Học sinh Ban Mai sáng tác truyện tranh, truyền cảm hứng học tập môn Ngữ văn
Sau khi học xong hai văn bản truyện đồng thoại trong chủ đề “Tôi và các bạn”, cô giáo Phạm Thị Quý (giáo viên Ngữ văn Trường Trung học cơ sở Ban Mai, quận Hà Đông) đã hướng dẫn học sinh thành lập nhóm, tổ chức hoạt động học tập tích cực “Chuyển thể văn bản truyện vừa học thành tác phẩm truyện tranh”. Ban đầu, các học sinh còn bỡ ngỡ, nhưng sau khi được cô giáo động viên và gợi mở, các nhóm đã có thể tóm tắt nội dung văn bản bằng sơ đồ tư duy, chọn những chi tiết tiêu biểu trong văn bản để đưa vào lời thoại nhân vật hoạt hình…
Cô giáo Phạm Thị Quý trong một tiết dạy Ngữ văn. |
Hoạt động này đã giúp các học sinh thêm yêu thích môn Ngữ văn, đặc biệt thay đổi được tâm lý không thích đọc tác phẩm văn học nhiều chữ và chỉ mê đọc truyện tranh của đa số học sinh. Dù là truyện tranh, nhưng nguyên thể đều là những tác phẩm văn học trong chương trình sách giáo khoa. Các học sinh rất tuân thủ “bản gốc” vì vậy ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu chứ không phải là thứ ngôn ngữ cộc lốc. Đây cũng chính là một hoạt động vận dụng trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Theo cô giáo Phạm Thị Quý, qua hoạt động học tập tích cực này, học sinh vừa được khắc sâu nội dung bài đã học, đồng thời phát huy được sự sáng tạo, tích hợp liên môn Mỹ thuật, rèn kỹ năng tư duy tóm tắt sự việc, kỹ năng sử dụng từ ngữ... Học sinh học được cách tạo lập nhóm, hợp lực và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên để hoàn thành sản phẩm một cách độc đáo, sáng tao nhất.
Học sinh hào hứng với việc chuyển thể văn bản truyện vừa học thành tác phẩm truyện tranh. |
“Chúng em rất hào hứng với cách học chuyển thể văn bản truyện thành tác phẩm truyện tranh. Ban đầu, chúng em còn gặp khá nhiều khó khăn nhưng chúng em đã cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cho nhau. Phương pháp học tập này không chỉ giúp chúng em tiếp thu bài hiệu quả, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thuộc hơn, mà còn khích lệ sự sáng tạo trong tư duy khi học môn Ngữ Văn”, Nguyễn Thanh Dung (học sinh lớp 6A1 Trường Trung học cơ sở Ban Mai) chia sẻ.
Có thể khẳng định, thông qua cách chuyển thể văn bản truyện vừa học thành tác phẩm truyện tranh, học sinh không chỉ sáng tạo trong viết lời thoại cho nhân vật, mà còn sáng tác tranh vẽ, thể hiện năng khiếu hội họa, phát triển năng lực thẩm mỹ. Trong phần thuyết trình, học sinh cũng rất tự tin, phát huy được năng lực làm việc nhóm, kỹ năng cần thiết khi phân chia công việc, tổng hợp kiến thức và biên tập lời thoại nhận vật.
Cách đổi mới học tập môn Ngữ Văn giúp nội dung bài học trở nên phong phú, học sinh hiểu bài một cách cặn kẽ và khiến các em càng thêm yêu thích môn Ngữ văn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Tin khác
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02