Hoàn thiện khung pháp lý về năng lượng tái tạo và kinh tế xanh
Phát triển kinh tế xanh Khai mạc Tuần lễ năng lượng tái tạo Việt Nam 2020 Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 |
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hungary KÖvér László đồng chủ trì toạ đàm.
Tham dự toạ đàm có các thành viên Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam và lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương và các chuyên gia của hai nước.
Phát biểu khai mạc toạ đàm, Chủ tịch Quốc hội Hungary KÖvér László nêu rõ, đây là toạ đàm lập pháp thứ tư được Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Hungary phối hợp tổ chức để cùng nhau bàn về nội dung được cả hai bên hết sức quan tâm. Hungary coi việc chống lại sự biến đổi khí hậu và tạo cơ chế pháp lý cho vấn đề này là hết sức quan trọng. Toạ đàm là cơ hội để hai bên cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và cách thức lập pháp của nhau nhằm góp phần bảo đảm các công việc lập pháp về lĩnh vực này được thực hiện hiệu quả, đáp lại các thách thức của thời đại tốt hơn.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại tọa đàm. (ảnh: Doãn Tấn) |
Theo Chủ tịch Quốc hội KÖvér László, Hungary đã luôn quyết tâm bảo vệ môi trường, khí hậu và thể hiện rất rõ ràng trong các định hướng phát triển cũng như các quy định luật pháp của mình. Hungary theo chủ trương độc lập, tự chủ và không trái ngược với các mục tiêu chung nói trên của cộng đồng quốc tế. Chính sách về khí hậu của Hungary phải thích nghi với yêu cầu của Liên minh châu Âu (EU) nhưng không bỏ qua các đặc điểm dân tộc và lợi ích dân tộc của Hungary.
Cũng theo Chủ tịch Quốc hội KÖvér László, chính sách của EU có hai mục tiêu quan trọng: đến năm 2030 phải giảm từ 50-55% lượng khí thải nhà kính so với năm 1990, sau đó đạt mục tiêu hoàn toàn trung hoà khí thải. Các mục tiêu này quyết định chính sách về năng lượng của Hungary.
“Tháng 6/2020, Quốc hội Hungary đã ban hành Luật về Bảo vệ môi trường và chống lại biến đổi khí hậu. Theo đó, cấp quốc gia đặt mục tiêu giảm 40% lượng khí thải và hiệu ứng nhà kính so với năm 1990 và đến năm 2050 cam kết đạt mục tiêu trung hoà về khí hậu.
Hungary là một trong những quốc gia đầu tiên đã đưa ra các cơ chế pháp lý để thực hiện, coi đó là mẫu kể cả trong các nước châu Âu. Trong Luật Bảo vệ môi trường, chúng tôi đã đặt ra các cơ chế để không đẩy chi phí của việc đạt mục tiêu trung hoà cacbon làm chậm lại tiến trình phát triển của Hungary”, Chủ tịch Quốc hội KÖvér László nhấn mạnh.
Các đại biểu tham dự tọa đàm. (ảnh: Doãn Tấn) |
Về phần mình, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, tại Kỳ họp lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP-26) vừa qua, Việt Nam đã đưa ra cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
“Đây là cam kết chính trị hết sức mạnh mẽ, thể hiện quyết tâm ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải nhà kính, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, tuần hoàn; đồng thời, thể hiện sự tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam trong những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế để giữ gìn, bảo vệ Trái đất. Cùng với sự hỗ trợ, đồng hành của cộng đồng quốc tế, đây sẽ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong thời gian tới của Việt Nam”.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, Việt Nam sẽ tiếp tục hành động nhanh chóng, mạnh mẽ và toàn diện, chú trọng chuyển đổi năng lượng xanh, năng lượng tái tạo và phát triển hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu; coi đây là cơ hội để thúc đẩy mô hình phát triển theo hướng xanh, tuần hoàn, cacbon thấp và bền vững.
Cùng với các nỗ lực tự thân và nguồn lực trong nước, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng nêu rõ, Việt Nam mong muốn nhận được sự hợp tác chặt chẽ của các đối tác quốc tế, trong đó có Hungary. Quốc hội Việt Nam mong muốn được chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật, chính sách về giảm phát thải khí nhà kính, phát triển năng lượng tái tạo, thực hiện mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn và phát triển bền vững.
Chia sẻ quan điểm của Chủ tịch Quốc hội Hungary về việc phải cân bằng được lợi ích và chi phí trong quá trình thực hiện các cam kết quốc tế, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng cho rằng, việc cân bằng được lợi ích và chi phí trong thực hiện cam kết quốc tế của một quốc gia suy cho cùng cũng xuất phát từ chính nhu cầu và lợi ích chính đáng của người dân.
“Rõ ràng là thiếu công bằng nếu yêu cầu Việt Nam đến năm 2030 phải bỏ hết điện than trong khi nhiều nước phát triển trên thế giới vẫn tiếp tục sử dụng nguồn năng lượng này”, Chủ tịch Quốc hội nói; đồng thời, mong muốn Hungary chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình xử lý, thực hiện các giải pháp đồng bộ để vừa đạt được mục tiêu cam kết vừa bảo đảm được sự cân bằng về lợi ích và chi phí cho nền kinh tế, cho người dân.
Tại toạ đàm, các đại biểu Quốc hội, chuyên gia của hai nước đã trao đổi cởi mởi về các vấn đề đặt ra, những thách thức cần giải quyết trong việc hoàn thiện khung pháp lý về phát thải nhà kính và năng lượng tái tạo, chính sách về phát triển bền vững, khí hậu và khung pháp lý về kinh tế xanh... Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội KÖvér László đã trực tiếp trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và giải đáp các vấn đề quan tâm của đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, nhà khoa học.
Phát biểu kết luận, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhất trí với quan điểm của Chủ tịch Quốc hội KÖvér László và các đại biểu về phát triển bền vững không phải là vấn đề của một quốc gia nào mà đây là vấn đề toàn cầu và các nước phải có hợp tác chặt chẽ với nhau.
Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao chính sách của Hungary luôn giữ được độc lập, tự chủ trong các vấn đề quốc tế, các vấn đề toàn cầu trên cơ sở lợi ích quốc gia của dân tộc, vừa tôn trọng các nguyên tắc của quan hệ quốc tế vừa phải giữ vững được độc lập trong quan hệ đối ngoại.
“Đây là một bài học rất sâu sắc và đó cũng chính là một trong những nguyên nhân đưa đến thành công dù còn khiêm tốn ở Việt Nam trong thời gian qua cũng như ở Hungari. Chúng tôi cũng nhận thức được rất nhiều các vấn đề liên quan đến hoàn thiện khung khổ pháp lý xây dựng hệ sinh thái cho phát triển bền vững người thích ứng với biến đổi khí hậu; vấn đề liên quan đến hợp tác quốc tế, vừa cộng đồng, chia sẻ trách nhiệm vừa phân cấp, ủy quyền trong các vấn đề liên quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm phát triển bền vững”.
Bên cạnh các vấn đề liên quan đến giảm phát thải nhà kính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh sự cần thiết phải tính đến những chính sách về tiết kiệm năng lượng kể cả trong sản xuất, trong tiêu dùng...
Chỉ rõ thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững là vấn đề cần quản lý tổng hợp, đa ngành, liên ngành, Chủ tịch Quốc hội cũng đánh giá cao sự chủ động dẫn dắt của Quốc hội Hungary trong việc thực hiện các mục tiêu này, nhất là việc Hungary đã thành lập một Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững do đích thân Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch Hội đồng với sự tham gia rất rộng rãi của các bên, kể cả đại biểu Quốc hội và các thành phần xã hội.
Đây là kinh nghiệm rất quý để Việt Nam nghiên cứu, ứng dụng trong hoạt động của mình. Quốc hội Việt Nam cũng phải tiếp tục chủ động và dẫn dắt vấn đề này trong tiến trình phát triển của Việt Nam cũng như trong việc thực hiện các cam kết quốc tế.
Theo Chủ tịch Quốc hội, các ý kiến tại toạ đàm đã đặt ra những gợi ý chính sách rất quan trọng cho mỗi nước và Quốc hội mỗi nước. Kết quả của Toạ đàm đã một lần nữa cho thấy, đây là cơ chế hợp tác hiệu quả giữa Quốc hội hai nước. Với Thỏa thuận hợp tác mới vừa được ký giữa Quốc hội hai nước, Chủ tịch Quốc hội tin tưởng, hai Quốc hội có rất nhiều dư địa và cơ hội để tiếp tục hợp tác, chia sẻ với nhau.
Nên xem
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31