Đông Kinh Cổ Nhạc:

Hồi sinh âm nhạc cổ truyền

Nhằm hướng tới việc gìn giữ, phát huy những bản sắc độc đáo của văn hóa dân tộc, trong những năm qua, Đông Kinh Cổ Nhạc - một nhóm các nghệ sĩ gạo cội đã duy trì các buổi biểu diễn nhạc cổ, đánh thức tình yêu âm nhạc trong cộng đồng nhất là các bạn trẻ.
hoi sinh am nhac co truyen Sau 11 mùa, Giải Cống hiến mở thêm hạng mục tôn vinh Nhà sản xuất
hoi sinh am nhac co truyen Cùng vui hội với "Nhạc của đình"
hoi sinh am nhac co truyen “Nghe kiểu khác” ở Hà Nội

Đắm đuối với không gian âm nhạc cổ

Cuối tuần, hội trường của Trung tâm văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền, Hà Nội) với sức chứa hàng trăm người bỗng chật kín. Dù đã hết ghế ngồi nhưng nhiều người, nhất là các bạn trẻ vẫn chấp nhận đứng xem cho bằng được bởi họ đã chót mê đắm xẩm, ca trù, chèo…của nhóm Đông Kinh Cổ Nhạc. Người ta ngạc nhiên khi thấy nhiều bạn trẻ lại thích thú khi xem một chương trình ca nhạc cổ truyền như vậy. Thông qua màn trình diễn của nghệ nhân, các lời hát cổ như hát cửa đình, hát dặm, hát ví, hát xẩm, cùng các màn diễn tuồng và chèo cổ đã được tái hiện lại một cách rõ nét nhất.

hoi sinh am nhac co truyen
Làm sao để các giá trị cổ không bị mai một và mất đi trong bối cảnh công chúng ưa chuông nhạc thị trường, luôn là trăn trở của Đông Kinh Cổ Nhạc.

Bạn Nguyễn Kiều Linh, sinh viên năm cuối trường Đại học Hà Nội cho hay: “Điều đặc biệt thu hút tôi đến tìm đến với âm nhạc truyền thống chính vì âm thanh của tiếng hát, tiếng đàn, trống… là tiếng mộc. Buổi biểu diễn không sử dụng bất kỳ một thiết bị tăng âm khuếch đại âm thanh nào mà hoàn toàn là các nhạc cụ của dân tộc. Điều khác biệt với những buổi biểu diễn ca nhạc sử dụng thiết bị điện tử phổ biến hiện nay”. Sân khấu cũng được bài trí gần gũi, chỉ với vài bức mành treo giống với khuôn viên chiếu chèo đình, làng của miền Đồng bằng Bắc bộ xưa. Giản dị, gần gũi nhưng lại khiến người ta đắm đuối là cảm nhận chung của khán giả khi đến xem chương trình.

Đêm nhạc đã cho khán giả sống lại hồn cốt của âm nhạc dân tộc thông qua lời ca tiếng nhạc, cung đàn nhịp phách đầy tinh tế và mê hoặc của những nghệ sĩ cổ nhạc hàng đầu của Việt Nam như NSND Thanh Hoài, NSND Minh Gái, NSND Xuân Hoạch…. Khán giả có thể ngất ngây với tiết mục tuồng vừa múa, hát, đánh võ rất hùng tráng của NSND Minh Gái, hay chìm đắm trong lời hát ru đằm thắm của NSND Thanh Hoài và cười nghiêng nghả với màn hề chèo của NSƯT Mạnh Phóng. Họ như được về lại với những gánh hát xưa, với những không gian cửa Đình nơi làng quê thân thuộc, với những đêm nghe hát, với tiếng trống chèo vang vọng ao xa. Đây cũng sẽ là một hành trình tìm lại hồn dân tộc, tìm lại một nét đẹp văn hiến xưa cho tất cả những người con đất Việt, nhất là đối với giới trẻ hiện nay.

Đánh thức tình yêu nhạc cổ của người trẻ

“Chúng tôi là những người già…gom nhau lại với mong muốn giữ gìn giá trị cốt lõi của văn hóa dân tộc”, đó là chia sẻ giản dị của NSND Xuân Hoạch, người nắm giữ phần “đinh” trong mỗi đêm diễn của Đông Kinh Cổ Nhạc. Sự thành công của nhóm là những buổi biểu diễn sau lại có nhiều người trẻ tìm đến nhiều hơn. Theo NSND Xuân Hoạch, ở những buổi biểu diễn đầu tiên, chỉ có lác đác vài bạn trẻ. Đến nay, thành công của chương trình “Nhạc của Đình” mới được tổ chức gần đây là có đến một nửa khán giả trẻ. Cứ thế người này giới thiệu người kia và rồi đắm chìm trong nghệ thuật âm nhạc cổ khi nào không hay. Điều thu hút giới trẻ chính là việc không thiết bị điện tử (không có micro hay bất kỳ thiết bị tăng âm) đòi hỏi các nghệ sĩ phải dùng chính tài năng, sự khổ luyện, và kinh nghiệm diễn đạt qua ngôn ngữ khẩu hình, diễn xướng, đến hình thể để truyền tải các mẫu, vai diễn kinh điển từ những tác phẩm, trích đoạn cổ. Có lẽ vì thế, dù giá trị âm nhạc ở đây không phải khán giả trẻ nào cũng có thể hiểu được nhưng không thể không bị cuốn hút và mong chờ đến buổi biểu diễn sau.

Đông Kinh Cổ Nhạc là một nhóm các nghệ nhân, nghệ sĩ gạo cội của nhạc cổ Việt Nam như NSND Thanh Hoài, NSND Minh Gái, NSND Xuân Hoạch, NSND Mạnh Phóng...Họ gặp nhau trong đam mê gìn giữ âm nhạc cổ truyền và làm việc để chia sẻ những giá trị đẹp của di sản với cộng đồng. Khoảng hai năm trở lại đây, nhóm đã tổ chức nhiều buổi biểu diễn trong và ngoài nước. Đặc biệt, đều đặn một tháng một lần, nhóm sẽ có buổi biểu diễn tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ, 50 Đào Duy Từ, Hà Nội.

Trò chuyện với NSND Xuân Hoạch điều dễ nhận thấy ông là người rất tâm huyết với nghề. Ông bảo: “Những giá trị âm nhạc cổ truyền mà các bậc tiền nhân dạy chúng tôi đều cố gắng truyền đạt lại cho lớp trẻ. Làm sao để các giá trị cổ không bị mai một và mất đi trong bối cảnh công chúng ưa chuông nhạc thị trường, chính là trăn trở của Đông Kinh Cổ Nhạc. Chúng tôi cảm thấy rất mừng khi nhận được sự ủng hộ của khán giả, nhất là các bạn trẻ. Trong thời gian tới, chúng tôi cũng sẽ thực hiện những buổi biểu diễn tại một số trường đại học, vừa là để biểu diễn nghệ thuật, vừa là giới thiệu và đánh thức tình yêu âm nhạc cổ cho giới trẻ. Những người biết và chưa biết sẽ hiểu rõ hơn và rồi, để từ đó lan tỏa cho các thế hệ sau tiếp nối. Chúng tôi cũng mong sự quan tâm hơn nữa từ các cơ quan quản lý văn hóa để lịch sử âm nhạc cổ ngàn năm của dân tộc còn mãi trường tồn.” – NSND Xuân Hoạch mong mỏi.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.
Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Chiều 20/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và trao giải cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" lần thứ VII.

Tin khác

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

“Kinh đô Kỳ họa” - dự án văn hóa ý nghĩa của nhóm bạn trẻ đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo được những dấu ấn khó phai, không chỉ trong cộng đồng những người trẻ yêu văn hóa dân tộc mà với nhiều tầng lớp công chúng.
Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 18/4, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Tối 18/4, Festival Phở 2025 với chủ đề “Tinh hoa phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số” đã chính thức khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội). Chương trình do Trung tâm Hội nghị thành phố Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và các đơn vị tổ chức.
Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã giới thiệu đến công chúng cả nước chuỗi chương trình đặc biệt với nội dung phong phú, hình thức thế hiện đa dạng, trải rộng trên các kênh sóng và nền tảng số.
Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đã chủ động rà soát các khu phố, tuyến phố nghề, khu vực có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa và dự kiến 10 khu vực có tiềm năng để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn.
Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù – từ một nghi lễ dân gian – đã trở thành biểu tượng tinh thần của sự từ bi, trí tuệ, gắn kết cộng đồng và gìn giữ bản sắc dân tộc. Việc ghi danh lễ hội vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia không chỉ là sự khẳng định giá trị truyền thống, mà còn là bước mở ra một chặng đường mới để lan tỏa di sản, kết nối các thế hệ, và bồi đắp tinh thần yêu nước, đạo hiếu trong lòng người Việt.
Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh "Thiên thanh” của nữ họa sĩ Lê Thu Huyền diễn ra từ ngày 15 - 23/4 tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Triển lãm giới thiệu tới công chúng 30 tác phẩm hội họa có chủ đề về thiên nhiên, ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp của đất nước.
Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Ngày 8/5/2025, núi Bà Đen đón hàng nghìn đại biểu đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trong Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025. Nhiều nghi lễ mang tính lịch sử sẽ được tổ chức ngày này.
Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt với sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật trực thuộc.
Bình yên nghe sóng vỗ

Bình yên nghe sóng vỗ

Tôi đến làng chài nhỏ ở Tam Tiến, Núi Thành, Quảng Nam vào một ngày cuối hạ. Cái nắng chói chang của mùa hè dần dịu bớt, chỉ còn những tia nắng vàng nhẹ trải dài trên mặt biển xanh thẳm. Gió từ biển thổi vào mát rượi, mang theo mùi muối mặn nồng và hương biển thân thuộc. Xóm nhỏ nằm bình yên bên những rặng dừa xanh, tựa như một bức tranh yên ả giữa đất trời.
Xem thêm
Phiên bản di động