Hiệu quả từ việc chuyển đổi số trong quản lý, phát triển chuỗi cung ứng nông sản an toàn

(LĐTĐ) Trước xu hướng ngày càng nhiều người tiêu dùng ứng dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, các hợp tác xã, các cơ sở sản xuất, chế biến nông sản đã chủ động, tích cực chuyển đổi số trong quản lý, phát triển chuỗi cung ứng nông sản an toàn. Từ đó, tạo niềm tin đối với người tiêu dùng và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Nông sản Việt rộng cửa xuất khẩu vào các thị trường lớn Hà Nội: 100 đơn vị tham gia Hội chợ nông sản, thực phẩm an toàn năm 2024 Nỗ lực bảo tồn và phát triển các giống mít đặc sản

Là một trong những đơn vị sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP có diện tích lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hợp tác xã sản xuất và dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà đã chú trọng áp dụng công nghệ 4.0 để quảng bá sản phẩm đến với đông đảo người tiêu dùng.

Bà Bùi Thị Thanh Hà - Giám đốc Hợp tác xã sản xuất và dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà cho biết, hợp tác xã có diện tích khoảng 10.000m2 để trồng rau mầm, toàn bộ sản phẩm tại hợp tác xã được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ từ việc chọn giống, vệ sinh giá thể cho đến hệ thống nước tưới và chăm sóc rau. Để sản phẩm của hợp tác xã được quảng bá và nhiều người biết đến, thuận tiện trong truy xuất của người tiêu dùng, hợp tác xã đã ứng dụng công nghệ thông tin đăng ký QRcode tích hợp với thông tin truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, như quy trình sản xuất, thu hoạch, đóng gói...

Hiệu quả từ việc chuyển đổi số trong quản lý, phát triển chuỗi cung ứng nông sản an toàn
Ngày càng có nhiều hợp tác xã đăng ký QRcode tích hợp với thông tin truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, nhờ đó, người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn sản phẩm.

Người tiêu dùng chỉ với thao tác quét mã QRcode gắn trên sản phẩm bằng điện thoại thông minh là đã có thể nắm được đầy đủ thông tin nguồn gốc của sản phẩm và không bị lẫn với bất kỳ sản phẩm, nhãn hiệu nào khác cùng loại bán trên thị trường. Từ đó, tạo được niềm tin cho người tiêu dùng, mỗi năm hợp tác xã cung ứng cho thị trường hơn 200 tấn rau mầm các loại.

Không chỉ có Hợp tác xã sản xuất và dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà, nhiều đơn vị sản xuất nông nghiệp khác trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng đã tạo được niềm tin với người tiêu dùng khi ứng dụng công nghệ trong đăng ký QRcode tích hợp với thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Ông Nguyễn Văn Hanh - Giám đốc Hợp tác xã rau an toàn Hải Anh cho biết, hợp tác xã có hơn 20ha sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Hợp tác xã đã ứng dụng công nghệ trong đăng ký QRcode tích hợp với thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm như quy trình sản xuất, thu hoạch, đóng gói... Qua đó, tạo được niềm tin với người tiêu dùng.

Số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho thấy, hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xây dựng được 285 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số. Giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số hiện nay chiếm khoảng 40% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của Hà Nội. Các mô hình ứng dụng hiệu quả tập trung nhiều tại các huyện như Mê Linh, Gia Lâm, Thường Tín, Đông Anh, Thanh Oai, Đan Phượng…

Theo bà Nguyễn Thị Thu Hằng - Chi cục trưởng Chi cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường Hà Nội, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã và đang tích cực hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp phát triển Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm sản thuỷ sản thực phẩm thành phố Hà Nội (check.hanoi.gov.vn).

Hiện tại, hệ thống đã cấp tài khoản tham gia quản lý cho 3.430 cơ sở là các hợp tác xã, các cơ sở sản xuất, chế biến, sơ chế, đóng gói nông lâm sản và thủy sản với 13.353 bộ mã truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông lâm thủy sản đủ các tiêu chí về an toàn thực phẩm lên hệ thống.

Việc ứng dụng hệ thống thông tin trong quản lý chuỗi nông sản an toàn đã giúp các hợp tác xã, doanh nghiệp chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ 4.0. Đồng thời, các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm đã áp dụng công nghệ thông tin vào chương trình quản lý chất lượng tiên tiến, quản lý logistic kho bãi, bảo quản, xúc tiến liên kết chuỗi sản xuất, tiêu thụ sẽ kiểm soát được nguồn gốc chất lượng nông sản từ nguyên liệu đến sản phẩm ra thị trường.

Ngoài ra, thành phố Hà Nội đang nỗ lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp với mục tiêu hiện đại hóa và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Được biết, Ủy ban nhân dân Thành phố sẽ bố trí hơn 10 tỷ đồng từ ngân sách để hỗ trợ các huyện trong việc mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ chuyển đổi số trong nông nghiệp. Trong năm 2024, chương trình sẽ được triển khai tại 7 địa điểm, hỗ trợ 28 cơ sở với tổng kinh phí 3.657 tỷ đồng. Năm 2025, kế hoạch mở rộng sang 8 huyện khác, với 49 cơ sở được hỗ trợ, với tổng kinh phí 6.551 tỷ đồng.

Với sự đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất và công nghệ, đặc biệt là việc hỗ trợ phần mềm ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp trong tình hình mới, từng bước hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu để quản lý, giám sát và kiểm soát sản phẩm nông, lâm, thủy sản trên thị trường... đã góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động đối với sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn.

Mạnh Quân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tết sớm với đoàn viên, công nhân lao động huyện Hoài Đức

Tết sớm với đoàn viên, công nhân lao động huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Ngày 28/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức Tổng kết hoạt động Công đoàn và phong trào cho công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) năm 2024, phương hướng hoạt động năm 2025 và chương trình “Tết Sum vầy 2025 - Xuân ơn Đảng”, trao quà Tết cho CNVCLĐ.
Hơn 2.500 cơ hội nghề nghiệp, mức lương hấp dẫn dành cho bộ đội xuất ngũ

Hơn 2.500 cơ hội nghề nghiệp, mức lương hấp dẫn dành cho bộ đội xuất ngũ

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm cho bộ đội xuất ngũ đã trở về địa phương và quân nhân sắp hoàn thành nghĩa vụ quân sự tìm kiếm các cơ hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp, học nghề, xuất khẩu lao động…
“Ngày ký ức lịch sử - 1 tháng 1”: Tôn vinh hai thế hệ tướng lĩnh vì sứ mệnh hòa bình dân tộc

“Ngày ký ức lịch sử - 1 tháng 1”: Tôn vinh hai thế hệ tướng lĩnh vì sứ mệnh hòa bình dân tộc

(LĐTĐ) Ngày 1/1/2025, tại Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (81 Tân Nhuệ, Thụy Phương, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) sẽ diễn ra sự kiện thường niên "Ngày ký ức lịch sử - 1 tháng 1" với hai nội dung chính: Trưng bày chuyên đề "Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam" và toạ đàm giới thiệu ấn phẩm "Hành trình vì hòa bình" của cố Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết về thuế bảo vệ môi trường

Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết về thuế bảo vệ môi trường

(LĐTĐ) Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành 3 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn; việc phân bổ dự toán kinh phí hoạt động của các Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2025 và việc bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương năm 2024 cho các địa phương.
Huyện Thường Tín đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm

Huyện Thường Tín đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm

(LĐTĐ) Nhằm phục vụ nhu cầu đi lại, vận tải hành khách, hàng hóa của nhân dân vào dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, huyện Thường Tín đã chỉ đạo các ngành chức năng, chính quyền địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp, đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Sôi nổi giải tennis Hội đồng hương Nghệ An tại TP.HCM

Sôi nổi giải tennis Hội đồng hương Nghệ An tại TP.HCM

(LĐTĐ) Ngày 28/12 tại Khu đô thị Celadon City, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Câu lạc bộ Tennis Hội đồng hương Nghệ An thuộc Hội Đồng hương Nghệ An tại TP.HCM tổ chức giải tennis mở rộng lần thứ 2 năm 2024.
Ký kết chương trình phúc lợi cho đoàn viên, người lao động huyện Thạch Thất năm 2025

Ký kết chương trình phúc lợi cho đoàn viên, người lao động huyện Thạch Thất năm 2025

(LĐTĐ) Tiếp tục triển khai thực hiện “Chương trình phúc lợi cho đoàn viên công đoàn và người lao động” trên địa bàn huyện, mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất tổ chức ký kết thỏa thuận hợp tác với các đối tác: Bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thất; Công ty TNHH Medlatec Việt Nam.

Tin khác

Quận Đống Đa công bố công tác cán bộ sau sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Đống Đa công bố công tác cán bộ sau sắp xếp đơn vị hành chính

(LĐTĐ) Ngày 27/12, quận Đống Đa tổ chức Hội nghị công bố Quyết định thành lập Đảng bộ, chính quyền phường, công tác cán bộ các phường sau sắp xếp đơn vị hành chính.
Hội Nhà báo thành phố Hà Nội: Chú trọng chăm sóc sức khỏe cán bộ, hội viên

Hội Nhà báo thành phố Hà Nội: Chú trọng chăm sóc sức khỏe cán bộ, hội viên

(LĐTĐ) Ngày 27/12, Hội Nhà báo thành phố Hà Nội tổ chức chương trình chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, viên chức, người lao động tại các cơ quan báo chí.
Cải tạo, chỉnh trang đô thị: Khuyến khích chủ sở hữu tự bảo tồn, chỉnh trang

Cải tạo, chỉnh trang đô thị: Khuyến khích chủ sở hữu tự bảo tồn, chỉnh trang

(LĐTĐ) Điều 20 của Luật Thủ đô năm 2024 đã đưa ra nhiều chính sách mới, tháo gỡ các vướng mắc của các bên liên quan trong việc cải tạo, chỉnh trang đô thị.
Rực rỡ sắc hoa tại Festival hoa Mê Linh lần thứ hai

Rực rỡ sắc hoa tại Festival hoa Mê Linh lần thứ hai

(LĐTĐ) Tối 26/12, huyện Mê Linh tổ chức khai mạc Festival hoa Mê Linh lần thứ hai với chủ đề “Mê Linh rực rỡ sắc hoa” và Hội chợ xúc tiến thương mại, gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa địa phương.
Quận Đống Đa: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, triển khai Chi bộ bốn tốt

Quận Đống Đa: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, triển khai Chi bộ bốn tốt

(LĐTĐ) Năm 2024, Đảng bộ quận Đống Đa có 22 đơn vị xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 88 đơn vị xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ; không có tổ chức cơ sở Đảng hoàn thành nhiệm vụ và yếu kém. Đảng bộ quận kết nạp 312/291 đảng viên mới, đạt 107% chỉ tiêu Thành phố giao.
Xây dựng đô thị thông minh xứng tầm khu vực

Xây dựng đô thị thông minh xứng tầm khu vực

(LĐTĐ) Với tầm nhìn đến 2050 Thủ đô Hà Nội trở thành “Nơi đáng đến và lưu lại, nơi đáng sống và cống hiến”, Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch Thủ đô) vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã mang đến những tư duy hành động mới với quan điểm cốt lõi “con người là trung tâm của sự phát triển”. Từ tâm thế này, đô thị Hà Nội với mô hình chùm đô thị trung tâm và các thành phố trong Thủ đô cũng đã được định hình theo các nhiệm vụ, chức năng đặc thù nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế riêng.
Đô thị bừng sáng từ “Tuyến đường hoa nhân dân”

Đô thị bừng sáng từ “Tuyến đường hoa nhân dân”

(LĐTĐ) Mới đây, huyện Thanh Trì đã tổ chức gắn biển công trình “Tuyến đường hoa nhân dân” tại thôn Yên Ngưu, xã Tam Hiệp. “Tuyến đường hoa nhân dân” là một trong những mô hình mới làm đẹp đô thị tại huyện Thanh Trì.
Quận Bắc Từ Liêm tổng kết công tác mặt trận năm 2024

Quận Bắc Từ Liêm tổng kết công tác mặt trận năm 2024

(LĐTĐ) Tại hội nghị, có 4 tập thể, 3 cá nhận được nhận Bằng khen của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội; 17 tập thể, 15 cá nhân được Ủy ban nhân dân quận tặng giấy khen...
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội

Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội

(LĐTĐ) Giáng sinh là ngày lễ lớn được mong chờ. Tại Thủ đô, những ngày này, nhiều tuyến phố được trang trí cờ hoa rực rỡ, nhất là khu vực Nhà thờ Lớn Hà Nội.
Doanh nghiệp cần hỗ trợ trong chuyển đổi “xanh”

Doanh nghiệp cần hỗ trợ trong chuyển đổi “xanh”

(LĐTĐ) Việc chuyển đổi sang phương tiện sử dụng năng lượng sạch không chỉ giúp giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính mà còn thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển vận tải hành khách công cộng. Thông qua đó, sẽ thúc đẩy chuyển đổi xanh trong giao thông đô thị, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, chỉ có định hướng là chưa đủ, doanh nghiệp vẫn cần thêm những chính sách hỗ trợ để hiện thực hóa những mục tiêu đề ra.
Xem thêm
Phiên bản di động