Hỗ trợ người nước ngoài trong đại dịch Covid-19

Việc hỗ trợ, giúp đỡ người nước ngoài đang sinh sống, làm việc và học tập tại Hà Nội đang gặp khó khăn do dịch Covid-19 là minh chứng sống động thể hiện tình đoàn kết, gắn bó của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội trong công tác đối ngoại nhân dân. Nghĩa cử này càng tô thắm hơn truyền thống "thương người như thể thương thân" của dân tộc Việt Nam.
Công tác đối ngoại nhân dân để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn bè quốc tế Tổ chức công tác đối ngoại nhân dân hiệu quả, an toàn, tiết kiệm

Sự hỗ trợ kịp thời cho du học sinh

Là du học sinh người Lào tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Khammany Luangkhampheng cho biết hiện đang gặp khó khăn vì dịch Covid-19. Trước đây, Khammany Luangkhampheng làm thêm tại một quán bia với thu nhập 3 triệu/tháng, đủ để trang trải chi phí sinh hoạt và đóng học tại Việt Nam.

Chàng sinh viên người Lào được học bổng trong 3 năm đầu tiên, đến năm cuối không còn học bổng nên phải tự bươn chải để có tiền đi học. Tuy nhiên, do giãn cách vì dịch Covid-19, Khammany Luangkhampheng mất đi nguồn thu nhập và phải tiết kiệm hết mức có thể. Gia đình khó khăn nên anh không muốn làm gánh nặng thêm của bố mẹ.

"Đã hơn 2 năm nay do dịch Covid-19 nên em chưa thể về thăm gia đình. Em rất nhớ nhà và cũng lo lắng cho sự an toàn của gia đình. Hiện tại, em đang nợ tiền học phí mà không thể đi làm thêm nên em phải tiết kiệm tối đa. Gia đình em hiện cũng khó khăn lắm" - Khammany Luangkhampheng tâm sự.

Cùng cảnh du học sinh sống xa nhà, lại trong bối cảnh thành phố Hà Nội thực hiện nghiêm quy định giãn cách xã hội nên nhiều du học sinh Campuchia cũng gặp không ít khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Du học sinh Sov Sovandeth - hiện đang học tại khoa Điện tử viễn thông (Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho biết từ khi bùng phát dịch Covid-19, em chưa có điều kiện về thăm gia đình.

Hỗ trợ người nước ngoài trong đại dịch Covid-19
Khammany Luangkhampheng, du học sinh người Lào tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam xúc động chia sẻ túi quà được hỗ trợ.

Những sinh viên như Sov Sovandeth sang đây du học nhưng đúng vào đợt dịch bệnh Covid-19 bùng phát nên phần lớn thời gian chỉ đi học và về ký túc xá, không dám đi lại nhiều. Các em đều chung một nỗi sợ nếu không may bị lây nhiễm bệnh sẽ rất vất vả, bởi ở đây các em không có người thân, mọi sự giúp đỡ đều chỉ có thầy cô và bạn bè.

Nắm bắt được những khó khăn của các du học sinh nước ngoài, thời gian qua, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố đã phối hợp với một số trường Đại học trên Thủ đô rà soát các trường hợp khó khăn để hỗ trợ các em.

Những hoạt động này đã góp phần quan trọng nhằm tăng cường tình đoàn kết giữa các nước, khẳng định vai trò và trách nhiệm của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố trong xây đắp mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa các nước láng giềng.

Hỗ trợ người nước ngoài trong đại dịch Covid-19
Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội Trần Thị Phương trao quà cho các du học sinh gặp khó khăn do dịch Covid-19.

Khammany Luangkhampheng và Sov Sovandeth là 2 trong số hàng trăm sinh viên người nước ngoài gặp khó khăn vì dịch Covid-19, đang theo học tại các trường Đại học: Bách khoa, Kinh tế quốc dân, Xây dựng, Y, Mỏ địa chất đã được Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố hỗ trợ. Mỗi sinh viên được nhận 1 túi quà nhu yếu phẩm, vật tư y tế và 500.000đ/người. Trong đó, mỗi túi quà là các nhu yếu phẩm như gạo, dầu ăn, bánh, nước mắm, khẩu trang, nước sát khuẩn trị giá 350 nghìn đồng.

Bà Trần Thị Phương, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội cho biết, những món quà này sẽ là nguồn động viên giúp các bạn sinh viên quốc tế cảm thấy ấm áp và thêm hiểu tấm lòng của người dân Việt Nam dành cho các bạn. Điều này cũng thể hiện tình cảm, sự sẻ chia, tình cảm quốc tế cao cả để mai đây các bạn sẽ cùng với tuổi trẻ Việt Nam xây dựng tương lai tốt đẹp, đoàn kết và hòa bình.

Chia sẻ với phóng viên, sinh viên người Lào Khammany Luangkhampheng cho biết thật sự xúc động khi nhận được sự hỗ trợ từ phía Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội. Em sẽ dành số tiền này để trang trải chi phí sinh hoạt thời gian tới. Sự quan tâm, động viên và giúp đỡ quý báu của các tổ chức đã mang đến cho chúng em sự ấm áp khi phải xa nhà trong hoàn cảnh dịch bệnh như này. Em cảm thấy đây như quê hương thứ hai của mình.

"Việt Nam là quê hương thứ hai của tôi"

Dịch bệnh Covid-19 bùng phát khiến nhiều người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Thủ đô gặp khó khăn. Nhiều học sinh tại các cơ sở ngoại ngữ phải nghỉ học để phòng dịch, đã khiến rất nhiều giáo viên bản xứ rơi vào cảnh thất nghiệp. Điển hình là anh Aaron Steven, Quốc tịch Anh đã sống và dạy tiếng Anh được 2 năm ở Hà Nội.

Anh Aaron Steven và hàng trăm giáo viên khác đã phải đau đầu nghĩ cách làm những công việc khác nhau để kiếm thêm thu nhập trong lúc dịch bệnh. Tuy nhiên, giãn cách xã hội khiến họ không thể làm gì hơn là mong dịch bệnh mau qua.

Hỗ trợ người nước ngoài trong đại dịch Covid-19
Anh Aaron Steven, quốc tịch Anh (bên trái) cảm kích khi nhận được hỗ trợ trong lúc không được đi dạy tiếng Anh do giãn cách xã hội.

Còn Sonya Firsova là một nghệ sĩ đường phố người Nga. Bạn bè Việt Nam biết đến cô qua các buổi biểu diễn ở phố đi bộ quanh Hồ Gươm và những video clip ngắn giới thiệu về cuộc sống của mình ở Việt Nam. Dịch kéo dài khiến phố đi bộ bị đóng cửa, thu nhập của Sonya cũng trở nên bấp bênh.

Hay gia đình chị Elena Bokareva cũng rơi vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Chồng chị là người Việt Nam sang Nga lao động. Họ quen và lấy nhau rồi về Việt Nam sinh sống. Giãn cách xã hội khiến hai vợ chồng mất việc.

Những người nước ngoài như Aaron Steven, Sonya Firsova và Elena Bokareva đến Việt Nam và ở lại nơi đây vì yêu văn hoá, con người Việt Nam. Họ cũng tin tưởng về một ngày Việt Nam sẽ chiến thắng dịch bệnh.

Vừa qua, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố tổ chức trao tận tay hàng trăm suất quà gồm nhu yếu phẩm, vật tư y tế và 500.000đ/suất hỗ trợ cho người nước ngoài gặp khó khăn do đại dịch. Việc giúp đỡ, chung tay kịp thời với người nước ngoài gặp khó khăn do dịch Covid-19 là một "điểm sáng" trong công tác đối ngoại nhân dân, thể hiện rõ tinh thần tương thân, tương ái quý báu của dân tộc ta.

"Tôi rất ngạc nhiên và cảm kích khi nhận được một món quà ấm áp và nhiều như vậy từ nhà nước Việt Nam. Đại dịch Covid-19 là một cuộc đấu tranh đối với nhiều người và với nhiều giáo viên ngoại ngữ đã bị ảnh hưởng rất nặng nề như tôi. Tôi đã sống ở Việt Nam được 2 năm, tôi rất vui khi có được sự hỗ trợ trong những lúc khó khăn này. Không thể về thăm nhà và thăm gia đình là một điều khó khăn nhưng tôi may mắn gọi Việt Nam là quê hương thứ hai của tôi và mọi người là gia đình thứ hai của tôi", anh Aaron Steven xúc động cho biết.

Hỗ trợ người nước ngoài trong đại dịch Covid-19
Chị Elena Bokareva vô cùng ngạc nhiên khi được các cán bộ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Hà Nội đến tận nhà trao quà.

Chị Elena Bokareva và Sonya Firsova đã vô cùng ngạc nhiên và xúc động khi được các cán bộ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Hà Nội đến tận nhà trao quà, chia sẻ, động viên họ yên tâm, sẵn sàng quay lại công việc khi dịch qua đi.

Chia sẻ, đồng hành với người nước ngoài đang sinh sống, làm việc, học tập tập tại Việt Nam bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, bà Trần Thị Phương - Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội bày tỏ: "Liên hiệp đã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức trao tận tay 270 suất quà gồm nhu yếu phẩm, vật tư y tế và 500.000đ/suất hỗ trợ cho 270 người nước ngoài gặp khó khăn do đại dịch vừa qua. Những việc làm của chúng tôi tuy nhỏ bé nhưng đã góp phần lan tỏa tới bạn bè quốc tế tinh thần hiếu khách, tương thân tương ái của chính quyền và nhân dân Thủ đô vì hòa bình, điểm đến của bạn bè năm châu".

Có thể nói, công tác đối ngoại nhân dân trong thời điểm dịch Covid-19 của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã được triển khai hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm. Đây là kết quả của sự nỗ lực bền bỉ, tâm huyết và tinh thần sáng tạo, quyết tâm vượt khó của những người làm công tác đối ngoại nhân dân và đông đảo bạn bè, đối tác của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội.

Những thành tích này đã góp phần tích cực hiện thực hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam trong việc xây đắp và phát triển tình cảm hữu nghị, hiểu biết giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước trên thế giới.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động