Hoàn thiện hành lang pháp lý để hoạt động từ thiện minh bạch

Lợi dụng từ thiện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải là thủ đoạn mới, các cơ quan chức năng cũng đã đưa ra những cảnh báo cũng như xử lý nghiêm khắc những kẻ lừa đảo. Thế nhưng, vẫn không ít người bị lừa. Điều đáng nói, các hành vi lừa đảo này không chỉ chiếm đoạt tài sản của các nạn nhân, mà còn bào mòn đi niềm tin về các nghĩa cử từ thiện vốn nhân văn, tốt đẹp.
Tích cực tham gia các hoạt động xã hội Cần quản lý chặt các hoạt động từ thiện

Từ những vụ điển hình

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nam Định vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Cao Thị Hoài về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Lợi dụng lòng trắc ẩn của người khác, từ tháng 11/2020 đến tháng 5/2021, Hoài đã chiếm đoạt tài sản của 688 nhà hảo tâm với tổng số tiền gần 261 triệu đồng.

Hoàn thiện hành lang pháp lý để hoạt động từ thiện minh bạch
Cao Thị Hoài bị bắt tạm giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Ảnh: CQCA

Tham gia mạng xã hội Facebook, Cao Thị Hoài đọc được thông tin một cá nhân ở tỉnh Bình Thuận đang làm công việc thiện nguyện thu gom, mai táng cho những hài nhi xấu số bị bỏ rơi. Thấy trang cá nhân này khi chia sẻ bài viết, hình ảnh về hoạt động thiện nguyện thu được lượng tương tác rất cao và nhiều nhà hảo tâm để lại bình luận sẵn sàng hỗ trợ kinh phí, Hoài nảy sinh ý định lừa đảo.

Hoài lập tài khoản facebook “Trần Mai Thu Thảo” (sau đổi tên thành Mai Mai), giới thiệu bản thân đang làm việc tại phòng khám và điều trị “Tâm an đường”, đặt slogan là “Bảo vệ mạng sống cho các con”. Sau đó, Hoài vào những trang Fanpage, Facebook của những người đang làm thiện nguyện cho trẻ sơ sinh thương vong, lựa chọn hình ảnh thương tâm về những thai nhi xấu số rồi đăng lên trang Facebook Mai Mai, đồng thời, kêu gọi mọi người phát tâm, quyên góp tiền để mua đất, vật tư phục vụ mai táng cho những thai nhi xấu số. Ở mỗi bài đăng, Facebook Mai Mai cũng đưa những hình ảnh đang xây dựng mộ phần cho các bé để mọi người nhầm tưởng đó là sự thật…

Trước những hình ảnh thương tâm, câu chuyện cảm động, chỉ trong khoảng thời gian ngắn, từ tháng 11/2020 đến tháng 5/2021, Facebook Mai Mai đã có hàng nghìn lượt tương tác. Đồng thời, gần 700 người từ nhiều tỉnh, thành trên cả nước đã gửi tiền ủng hộ từ vài trăm nghìn đồng đến vài chục triệu đồng mỗi người, để “chung tay” cùng Hoài lo hậu sự cho các thai nhi… Tuy nhiên, sau khi nhận được tiền từ thiện của các nhà hảo tâm, Cao Thị Hoài không chuyển cho bất cứ cá nhân, gia đình nào cần giúp đỡ hay tổ chức từ thiện nào mà sử dụng để chi tiêu cá nhân… Những hình ảnh về chôn cất hài nhi xấu số, trẻ em bị bệnh hiểm nghèo đều do Hoài sao chép trên mạng internet, chỉnh sửa lại nội dung rồi đăng tải...

Thủ đoạn lừa đảo, lợi dụng tình thương của người khác để chiếm đoạt tài sản như Cao Thị Hoài không phải là mới. Từ đầu năm 2021 đến nay, lực lượng công an trong cả nước đã phát hiện, xử lý nhiều Fanpage Facebook giả mạo hoạt động từ thiện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản như Fanpage “Chia sẻ vì người nghèo”, “Hỗ trợ trẻ em”, “Quỹ bảo trợ trẻ em”, “Phật tại tâm”, “Chia sẻ yêu thương”, “Kết nối yêu thương”, “Quan thế âm bồ tát”… Theo Bộ Công an, thủ đoạn mà các đối tượng sử dụng là tạo lập các trang mạng xã hội, sau đó đăng tải các bài viết, tạo dựng những nội dung không có thật về một số hoàn cảnh đang gặp khó khăn cần được giúp đỡ, hoặc giả mạo các trang mạng xã hội chuyên làm từ thiện được Nhà nước cho phép, rồi đăng tải các bài viết kêu gọi cộng đồng mạng giúp đỡ.

Để tăng độ tin cậy, nhiều đối tượng đã tập hợp các bài báo viết về các hoàn cảnh khó khăn đã được đăng tải để dẫn nguồn trên Fanpage, Facebook khiến người đọc tin tưởng, rồi xen cài số tài khoản ngân hàng tiếp nhận từ thiện do các đối tượng tự tạo lập, quản lý, để tiếp nhận nguồn tiền ủng hộ. Tuy nhiên, sau khi tiếp nhận tiền được các nhà hảo tâm chuyển đến, các đối tượng đã không làm từ thiện mà sử dụng chi tiêu cá nhân, hoặc chỉ chuyển một phần rất nhỏ để làm hình ảnh, nhằm tiếp tục kêu gọi người dân đóng góp...

Cần hành lang pháp lý đảm bảo sự minh bạch

Để tránh bị lừa đảo, cơ quan Công an khuyến cáo người dân cần kiểm chứng kỹ các thông tin đăng tải kêu gọi ủng hộ từ thiện trên các trang mạng xã hội. Khi muốn giúp đỡ, cần thận trọng tìm hiểu rõ thông tin về người cần giúp đỡ hoặc liên hệ với chính quyền địa phương, bệnh viện nơi họ đang điều trị để kiểm chứng. Trước khi quyết định gửi tiền cho các cá nhân vận động từ thiện trên mạng xã hội, cần xem xét người đưa ra những lời kêu gọi này có uy tín, có thật sự làm từ thiện hay không… Đồng thời, nên lựa chọn các quỹ, chương trình từ thiện do Nhà nước, đoàn thể được cơ quan có thẩm quyền cấp phép đứng ra tổ chức để ủy quyền làm từ thiện.

Hoạt động kêu gọi từ thiện hiện được điều chỉnh bởi các quy định của Nghị định 64/2008/NĐ-CP. Theo đó, việc vận động, tiếp nhận, phân bổ, sử dụng tiền, hàng đóng góp phải được thực hiện kịp thời, đúng mục đích, đối tượng, minh bạch, công khai. Đồng thời, nghiêm cấm sử dụng hoạt động thiện nguyện để vụ lợi; nghiêm cấm gian lận, báo cáo sai sự thật để chiếm đoạt tiền, hàng do các cá nhân, tổ chức quyên góp…

Trên thực tế, việc người dân kêu gọi quyên góp và đứng ra tiếp nhận, quản lý, phân phát tiền, quà từ thiện được hiểu là ủy quyền thực hiện việc tặng cho tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự. Trong trường hợp kết quả xác minh của cơ quan chức năng cho thấy các đối tượng có hành vi kêu gọi từ thiện nhưng sau đó nhận tiền, tài sản rồi không thực hiện các hoạt động từ thiện như đã hứa mà chiếm đoạt, thì tùy theo hành vi, mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý hình sự về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 174 hoặc tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo Điều 175 Bộ luật Hình sự.

Nghị định này cũng nêu rõ các tổ chức, đơn vị được tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ gồm: “Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; cơ quan thông tin đại chúng của Trung ương, địa phương; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ các cấp ở địa phương. Các quỹ xã hội, quỹ từ thiện quy định tại Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện. 3. Các tổ chức, đơn vị ở Trung ương được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho phép; các tổ chức, đơn vị ở địa phương được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện cho phép”.

Trong thực tế, bên cạnh tình trạng lừa đảo, lạm dụng từ thiện để trục lợi cá nhân, còn xảy ra tình trạng người làm từ thiện phân phối tiền, tài sản từ thiện không chuyên nghiệp, dẫn đến chồng chéo, và khó minh bạch thông tin... Hậu quả của việc lạm dụng, lừa đảo để chiếm đoạt tiền, tài sản từ thiện đang làm xói mòn lòng tin của cộng đồng, gây nên e ngại, nghi ngờ, tâm lý không muốn tham gia vào hoạt động từ thiện nữa. Dẫn đến những người có hoàn cảnh khó khăn, cần hỗ trợ sẽ khó nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng.

Theo nhiều chuyên gia pháp lý, bên cạnh việc xử lý nghiêm minh các hành vi lạm dụng từ thiện để lừa đảo, còn cần tạo hành lang pháp lý phù hợp cho các hoạt động thiện nguyện. Đến nay, sau hơn 10 năm thi hành, Nghị định 64/2008/NĐ-CP” về “Vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo” đã bộc lộ nhiều bất cập, cần được sửa đổi.

Hiện, Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 64/2008/NĐ-CP đang được Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo. Nhiều ý kiến cho rằng, Dự thảo Nghị định mới cần quy định rõ ràng, cụ thể các nội dung về hoạt động từ thiện, làm rõ đối tượng được phép kêu gọi vận động từ thiện, việc sử dụng, chi từ thiện như thế nào để đảm bảo công khai, minh bạch, sử dụng hiệu quả nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân. Từ đó, góp phần minh bạch và tạo điều kiện cho hoạt động từ thiện được thực hiện hiệu quả, ý nghĩa./.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành

Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành

Sau vụ phát hiện 21 loại thuốc giả, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) yêu cầu rà soát lại quy trình mua thuốc, cung ứng thuốc, tình hình cung ứng thuốc trong thời gian qua tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đến 17h ngày 28/4

Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đến 17h ngày 28/4

Từ hôm nay (21/4) đến 17h ngày 28/4, các thí sinh chính thức đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Nữ công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong trong đêm

Nữ công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong trong đêm

Vào khoảng 0h30 ngày 21/4, một nữ công nhân môi trường đã bị tai nạn khi đang làm nhiệm vụ tại khu vực tòa nhà Hateco Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.
Giá xăng dầu hôm nay (21/4): Giá dầu thế giới tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (21/4): Giá dầu thế giới tăng mạnh

Hôm nay (21/4), giá dầu thế giới vừa ghi nhận tuần tăng mạnh, kết thúc chuỗi hai tuần sụt giảm. Đà tăng chủ yếu đến từ các yếu tố hỗ trợ nguồn cung và tâm lý kỳ vọng vào cải thiện quan hệ thương mại giữa Mỹ và EU. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 67,85 USD/thùng, tăng 3,20%, giá dầu WTI ở mốc 64,45 USD/thùng, tăng 3,54%.
“Cha tôi, người ở lại” tập 28: Bố Chính “lột xác” vì tình yêu, Đại loay hoay giữ An

“Cha tôi, người ở lại” tập 28: Bố Chính “lột xác” vì tình yêu, Đại loay hoay giữ An

Tập 28 của bộ phim truyền hình ăn khách “Cha tôi, người ở lại” hứa hẹn mang đến một làn gió mới đầy cảm xúc pha trộn giữa lãng mạn - hài hước - cảm động, khi bố Chính bất ngờ “bảnh bao” lạ thường bên cạnh cô Tuệ Minh, còn Đại tiếp tục khổ sở “giữ vị trí” trong lòng An.
Valverde lập siêu phẩm phút bù giờ, Real Madrid sống lại hy vọng vô địch

Valverde lập siêu phẩm phút bù giờ, Real Madrid sống lại hy vọng vô địch

Trong một trận cầu đầy kịch tính tại Santiago Bernabeu rạng sáng 21/4, Real Madrid đã giành chiến thắng nghẹt thở 1-0 trước Athletic Bilbao nhờ khoảnh khắc tỏa sáng ở phút bù giờ của Fede Valverde, qua đó tiếp tục bám đuổi Barcelona trong cuộc đua vô địch La Liga 2024/25.
Tối ưu hóa hạ tầng để giảm ùn tắc giao thông

Tối ưu hóa hạ tầng để giảm ùn tắc giao thông

Hà Nội đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc kéo giảm ùn tắc giao thông như việc tối ưu hóa tổ chức giao thông, phát triển vận tải hành khách công cộng đến phân luồng giao thông, giảm xung đột giữa các làn xe và gần đây nhất là xén dải phân cách để mở rộng lòng đường. Thực tế, trong bối cảnh lượng phương tiện tăng quá cao so với phát triển hạ tầng thì việc linh hoạt các giải pháp sẽ trực tiếp kéo giảm các “điểm đen” ùn tắc.

Tin khác

Đối tượng làm sản phẩm giả tự tin đăng ký sở hữu trí tuệ tại cơ quan quản lý

Đối tượng làm sản phẩm giả tự tin đăng ký sở hữu trí tuệ tại cơ quan quản lý

Từ thực tế cơ quan điều tra triệt phá nhiều vụ án liên quan đến sữa giả, sản phẩm giả cho thấy, đối tượng làm giả còn tinh vi đến mức đăng ký sở hữu trí tuệ sản phẩm đó tại cơ quan quản lý Nhà nước. Tại dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo đã đề xuất nhiều tội phải chịu trách nhiệm hình sự, trong đó có tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm…
Người mẹ ở Quảng Nam sát hại con để trục lợi bảo hiểm đối mặt án phạt nào?

Người mẹ ở Quảng Nam sát hại con để trục lợi bảo hiểm đối mặt án phạt nào?

Cơ quan Công an đã ra các quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam Tô Thị Ty Na về hành vi giết người. Hành vi sát hại con ruột nhằm trục lợi bảo hiểm của đối tượng Na đã gây phẫn nộ trong dư luận. Nhiều người cho rằng, người phụ nữ mất nhân tính này phải bị pháp luật xử lý ở mức án cao nhất...
Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Nghị định của Chính phủ, bộ Luật Hình sự, Luật An ninh mạng… đều quy định rất rõ các chế tài xử lý hành vi xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác. Thậm chí việc đưa ảnh, chuyện đời tư người khác lên các nền tảng mạng xã hội khi chưa được sự cho phép cũng bị xử phạt rất nặng. Chế tài đã có, nhưng chuyện xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự người khác vẫn đều đều xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội.
Vai trò của Công an cấp xã trong tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm

Vai trò của Công an cấp xã trong tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm

Sau khi không còn công an cấp huyện, nhiều ý kiến cho rằng ông an xã có thẩm quyền rộng hơn khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, thậm chí có quyền kiến nghị khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Để làm rõ nhiệm vụ của công an xã, Bộ Công an đã có nhiều văn bản hướng dẫn chi tiết.
Không còn công an cấp huyện, người dân đến đâu để nộp "phạt nguội"?

Không còn công an cấp huyện, người dân đến đâu để nộp "phạt nguội"?

Đối với các trường hợp vi phạm được thông báo trước ngày 1/3, trong đó có yêu cầu đến Công an cấp huyện để giải quyết, thì người dân liên hệ tới Phòng Cảnh sát giao thông nơi cư trú hoặc nơi phát hiện vi phạm để giải quyết.
Quy định mức phạt nếu dạy thêm mà không đăng ký kinh doanh

Quy định mức phạt nếu dạy thêm mà không đăng ký kinh doanh

Trong bối cảnh giáo dục ngày càng phát triển, việc dạy thêm trở thành một ngành kinh doanh tiềm năng, tuy nhiên, theo quy định có nhiều điểm cần lưu ý.
Hướng dẫn đổi giấy phép lái xe trên cổng dịch vụ công cấp độ 4

Hướng dẫn đổi giấy phép lái xe trên cổng dịch vụ công cấp độ 4

Người dân có nhu cầu cấp, đổi giấy phép lái xe bằng hình thức trực tuyến thì truy cập vào Cổng dịch vụ công quốc gia, sau đó chọn dịch vụ “Đổi giấy phép lái xe”...
Dự thảo mới của Bộ Công an: Sử dụng điện thoại tại cây xăng sẽ bị phạt đến 5 triệu đồng

Dự thảo mới của Bộ Công an: Sử dụng điện thoại tại cây xăng sẽ bị phạt đến 5 triệu đồng

Mới đây, Bộ Công an đã công bố Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (dự thảo lần 2); trong đó, Bộ Công an đang đề xuất tăng mức phạt mang/sử dụng điện thoại ở cây xăng.
Theo Nghị định 168, shipper gắn điện thoại lên giá đỡ trên xe có bị phạt không?

Theo Nghị định 168, shipper gắn điện thoại lên giá đỡ trên xe có bị phạt không?

Nhiều tài xế xe máy của các hãng xe công nghệ thường xuyên gắn điện thoại lên giá đỡ để xem bản đồ, thuận tiện hơn trong việc "nhận đơn" hoặc xem thông báo "cuốc" khách. Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP việc gắn điện thoại lên giá đỡ chỉ để xem bản đồ, không thao tác bằng tay khi di chuyển có bị phạt?
Bảo vệ dữ liệu cá nhân để ngăn ngừa tội phạm công nghệ cao

Bảo vệ dữ liệu cá nhân để ngăn ngừa tội phạm công nghệ cao

Hoạt động mua bán dữ liệu của công dân, người dùng internet trên thế giới và Việt Nam diễn ra ngày càng phức tạp về số vụ và số lượng thông tin bị rò rỉ. Có trên 66% người dùng xác nhận rằng thông tin của họ từng bị sử dụng trái phép. Việc lộ lọt dữ liệu cá nhân cũng chính là “mảnh đất màu mỡ” mà các đối tượng tội phạm lừa đảo trên không gian mạng nhắm đến.
Xem thêm
Phiên bản di động