có cơ hội việc làm ổn định.

“Trước đây, vợ chồng tôi bán quần áo ở chợ Nhổn, thu nhập không ổn định. Nay nhờ đồng vốn vay từ NHCSXH đã giúp vợ chồng có công việc ổn định, thu nhập đều đặn nên các con được ăn học đầy đủ, gia đình chi tiêu dư giả lại mua thêm cây giống”, chị Nguyệt bộc bạch.

Cũng là đối tượng vay vốn giải quyết việc làm, giờ đây anh Nguyễn Văn Thọ đã có 4,2 mẫu vườn ở gần đó với các loại cây ổi, đu đủ, táo, hồng xiêm. Chỉ tay về phía vườn ổi, anh Thọ chia sẻ, trong số 300 gốc ổi này thì 200 cây đang cho thu hoạch mỗi ngày gần 1 tạ.

“Giờ đây, mỗi năm công việc làm ăn thuận buồm xuôi gió thì trừ chi phí chăm sóc, thuê nhân công, doanh thu cũng được 100 - 200 triệu đồng. Chúng tôi cảm ơn Thành phố và huyện Hoài Đức đã cho bà con vay vốn để có công ăn việc làm ổn định, phát triển kinh tế gia đình, an sinh xã hội”, anh Thọ cho biết.

Theo bà Vương Thị Thảo, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Di Trạch, hiện nay, nguồn vốn vay NHCSXH ủy thác qua Hội Nông dân xã là khoảng 4 tỷ đồng cho hơn 100 người lao động vay và Hội Phụ nữ 12 -13 tỷ đồng cho khoảng 200 - 300 người vay. Từ nguồn vốn vay cùng với số tiền các gia đình tích cóp để phát triển trồng cây, chăn nuôi bền vững hơn. Đến nay, các sản phẩm táo, ổi, đu đủ, dưa lê, hồng xiêm xã Di Trạch đã được chứng nhận VietGAP; xã cũng đã xây dựng sản phẩm OCOP cho ổi. Nhờ sản phẩm có chất lượng đảm bảo nên giá thành ổn định và thị trường tiêu thụ rộng mở...

Có thể nói, từ nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm của NHCSXH huyện Hoài Đức, nhiều lao động đã có cơ hội việc làm ổn định, đảm bảo khả năng trả lãi, trả nợ và phát triển kinh tế gia đình. Điều này không những góp phần tạo việc làm ổn định cho bản thân mà còn đóng óp vào quá trình an sinh xã hội của địa phương, khu vực và huyện Hoài Đức.

Anh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động