Học phí đại học sẽ tăng theo giá, không phân biệt hệ tại chức hay chính quy
Bộ GD&ĐT trả lời về thông tin tăng học phí đại học | |
Tăng học phí đại học, cao đẳng: Thêm gánh nặng cho sinh viên |
Theo Bộ GDĐT sẽ có 36 thuộc 10 chương trên tổng số 73 điều, 12 chương của Luật Giáo dục đại học (GDĐH) sẽ được sửa đổi nhằm mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả của tự chủ GDĐH, tiệm cận với các chuẩn quốc tế.
Thời gian tới, các trường đại học sẽ được tự quyết mức học phí và học phí đại học sẽ tăng theo giá thị trường. Ảnh: Thành An. |
Bằng đại học sẽ không phân biệt hệ tại chức hay chính quy
Tại khoản 2, Điều 6 dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH, về trình độ và hình thức đào tạo của giáo dục ĐH quy định: Các trình độ đào tạo của giáo dục ĐH được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo tập trung và đào tạo không tập trung. Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định điều kiện thực hiện các hình thức đào tạo.
Còn theo Luật GDĐH hiện hành, các trình độ đào tạo của giáo dục ĐH được chia theo hai hình thức là giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
“Nội dung ghi trên văn bằng sẽ được Bộ GDĐT quy định thống nhất như thế nào?”, giải đáp báo chí về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GDĐT) cho biết: Hiện nay vẫn đang phân biệt hình thức đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên và được thể hiện trên văn bằng. Điều này tạo cảm giác ngay trong hình thức đào tạo đã tuyên bố các hạng chất lượng khác nhau.
Vì vậy, dự thảo mới đã đưa ra 2 hình thức là tập trung và không tập trung. Đào tạo theo hình thức vừa học vừa làm hay đào tạo tại chức là đào tạo theo hình thức không tập trung.
Sau này, khi dự thảo Luật sửa đổi được Chính phủ thông qua, các trường đại học sẽ thực hiện theo nguyên tắc: Dù đào tạo tập trung hay không tập trung đều được xây dựng trên cùng một chuẩn chương trình, chuẩn giáo viên, chuẩn đầu ra để cấp một văn bằng chuẩn.
Học phí đại học sẽ tăng theo giá
Dự thảo Luật GDĐH sửa đổi cũng đưa ra nhiều quy định mới theo hướng giao quyền tự chủ cho các trường.
Cụ thể, các cơ sở GDĐH được quyền chủ động xây dựng và quyết định mức giá dịch vụ đào tạo theo quy định của Chính phủ về giá dịch vụ đào tạo, đảm bảo tương xứng với chất lượng đào tạo. Giá dịch vụ đào tạo phải được công bố công khai cho từng năm học, khoá học cùng với thông báo tuyển sinh.
Về điều này, có nhiều lo ngại khi các trường được tự quyết mức học phí, đồng nghĩa học phí sẽ tăng và cơ hội để con em những gia đình khó khăn vào học đại học sẽ giảm đi.
Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, GS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam - cho rằng, các trường đừng vì lợi nhuận mà thu học phí vô lối. Nếu chỉ có tăng học phí mà không đầu tư nâng cao chất lượng chuyên môn thì sẽ không thu hút được sinh viên vào học, như thế "các trường đang tự giết mình".
Theo Đặng Chung/ laodong.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Khởi nghiệp sáng tạo có thể tạo ra những thay đổi đột phá
Ngày 1/12, Đại học Bách khoa Hà Nội mở đăng ký thi đánh giá tư duy
Quỹ Phát triển Tài năng Việt trao tặng hồ bơi thứ hai cho trẻ em nghèo
Bảo đảm đầy đủ các yếu tố cần thiết phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT
6 học sinh Hà Nội tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024
Trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục
Luật Công đoàn (sửa đổi) duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2%
Tin khác
Ngày 1/12, Đại học Bách khoa Hà Nội mở đăng ký thi đánh giá tư duy
Giáo dục 27/11/2024 22:27
Bảo đảm đầy đủ các yếu tố cần thiết phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT
Giáo dục 27/11/2024 22:16
6 học sinh Hà Nội tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024
Giáo dục 27/11/2024 21:13
Trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 27/11/2024 21:12
Chú trọng xây dựng văn hóa giao thông từ trường học
Giáo dục 27/11/2024 17:54
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05