Hội thảo về các nhà khoa bảng Sơn Tây và Văn Miếu Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 24/7, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây phối hợp với Viện Khoa học xã hội và Đổi mới sáng tạo tổ chức Hội thảo về các nhà khoa bảng Sơn Tây và Văn Miếu Sơn Tây. Hội thảo là hoạt động thiết thực chào mừng Kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây, 70 năm Ngày Giải phóng Sơn Tây (3/8/1954 - 3/8/2024), 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024), 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
LĐLĐ thị xã Sơn Tây: Chú trọng công tác phát triển đoàn viên Sơn Tây: Công tác an sinh xã hội đạt nhiều kết quả tích cực Chung khảo giải thưởng "Nhà giáo Sơn Tây tâm huyết, sáng tạo” lần thứ III

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Quang Hán - Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị xã Sơn Tây cho biết: Sơn Tây được coi là thủ phủ, trung tâm của vùng xứ Đoài xưa, nằm ở cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội. Sơn Tây như một pháo đài phòng thủ vững chắc, che chở, bảo vệ cho kinh thành Thăng Long cả một thời kỳ dài của lịch sử.

Hội thảo về các nhà khoa bảng Sơn Tây và Văn Miếu Sơn Tây
Ông Nguyễn Quang Hán - Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị xã Sơn Tây phát biểu khai mạc hội thảo.

“Là vùng đất cổ, giàu truyền thống văn hiến, người Sơn Tây rất đỗi tự hào là đang được sở hữu, bảo tồn, quản lý một khối lượng giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể rất phong phú, đa dạng và có giá trị. Đây cũng là mảnh đất nuôi dưỡng và sinh ra những anh hùng, vĩ nhân kiệt xuất tiêu biểu. Những con người của quê hương đã có những đóng góp to lớn, làm rạng rỡ trong lịch sử tự hào của toàn dân tộc. Các di sản văn hóa của thị xã Sơn Tây đang trở thành một tiền đề, động lực quan trọng để xây dựng và phát triển thị xã trở thành thành phố vệ tinh với định hướng là đô thị văn hoá, nghỉ dưỡng, du lịch, sinh thái”, ông Nguyễn Quang Hán nhấn mạnh.

Theo Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị xã Sơn Tây, trong những năm qua thị xã luôn quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy các giá trị của hệ thống các di tích lịch sử văn hóa, từng bước đưa vào khai thác có hiệu quả.

Đáng chú ý, tại Sơn Tây có Văn Miếu Sơn Tây. Đây là một trong những Văn Miếu hàng tỉnh tiêu biểu, được Triều đình nhà Nguyễn cho xây dựng để thờ Đức Thánh Khổng Tử cùng các vị hiền triết và hàng trăm danh nhân khoa bảng vùng xứ Đoài xưa từng đỗ đạt những danh hiệu cao quý.

Văn Miếu Sơn Tây được khánh thành đời vua Thành Thái 1892, thuộc địa phận thôn Văn Miếu, xã Đường Lâm ngày nay. Theo các tư liệu cũ để lại, suốt một thời gian dài tồn tại, Văn Miếu Sơn Tây là một công trình tâm linh tín ngưỡng bề thế. Điều đó khẳng định sự quan tâm của Nhà nước phong kiến đến công việc chú trọng đạo học, tuyển chọn những người hiền tài để cống hiến cho sự nghiệp xây dựng, kiến thiết đất nước.

Năm 2007, Văn Miếu Sơn Tây đã được tỉnh Hà Tây cũ ra quyết định xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa, giai đoạn 2008 - 2018: Nhà nước đã đầu tư, tôn tạo lại các hạng mục trong khu di tích Văn Miếu Sơn Tây theo những vị trí và kiến trúc vốn có của di tích. Tuy nhiên, khi khánh thành và đưa vào sử dụng, trong di tích còn thiếu rất nhiều cơ sở dữ liệu, hiện vật, đồ thờ…

Theo PGS.TS Đinh Quang Hải - Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia, nguyên Viện trưởng Viện Sử học, Sơn Tây vốn là vùng đất văn vật, có truyền thống khoa bảng và truyền thống hiếu học. Nơi đây đã sản sinh ra nhiều danh sĩ hiền tài, nhiều người đỗ đạt cao trong các kỳ thi. Trong lịch sử khoa cử Việt Nam, xứ Đoài đã cung cấp hàng trăm nhà khoa bảng nổi danh, tên tuổi của họ được khắc ghi trên các bia đá tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Các nhà khoa bảng Sơn Tây được triều đình trọng dụng, bổ nhiệm giữ nhiều chức vụ quan trọng. Bằng tài năng và trí tuệ của mình, các nhà khoa bảng Sơn Tây đã có những đóng góp quan trọng trong tiến trình lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa - xã hội.

Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu đã tập trung trao đổi, thảo luận nhằm làm sáng tỏ những vấn đề như: Xác định rõ sự thay đổi địa giới và tổ chức chức hành chính của tỉnh Sơn Tây qua các thời kỳ lịch sử. Tính từ địa danh Sơn Tây lần đầu tiên xuất hiện là đơn vị hành chính Thừa tuyên Sơn Tây thời Lê sơ thế kỷ 15 (năm 1469), tiếp tục duy trì thời nhà Mạc thế kỷ 16, sau đó là trấn Sơn Tây thời Lê trung hưng và tỉnh Sơn Tây (năm 1831) đến cuối thời Nguyễn đầu thời Pháp thuộc.

Ngoài ra, các nhà khoa bảng Sơn Tây phân chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất gồm các vị khoa bảng đỗ đạt thời kỳ thuộc Thừa tuyên Sơn Tây, tiếp đến thời Lê-Mạc, trấn Sơn Tây thời Lê trung hưng và tỉnh Sơn Tây trong những năm đầu thời Nguyễn. Giai đoạn thứ hai gồm các nhà khoa bảng Sơn Tây từ năm xây dựng Văn miếu Sơn Tây (1891) trở về sau. Trong đó, cần hệ thống hóa, lập danh sách giới thiệu cụ thể , đầy đủ về các nhà khoa bảng Sơn Tây trước khi xây dựng Văn miếu Sơn Tây (1891), bao gồm: phủ Đoan Hùng, huyện Đan Phượng, phủ Vĩnh Tường, phủ Lâm Thao và một số tổng thuộc 2 huyện Mỹ Lương, Yên Sơn thuộc phủ Quốc Oai nhập vào huyện Hoài An, Chương Đức thuộc phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Nội và giai đoạn sau khi xây dựng Văn miếu Sơn Tây (khi Sơn Tây chỉ gồm các xã thôn thuộc các huyện trong phủ Quốc Oai và Quảng Oai).

Hội thảo về các nhà khoa bảng Sơn Tây và Văn Miếu Sơn Tây
Toàn cảnh hội thảo.

Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cũng thảo luận về vấn đề Văn Miếu Sơn Tây được khởi công xây dựng ở vào thời điểm nào? trong Văn Miếu Sơn Tây đã từng có bao nhiêu bia? Ghi chép bao nhiều người đỗ đạt? Tra cứu trong sách Đăng Khoa lục các vị đỗ đạt là người thuộc trấn Sơn Tây? có 128 bia, hay có 2 tấm bia đá cỡ lớn khắc chữ cả hai mặt khắc ghi 288 vị khoa giáp hay còn có bao nhiêu bia và có bao nhiêu người đã đỗ đạt được khắc ghi trên bia là nội dung cần được nghiên cứu, trao đổi thảo luận làm rõ để đi đến thống nhất?

Cùng đó, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy giá trị của di tích Văn Miếu Sơn Tây. Qua đó góp phần giáo dục truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của người Sơn Tây nói chung, thế hệ trẻ và học sinh, sinh viên nói riêng; góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ phát triển du lịch bền vững của Sơn Tây hiện nay và giai giai đoạn tiếp theo.

Đinh Luyện

Bài viết cùng chủ đề

70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Truy tố nhóm đối tượng cho vay nặng lãi, ném mắm tôm ép người vay trả nợ

Truy tố nhóm đối tượng cho vay nặng lãi, ném mắm tôm ép người vay trả nợ

(LĐTĐ) Nguyễn Văn Thành và các đồng phạm đã góp vốn, lập trang web, vận hành đường dây "bốc bát họ" với lãi suất lên đến 292%. Khi người vay trả tiền không đúng thời hạn, nhóm này sẽ đòi nợ bằng thủ đoạn ném mắm tôm và dầu luyn vào nhà khách hàng, nhằm đe dọa và ép họ phải trả nợ.
Huỳnh Thị Thanh Thủy đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024

Huỳnh Thị Thanh Thủy đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024

(LĐTĐ) Tối 12/11 (giờ Hà Nội), Huỳnh Thị Thanh Thủy đã xuất sắc vượt qua 75 thí sinh để đăng quang ngôi vị Hoa hậu Quốc tế (Miss International) 2024 tại Tokyo, Nhật Bản.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra lĩnh vực đất đai, khoáng sản

Tăng cường thanh tra, kiểm tra lĩnh vực đất đai, khoáng sản

(LĐTĐ) Phát biểu làm rõ một số vấn đề tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tập trung chỉ đạo khẩn trương rà soát, sửa đổi các quy định pháp luật; tiếp tục rà soát, cắt giảm và tiết kiệm chi ngân sách nhà nước, nhất là chi thường xuyên; tăng cường thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực, nhất là về đầu tư, tài sản công, đất đai, khoáng sản.
Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Muôn

Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Muôn

(LĐTĐ) Chiều 12/11, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024, tại khu dân cư thôn Muôn, xã Tuyết Nghĩa (huyện Quốc Oai).
Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ

Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ

(LĐTĐ) Hình ảnh người lính vẫn luôn có sức hút đặc biệt đối với các nhà làm phim. Tuy nhiên, từ lâu nay, trên sóng truyền hình, phim về đề tài người lính không nhiều, phim được đầu tư quy mô, chất lượng cũng ít. Thế nên bộ phim "Không thời gian" - một dự án hợp tác đặc biệt được Đài truyền hình Việt Nam phối hợp với Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam sản xuất sẽ rất đáng chờ đợi.
Tác giả Mị Dung ra mắt tác phẩm văn học “Chùm Đảo ngồi nhớ Chùm Ruồi”

Tác giả Mị Dung ra mắt tác phẩm văn học “Chùm Đảo ngồi nhớ Chùm Ruồi”

(LĐTĐ) Sau thành công của tác phẩm văn học “Ngẩng mặt nhìn mặt”, tác giả Mị Dung vừa cho ra mắt truyện dài thứ hai, có tên “Chùm Đảo ngồi nhớ Chùm Ruồi” do Nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành.
Quốc hội đặt mục tiêu phấn đấu GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Quốc hội đặt mục tiêu phấn đấu GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

(LĐTĐ) Chiều 12/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với 424 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 88,52%).

Tin khác

Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Muôn

Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Muôn

(LĐTĐ) Chiều 12/11, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024, tại khu dân cư thôn Muôn, xã Tuyết Nghĩa (huyện Quốc Oai).
EVNHANOI khuyến cáo không tận dụng trạm điện, tủ điện làm nơi rao vặt

EVNHANOI khuyến cáo không tận dụng trạm điện, tủ điện làm nơi rao vặt

(LĐTĐ) Hiện nay, các biển "Cấm lại gần, cấm sờ, có điện nguy hiểm chết người”… trên các trạm biến áp, tủ điện bị che lấp bởi những tờ rao vặt, làm mất đi tính cảnh báo và tiềm ẩn nguy hiểm cho người dân. Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) khuyến cáo các hộ kinh doanh lựa hình thức quảng cáo phù hợp, không tận dụng trạm điện, tủ điện làm nơi dán quảng cáo, rao vặt.
Nghệ nhân kể chuyện bằng ngôn ngữ của gốm

Nghệ nhân kể chuyện bằng ngôn ngữ của gốm

(LĐTĐ) Mới đây, tại Nhà triển lãm mỹ thuật số 16 Ngô Quyền (Hà Nội), nghệ nhân Trần Nam Tước đã tổ chức triển lãm “Nam Tước - Hồn của đất”. Triển lãm như một không gian thu nhỏ về đất, về nước, về những câu chuyện đời thường được kể bằng ngôn ngữ của gốm.
Sắp khai mạc Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3

Sắp khai mạc Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3

(LĐTĐ) Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024 sẽ diễn ra trong 5 ngày, từ ngày 29/11 đến ngày 3/12/2024 tại Khu đô thị Mailand HaNoi City, xã An Khánh (huyện Hoài Đức, Hà Nội).
Thi đua xây dựng "Trường học hạnh phúc"

Thi đua xây dựng "Trường học hạnh phúc"

(LĐTĐ) Ngày 11/11, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Bắc Từ Liêm tổ chức lễ phát động thi đua xây dựng "Trường học hạnh phúc" năm học 2024 - 2025 tại Trường Tiểu học Phúc Diễn.
Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Yên Bình

Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Yên Bình

(LĐTĐ) Chiều 11/11, tại Nhà văn hóa thôn 5, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn tham dự ngày hội.
6 ý tưởng vào chung khảo cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024

6 ý tưởng vào chung khảo cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 296/KH-UBND tổ chức vòng chung khảo Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính thành phố Hà Nội năm 2024.
Mong chờ Ngày hội Việt phục “Bách Hoa Bộ Hành” 2024

Mong chờ Ngày hội Việt phục “Bách Hoa Bộ Hành” 2024

(LĐTĐ) Ngày hội Việt phục “Bách Hoa Bộ Hành” 2024 sẽ diễn ra vào ngày 17/11 tại Hà Nội, vinh danh trang phục truyền thống. Sự kiện thu hút 300 - 500 người, bao gồm các đoàn chiến hành, kỷ niệm 10 năm phong trào cổ phục Việt Nam, góp phần quảng bá văn hóa dân tộc.
Hà Nội: Quan tâm, nâng đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Hà Nội: Quan tâm, nâng đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Mặc dù chịu nhiều vất vả, thiệt thòi trong cuộc sống, nhưng bù lại, không ít trẻ em khó khăn trên địa bàn thành phố Hà Nội đã nhận được sự quan tâm chu đáo, đầy đủ của Thành phố, các cấp, ngành, từ đó được ấm lòng, có thêm động lực vượt khó, vươn lên trong cuộc sống.
Kiến tạo không gian sống xanh từ sức mạnh cộng đồng

Kiến tạo không gian sống xanh từ sức mạnh cộng đồng

Với mục tiêu phát triển trở thành đô thị xanh, thông minh và bền vững, nhiều địa phương của Thủ đô Hà Nội đã xây dựng mô hình "Xã, phường, thị trấn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn". Điều đó đã tạo nên một diện mạo Thủ đô đổi thay ấn tượng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động