Họa sĩ Bùi Đức dùng cưa máy để làm điêu khắc

(LĐTĐ) Có lẽ ở Việt Nam, chưa có ai làm điêu khắc như họa sĩ Bùi Đức đó là dùng cưa máy để tạc gỗ. Có lẽ chính vì có cách điêu khắc “độc” và “lạ” như vậy mà những tác phẩm điêu khắc của anh cũng toát lên một vẻ đẹp sống động.
Người họa sĩ 40 năm gắn bó với nghề ghép vải thành tranh Độc đáo không gian Đồng bằng Bắc Bộ thu nhỏ trên sân thượng Họa sĩ bắc giàn giáo, đội nón vẽ tranh bích họa làm đẹp Thủ đô

Bùi Đức vốn là họa sĩ sơn mài, tốt nghiệp loại xuất sắc trường Đại học Mĩ thuật năm 2003. Năm 2007, anh được chọn là một trong ba hoa sĩ Bắc – Trung – Nam tham dự triển lãm Hội họa quốc tế tại Singapore.

Nhiều người cho rằng tranh Bùi Đức những năm đầu của hành trình sáng tạo thấm đẫm nỗi cô đơn. Vẻ đẹp của tranh Đức khi ấy là thứ vẻ đẹp ám ảnh, lôi cuốn người xem vào cõi tinh thần nhiều day dứt, nhiều mềm yếu, lắm vật vã. Sự ám ảnh đó nằm sâu sau những trau chuốt, kĩ càng, tinh tế đến nghiêm cẩn của nghệ thuật sơn mài, càng tinh tế bao nhiêu, sự dồn nén càng lớn bấy nhiêu.

Họa sĩ Bùi Đức dùng cưa máy để làm điêu khắc
Họa sĩ Bùi Đức

Tranh như một sự giải thoát, cũng là sự giam cầm cái linh hồn nhạy cảm cứ rung lên sau màu, hình, chất liệu… Những chiếc mâm chẳng theo khuôn khổ nào, cái tròn, cái méo được làm bằng những nhát đẽo thô sơ. Vết dao vạt, vết đục nham nhở, những đường rãnh nông sâu chằng chịt, mắt mấu sẹo nguyên cả đám trên thân gỗ. Đối với một số người, đó là thứ xấu xí bỏ đi. Trong mắt người nghệ sĩ, đó là cái đẹp hiếm có.

“Một ngày, tôi nhận nhận ra điều thôi thúc mình bấy lâu, đó là khao khát làm một cái gì đó để tôn vinh, ngợi ca vẻ đẹp tự nhiên của văn hóa Tây Bắc. Nhưng đứng trước những vật dụng gỗ in vết thời gian đó, tôi bỗng hoảng sợ. Tôi sợ mình sẽ phá hỏng nó, phá đi tinh thần và sự đẹp đẽ vốn có. Chỉ đến khi biết được mình sẽ làm gì, tôi vượt qua nỗi sợ. Điều gì đến phải đến, tôi làm điêu khắc”, họa sĩ trải lòng.

Có lẽ ở Việt Nam, chưa có ai làm điêu khắc như họa sĩ Bùi Đức: Dùng cưa máy để tạc gỗ. Làm điêu khắc bằng máy cầm tay rất thích vì nó thần tốc, chạy kịp cảm xúc nhưng rất nguy hiểm. Nếu không biết kiểm soát sẽ lĩnh sẹo theo nghĩa đen thậm chí nguy đến cả tính mạng. Không ít lần Bùi Đức phải vào viện khâu những vết chém trên tay, có lần suýt bay cả chân nhưng chính vì thế lại có thêm những cung bậc cảm xúc tươi rói.

Họa sĩ Bùi Đức dùng cưa máy để làm điêu khắc
Họa sĩ Bùi Đức dùng cưa máy để làm điêu khắc

Một lần sáng tác như một cơn lên đồng, một trận say điêu linh, anh thừa nhận giữa bụi mù bột gỗ, bề bộn dụng cụ,… anh tìm được khoái cảm mà khi vẽ tranh anh chưa bao giờ có.

Có thể nhận ra, tác phẩm điêu khắc đặc trưng của Bùi Đức là phù điêu. Mỗi phù điêu là một gương mặt. Mỗi gương mặt là một ấn tượng riêng đọng lại, thần thái, biểu cảm đều khác thường. Chỉ cần cảm xúc và tư tưởng dẫn đường, Bùi Đức không theo trường phái nào nhất định.

Không thể gọi tên phong cách sáng tác của Bùi Đức, nhưng chẳng phong cách, trường phái nào thay thế được sự sống động, phóng túng, sự rung động sâu sắc trong từng khối tượng. Khác hẳn tranh sơn mài với tạo hình chỉn chu, chuẩn mực, phù điêu Bùi Đức thoát hẳn khuôn khổ, tự do biểu đạt ý tưởng, thoáng đãng mạch lạc ở tổng thể nhưng “găm chết” những chi tiết chủ đạo.

Họa sĩ Bùi Đức dùng cưa máy để làm điêu khắc
Nhưng tác phẩm điêu khắc của họa sĩ Bùi Đức

Tạo hình điêu khắc của Bùi Đức tôn trọng chất liệu tuyệt đối. Gỗ không chỉ là chất liệu, gỗ còn chính là hình tượng nghệ thuật. Những gương mặt nửa như trồi ra từ gỗ, nửa như lặn vào trong gỗ.

Phù điêu của Bùi Đức độc đáo còn ở chỗ mỗi gương mặt người được gắn trên một mâm gỗ cổ còn nguyên màu thời gian. Anh nói rằng giá trị của tác phẩm ở chiếc mâm chứ không chỉ ở những khuôn mặt được tạo tác. Bằng cách đó, Bùi Đức cho những chiếc mâm gỗ cổ một tâm thế mới, một đời sống mới theo cách nhìn của nghệ sĩ.

Tác phẩm điêu khắc của Bùi Đức hôm nay là sự nhẹ nhõm đến thanh khiết của một người đã đạt đến trạng thái trẻ thơ – một lần nữa. Cái nhẹ, rỗng, trong văn vắt đó lại bồng bềnh trôi trên bao mặt tượng gồ ghề, gân guốc, thô mộc.

Tháng 10/2020, Bùi Đức tròn 53 tuổi, anh quyết định kỉ niệm cái tuổi đặc biệt này bằng một cuộc trưng bày nhỏ mang tên “Không nghĩ”. Gần 100 tác phẩm điêu khắc triển lãm lần này đánh dấu một chặng mới trên hành trình sống, sáng tạo của người họa sĩ tài hoa. Triển lãm điêu khắc "Không nghĩ" được trưng bày tại tầng 2, 70 Nguyễn Du - Hà Nội từ ngày 30/10 đến 8/11.

Diệp Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khẩn trương khắc phục bão lũ, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khẩn trương khắc phục bão lũ, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Ngày 21/9, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã có bài viết: "Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát", Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.
Sân chơi văn hóa của đoàn viên Công đoàn Cụm thi đua số 6

Sân chơi văn hóa của đoàn viên Công đoàn Cụm thi đua số 6

(LĐTĐ) Không chỉ nhằm tuyên truyền sâu rộng truyền thống vẻ vang của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam, về hành trình xây dựng và phảt triển của tổ chức Công đoàn Hà Nội, vòng sơ khảo Hội thi "Công đoàn Hà Nội - hành trình xây dựng và phát triển" do Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức còn là một sân chơi văn hóa, đáp ứng kịp thời nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ).
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu tới năm 2025 có 2-3 ngân hàng trong nhóm 100 của châu Á

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu tới năm 2025 có 2-3 ngân hàng trong nhóm 100 của châu Á

(LĐTĐ) Chiều 21/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại cổ phần về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Không đùn đẩy, không né tránh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Không đùn đẩy, không né tránh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính giao các bộ, ngành lắng nghe, tiếp thu và phải giải quyết khó khăn của doanh nghiệp cả trước mắt và lâu dài trên tinh thần đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", hài hòa lợi ích giữa người dân, doanh nghiệp và Nhà nước…
Sôi nổi, hấp dẫn Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024

Sôi nổi, hấp dẫn Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 21/9 (tức 19/8 âm lịch), tại sân vận động Trung tâm quận Đồ Sơn diễn ra Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024. Tham dự Lễ hội có ông Lê Khắc Nam - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng; ông Lê Thanh Liêm - Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương trong, ngoài thành phố cùng hàng vạn người dân quận Đồ Sơn và du khách muôn phương.
Tổng kết hoạt động Công đoàn khối trường học quận Hai Bà Trưng năm học 2023 - 2024

Tổng kết hoạt động Công đoàn khối trường học quận Hai Bà Trưng năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (21/9), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hai Bà Trưng tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động Công đoàn khối trường năm học 2023 - 2024 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học 2024 - 2025.
Thần tốc dựng và bàn giao nhà tạm cho người dân Làng Nủ

Thần tốc dựng và bàn giao nhà tạm cho người dân Làng Nủ

(LĐTĐ) Quỹ Thiện Tâm của Tập đoàn Vingroup đã hoàn thành khu nhà tạm cư mới cho người dân Làng Nủ sau 7 ngày thi công, mang lại nơi ở an toàn và ổn định cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Tin khác

Sôi nổi, hấp dẫn Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024

Sôi nổi, hấp dẫn Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 21/9 (tức 19/8 âm lịch), tại sân vận động Trung tâm quận Đồ Sơn diễn ra Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024. Tham dự Lễ hội có ông Lê Khắc Nam - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng; ông Lê Thanh Liêm - Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương trong, ngoài thành phố cùng hàng vạn người dân quận Đồ Sơn và du khách muôn phương.
Triển lãm 3D đưa lịch sử Hà Nội vào không gian ảo

Triển lãm 3D đưa lịch sử Hà Nội vào không gian ảo

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Nhà khách Chính phủ (số 2 Lê Thạch, Hà Nội), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước - Bộ Nội vụ khai mạc Triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô”.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Những mùa trăng thương nhớ

Những mùa trăng thương nhớ

(LĐTĐ) Tháng tám âm lịch, mùa trăng tròn đầy. Mùa Tết Trung thu với những niềm vui trẻ thơ đẹp đẽ. Có ánh trăng sóng sánh chảy xuống vườn cây, có mâm cỗ bánh trái đang chờ phá cỗ đêm rằm. Tiếng trống lân vang lên tùng tùng, những chiếc đèn ông sao lung linh lấp lánh.
"Lá lành đùm lá rách", câu chuyện đoàn kết từ vùng bão lũ

"Lá lành đùm lá rách", câu chuyện đoàn kết từ vùng bão lũ

(LĐTĐ) Giữa cơn hoạn nạn do siêu bão Yagi (bão số 3) gây ra tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam, những câu chuyện về lòng dũng cảm, sự hy sinh và tình người ấm áp đã trở thành điểm tựa tinh thần cho cả dân tộc. Chương trình "Điểm tựa Việt Nam" của Đài Truyền hình Việt Nam sẽ mang đến cho khán giả những câu chuyện cảm động này, minh chứng cho sức mạnh đoàn kết và tinh thần bất khuất của người Việt Nam.
Ứng xử có văn hóa với hàng cứu trợ

Ứng xử có văn hóa với hàng cứu trợ

(LĐTĐ) Với mỗi người dân trên dải đất hình chữ S này, tinh thần “bầu ơi thương lấy bí cùng” như đã ngấm vào máu thịt. Miền Bắc thương miền Trung ruột thịt, thương miền Nam “đi trước về sau”. “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, nghe tin miền Bắc lũ lụt, người miền Trung thức trắng đêm gói hàng ngàn chiếc bánh chưng, cơm nắm muối vừng gửi ra cho đồng bào miền Bắc chống đói. Từng đoàn xe nối đuôi nhau chở hàng trăm tấn gạo là tình cảm của phương Nam hướng về phương Bắc. Đó là sự tương thân tương ái, là bản chất của dân mình.
Đường tình

Đường tình

(LĐTĐ) Không có những vạt hoa nở vàng, đỏ hai bên vệ đường. Không có hàng cây đều tăm tắp xanh mướt và lãng mạn. Chỉ có ánh đèn đường rọi hiu hắt lúc có, lúc không và hàng lan can sắt với những mắt phản quang lạnh lẽo. Vậy mà con đường ấy giờ đây lại trở nên rất Tình: Tình người, Tình nghĩa, Tình đồng bào, Tình đồng chí, Tình quân dân cứ mặn nồng, ấm áp đến thiết tha…
Hà Nội: Chương trình Trung thu tại phố cổ và Hoàng thành Thăng Long tạm hoãn

Hà Nội: Chương trình Trung thu tại phố cổ và Hoàng thành Thăng Long tạm hoãn

(LĐTĐ) Quyết định này được đưa ra nhằm đảm bảo an toàn cho các em nhỏ, người dân và du khách trước tình hình thời tiết bất lợi do ảnh hưởng của bão lũ.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo: Tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo: Tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch

(LĐTĐ) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có văn bản về việc hoãn nhiều hoạt động quan trọng để tập trung nguồn lực vào công tác phòng, chống lụt bão. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh tình hình thời tiết diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước.
Vẻ đẹp vườn cổ Bắc Kinh được tái hiện tại Hoàng thành Thăng Long

Vẻ đẹp vườn cổ Bắc Kinh được tái hiện tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Ngày 11/9, trong khuôn khổ dự án hợp tác Hà Nội - Bắc Kinh, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm quản lý công viên Bắc Kinh tổ chức khai mạc Triển lãm "Bảo vật Phương Đông, danh viên Bắc Kinh" tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long.
Xem thêm
Phiên bản di động