Hồi chuông cảnh báo tai nạn giao thông ở trẻ em

Tai nạn giao thông luôn là nỗi ám ảnh của nhiều gia đình và toàn xã hội, đặc biệt khi nạn nhân là trẻ em. Câu chuyện về bệnh nhi 14 tuổi, ở Hải Phòng, được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương cứu sống vừa qua không chỉ là minh chứng cho sự tiến bộ trong y học và sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các y bác sĩ, mà còn là hồi chuông cảnh báo đối với các gia đình và cộng đồng về an toàn giao thông ở trẻ em.
TP.HCM: Giảm số vụ tai nạn giao thông và số người tử vong Nguyên nhân vụ tai nạn trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai làm 2 người tử vong Kích hoạt báo động đỏ cứu sống nhiều bệnh nhân bị tai nạn giao thông

Ca bệnh “ngàn cân treo sợi tóc”

Bệnh nhân là bé trai 14 tuổi, ở Hải Phòng, bị tai nạn giao thông nghiêm trọng ngày 4/11. Vụ tai nạn khiến trẻ bị bất tỉnh, chấn thương nặng và được người dân đưa đến cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu, sau đó chuyển đến Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng trong tình trạng hôn mê, chấn thương nhiều cơ quan. Tại đây, các bác sĩ đã khẩn trương cấp cứu, đồng thời liên hệ với Bệnh viện Nhi Trung ương để hội chẩn và chuyển bệnh nhi lên tuyến trên.

Hồi chuông cảnh báo tai nạn giao thông ở trẻ em
Bác sĩ thăm, khám cho bệnh nhân khi trẻ còn điều trị trong viện.

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tân Hùng - Phó Trưởng Khoa Cấp cứu và Chống độc cho biết: “Ngay sau khi tiếp nhận thông tin từ các đồng nghiệp, Bệnh viện Nhi Trung ương đã trao đổi với các bác sĩ tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng nhằm hồi sức, ổn định tình trạng cháu bé cũng như vận chuyển an toàn để xử lý được các tình huống cấp cứu xảy ra trong quá trình vận chuyển”.

Thời điểm trẻ vào Khoa Cấp cứu và Chống độc, các bác sĩ xác định trẻ đa chấn thương bao gồm chấn thương sọ não, chấn thương ngực kín, gãy xương cánh tay trái (T), vết thương bàn chân T, gối T. Đặc biệt, ngoài chấn thương phổi, màng phổi đã được dẫn lưu, trẻ còn nghi ngờ có chấn thương tim, dẫn đến suy tim rất nặng, kèm theo suy đa cơ quan. Ngay lập tức, dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Bệnh viện, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn đa chuyên khoa từ các chuyên gia cấp cứu hồi sức, ngoại lồng ngực, ngoại tim mạch, chỉnh hình, chẩn đoán hình ảnh ngay tại giường bệnh.

Kết quả kiểm tra cho thấy trẻ tổn thương đụng dập; đứt gần như hoàn toàn dây chằng cột cơ van hai lá dẫn tới hở 2 lá nặng/cấp - theo dõi tụ máu và/hoặc huyết khối cơ nhú; tổn thương đụng dập nhu mô phổi 2 bên, tràn khí tràn dịch màng phổi trái; vỡ xương xoang trán, hàm, hốc mắt trái; tụ máu xoang hàm phải, gãy xương cẳng tay trái và gãy xương đốt bàn 3-4-5 bàn chân trái. Lúc này, trẻ rơi vào tình trạng huyết động không ổn định, vì vậy các bác sĩ vừa hồi sức tích cực, đồng thời khẩn trương đưa ra phương án điều trị tối ưu nhất cho trẻ.

“Trẻ bị chấn thương phổi rất nặng, đặc biệt là phổi trái bị dập, chúng tôi đã cố gắng ổn định chức năng sống và dự định khi tình trạng phổi của trẻ ổn định hơn sẽ tiến hành phẫu thuật tim. Tuy nhiên, tình trạng tim mạch của trẻ không ổn định, chúng tôi xin ý kiến Ban Giám đốc và hội chẩn với Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lý Thịnh Trường - Giám đốc Trung tâm Tim mạch Bệnh viện, quyết định mổ cấp cứu ngay cho bệnh nhi” - Tiến sĩ, bác sĩ Đặng Ánh Dương - Trưởng Khoa Điều trị tích cực Ngoại khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay.

Thách thức trong ca phẫu thuật sống còn

Ngày 8/11, bệnh nhi được Phó Giáo sư Nguyễn Lý Thịnh Trường trực tiếp phẫu thuật. Theo Phó Giáo sư Nguyễn Lý Thịnh Trường: Quá trình phẫu thuật, các bác sĩ nhận thấy thành tim và cơ tim trẻ bị tổn thương nham nhở, các van tim không còn hoạt động hiệu quả. Trước tình trạng này, việc phẫu thuật để thay van tim là cần thiết, nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lớn như chảy máu não, tổn thương phổi nặng hơn (đặc biệt phổi trái) và nguy cơ tử vong luôn cận kề. Với khả năng thành công được tiên lượng chỉ từ 20-30%, các bác sĩ đã cân nhắc kỹ lưỡng và quyết định tiến hành phẫu thuật với sự hỗ trợ của máy tim phổi nhân tạo.

“Quá trình phẫu thuật là một thách thức lớn khi van tim và cơ tâm thất trái bị dập nát, tổ chức cơ tim yếu và dễ bục. Việc thay van thông thường trở nên rất khó khăn, do nguy cơ thủng thành sau của tim. Các bác sĩ đã sử dụng kỹ thuật khâu sáng tạo, cẩn thận xử lý để đảm bảo van tim mới hoạt động ổn định mà không làm tổn thương thêm” - Phó Giáo sư Nguyễn Lý Thịnh Trường cho hay.

Sau hơn 4 giờ căng thẳng, ca mổ thành công. Sau mổ, trẻ được chuyển sang Khoa Điều trị tích cực Ngoại Tim mạch để tiếp tục hồi sức. Các bác sĩ theo dõi chặt chẽ, hồi sức tích cực cho bệnh nhi, đảm bảo hô hấp, tuần hoàn và duy trì thuốc an thần, thuốc trợ tim,… Song song với đó là hội chẩn lại với các chuyên khoa tiếp tục đưa ra kế hoạch điều trị. Ngày 18/11, trẻ được phẫu thuật nẹp vít xương cẳng tay trái, phẫu thuật cắt bỏ tổ chức hoại tử bên bàn chân trái ngón 3-4-5, xương đốt ngón 3-4-5.

Sau hơn 2 tuần điều trị tại khoa Điều trị tích cực Ngoại Tim mạch, sức khỏe trẻ ổn định và được chuyển đến Khoa Nội Tim mạch tiếp tục theo dõi. Hiện tại, trẻ hồi phục tốt, tỉnh táo, đã được ra viện và chuyển về y tế cơ sở ngày 4/12.

Theo Phó Giáo sư Nguyễn Lý Thịnh Trường đánh giá, yếu tố quyết định để cứu sống bệnh nhi là chẩn đoán đúng và lập tức đưa ra hướng xử lý. Chỉ trong thời gian ngắn, bệnh nhi được thực hiện các kỹ thuật cận lâm sàng cần thiết để đánh giá toàn diện tình trạng. Sau đó, trẻ được phẫu thuật kịp thời nơi mà các phương án dự phòng đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, giúp ca phẫu thuật thành công.

Là bệnh viện chuyên khoa Nhi tuyến cuối, Bệnh viện Nhi Trung ương thường xuyên tiếp nhận, điều trị cho các trường hợp bệnh nhi nặng, phức tạp từ các cơ sở y tế tuyến dưới chuyển đến. Để đảm bảo hiệu quả trong công tác cấp cứu, Bệnh viện đã thiết lập cơ chế phối hợp liên chuyên khoa, đồng thời làm việc chặt chẽ với các bệnh viện tuyến dưới.

Nhờ sự nỗ lực và phối hợp bài bản, các bác sĩ tận dụng được “thời gian vàng” trong cấp cứu, giúp cứu sống nhiều trẻ nguy kịch. Thành công này không chỉ là minh chứng cho năng lực chuyên môn mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm cao cả của đội ngũ y bác sĩ tại Bệnh viện.

Để giảm thiểu những trường hợp đáng tiếc cho trẻ khi tham gia giao thông, các bác sĩ khuyến cáo:

- Cha mẹ cần giám sát, hướng dẫn tỉ mỉ và cận thận trẻ khi tham gia giao thông, đặc biệt ở độ tuổi vị thành niên.

- Tăng cường giáo dục ý thức chấp hành luật lệ giao thông tại gia đình và trường học.

- Tránh để trẻ điều khiển xe máy, xe đạp điện khi chưa đủ tuổi và không có sự giám sát của người bảo hộ.

- Hướng dẫn trẻ không chơi đùa trên đường hoặc băng qua đường bất ngờ. Không đùa nghịch, đá bóng dưới lòng đường, không đi xe máy điện vượt quá tốc độ, lạng lách, đánh võng.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội giữ nguyên 7.940 chỉ tiêu biên chế công chức hành chính cấp huyện

Hà Nội giữ nguyên 7.940 chỉ tiêu biên chế công chức hành chính cấp huyện

Sáng 25/2, với 100% đại biểu có mặt tán thành, tại kỳ họp thứ 21, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông Nghị quyết về việc quyết định biên chế và chỉ tiêu hợp đồng lao động khối chính quyền thành phố Hà Nội năm 2025. Theo đó, giữ nguyên 7.940 chỉ tiêu biên chế công chức hành chính cấp huyện.
Sau sắp xếp, Hà Nội có 15 sở và 1 cơ quan tương đương sở

Sau sắp xếp, Hà Nội có 15 sở và 1 cơ quan tương đương sở

Sáng 25/2, tại Kỳ họp 21 (Kỳ họp chuyên đề), Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua Nghị quyết thành lập cơ quan chuyên môn và tổ chức hành chính khác thuộc thành phố Hà Nội.
Gắn kết doanh nghiệp và người lao động từ hoạt động chăm lo

Gắn kết doanh nghiệp và người lao động từ hoạt động chăm lo

Xác định người lao động là “tài sản quý giá nhất”, thời gian qua, việc chăm lo, thực hiện tốt các chính sách phúc lợi để công nhân lao động (CNLĐ) yên tâm làm việc luôn được Ban lãnh đạo và Công đoàn Công ty TNHH Canon Việt Nam quan tâm. Qua đó, tạo nên thành công, nâng cao hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như nâng cao đời sống người lao động.
Vấn đề trách nhiệm pháp lý khi xảy ra sự cố công trình

Vấn đề trách nhiệm pháp lý khi xảy ra sự cố công trình

Từ sự cố bùn phun trào vào nhà dân, đường đi khu dân cư ngõ 7 phố Giang Văn Minh, phường Kim Mã quận Ba Đình, Hà Nội do quá trình thi công dự án đường sắt đô thị số 3 đoạn Nhổn - ga Hà Nội gây ra cho thấy, nhiều câu chuyện pháp lý liên quan đến việc đảm bảo tính mạng con người cũng như an toàn trong xây dựng. Vậy chủ đầu tư và đơn vị thi công có bị xử phạt hành chính?
Phát triển giao thông xanh: Cơ hội và thách thức

Phát triển giao thông xanh: Cơ hội và thách thức

Tại Hà Nội những năm gần đây, đặc biệt trong năm 2022, việc phát triển giao thông xanh được xem là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đô thị bền vững. Đặc biệt, Thành phố đã đề ra chương trình và lộ trình cụ thể cho việc phát triển giao thông xanh trong giai đoạn 2025 - 2030, với việc sẽ đầu tư mới toàn bộ xe buýt công cộng, hoặc thay thế xe cũ phải sử dụng năng lượng xanh.
Nhiều nội dung quan trọng, cấp thiết được quyết định tại kỳ họp 21 HĐND Thành phố

Nhiều nội dung quan trọng, cấp thiết được quyết định tại kỳ họp 21 HĐND Thành phố

Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng nay (25/2), Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 21 - kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Phát huy tính năng động, sáng tạo vì lợi ích người lao động

Phát huy tính năng động, sáng tạo vì lợi ích người lao động

Với vị trí, vai trò là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ), các cấp Công đoàn quận Cầu Giấy luôn nỗ lực phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng, phát triển quận Cầu Giấy và Thủ đô.

Tin khác

Sẽ quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử tới 100% người dân Hà Nội

Sẽ quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử tới 100% người dân Hà Nội

Thời gian qua, ngành Y tế Thủ đô đã tích cực triển khai Đề án 06 gắn với công tác chuyển đổi số y tế. Trong đó, có việc đẩy mạnh triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử; kết nối dữ liệu khám chữa bệnh; khám chữa bệnh bằng căn cước công dân gắn chíp… đem lại nhiều tiện lợi và hiệu quả trong công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân. Phóng viên (PV) Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đình Hưng - Phó Giám đốc Phụ trách Sở Y tế Hà Nội về vấn đề này.
Hà Nội ghi nhận thêm 88 trường hợp mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 88 trường hợp mắc sởi

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 14/2 đến ngày 21/2), toàn Thành phố ghi nhận 88 trường hợp mắc sởi, giảm 26 trường hợp so với tuần trước.
Nghệ An tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam

Nghệ An tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam

Sáng 24/2, Sở Y tế Nghệ An long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025) và trao giải Cuộc thi báo chí viết về ngành Y tế với chủ đề “Gương sáng y đức - Vì sức khỏe nhân dân”.
Nâng tầm Ngành Y tế Thủ đô trong kỷ nguyên mới

Nâng tầm Ngành Y tế Thủ đô trong kỷ nguyên mới

Sáng nay (24/2), Sở Y tế Hà Nội long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025). Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tới dự.
Tri ân những cống hiến thầm lặng của cán bộ, nhân viên y tế

Tri ân những cống hiến thầm lặng của cán bộ, nhân viên y tế

Nghề Y là một trong những nghề cao quý nhất, yêu cầu sự hy sinh lớn lao và tấm lòng nhân ái sâu sắc. Các thầy thuốc không chỉ đơn thuần là người chữa bệnh, cứu người mà còn là "điểm tựa" tinh thần, là người "truyền lửa" đem lại niềm tin và hy vọng cho người bệnh. Bởi vậy, trước thềm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), Công đoàn ngành Y tế Hà Nội đã tổ chức một chuỗi các sự kiện ý nghĩa và thiết thực nhằm tri ân, tôn vinh những cống hiến, hy sinh thầm lặng của đội ngũ thầy thuốc ngành Y tế Thủ đô trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân.
Bộ Y tế vào cuộc vụ gia đình sản phụ tố bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương tắc trách

Bộ Y tế vào cuộc vụ gia đình sản phụ tố bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương tắc trách

Liên quan đến câu chuyện của sản phụ Q.A về quá trình điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương được chia sẻ trên mạng xã hội, hôm nay (22/2), Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) có văn bản yêu cầu bệnh viện kiểm tra, xác minh và báo cáo.
Nỗ lực đưa vắc xin phòng bệnh tay chân miệng về Việt Nam

Nỗ lực đưa vắc xin phòng bệnh tay chân miệng về Việt Nam

Hệ thống tiêm chủng VNVC vừa ký kết bản ghi nhớ hợp tác với Công ty dược phẩm Substipharm Biologics (Thụy Sĩ), mở ra cơ hội đưa về Việt Nam nhiều loại vắc xin mới, trong đó, đặc biệt quan trọng là vắc xin phòng ngừa bệnh tay chân miệng do Enterovirus 71 (EV71).
Hội chẩn từ xa cứu chữa các nạn nhân trong vụ tai nạn tại Sơn La

Hội chẩn từ xa cứu chữa các nạn nhân trong vụ tai nạn tại Sơn La

Theo thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện đã hội chẩn khẩn cấp qua Telemedicine với Bệnh viện Đa khoa Sơn La, để đánh giá tình trạng nạn nhân vụ tai nạn trên Quốc lộ 6.
Hà Nội cần phát triển các mô hình y tế thông minh phục vụ nhân dân

Hà Nội cần phát triển các mô hình y tế thông minh phục vụ nhân dân

Trong thời gian tới, ngành Y tế Thủ đô cần đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý bệnh viện, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh; phát triển các mô hình y tế thông minh, mũi nhọn, hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân Thủ đô và các vùng lân cận.
Trẻ bị cúm có thể uống Tamiflu tại nhà không?

Trẻ bị cúm có thể uống Tamiflu tại nhà không?

Trong thời gian gần đây, bệnh cúm “hoành hành” khiến nhiều gia đình có người già, trẻ em lo lắng. Một trong những loại thuốc điều trị cúm khá phổ biến ngoài thị trường là Tamiflu đang được nhiều người săn lùng, dự trữ tại nhà để phòng trường hợp mắc bệnh. Tuy thế, cha mẹ có nên tự ý cho trẻ sử dụng Tamiflu hay cần chỉ định của bác sĩ?
Xem thêm
Phiên bản di động