Hồi ức của những cựu binh về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc
Lòng tự hào lớp thanh niên thời chiến | |
Bài 1: Cuộc chiến tranh bảo vệ chủ quyền biên giới Tây Nam |
Ký ức một thời hoa lửa
Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc đã lùi xa, bước qua những ngày tháng cam go, khốc liệt, có người trở về, có người vĩnh viễn nằm xuống nơi chiến trường đầy máu và lửa.
Trong số những người trở về từ mặt trận Vị Xuyên trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc (1979 – 1989) có hai người lính là ông Nguyễn Mạnh Hùng (SN 1962) và ông Phạm Quang Luyện (SN 1958), hiện sống tại phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội. Năm đó, họ là những thanh niên theo lời kêu gọi của Tổ quốc, tình nguyện lên đường nhập ngũ.
Nhớ về kỷ niệm một thời hoa lửa của dân tộc, ông Hùng bồi hồi xúc động: Tháng 2/1979, chiến tranh biên giới nổ ra, lúc ấy ông chỉ mới là một thanh niên vừa bước sang tuổi 16.
Trong không khí sôi sục của đất nước, ông Hùng và nhiều bạn bè cùng trang lứa đã nung nấu ý định lên đường nhập ngũ, bảo vệ Tổ quốc dù chưa đủ tuổi. Và phải đến tận năm 1983, khi đã trở thành sinh viên của trường Trung cấp nghề Hà Nội ông mới có thể thực hiện được ước nguyện của mình.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng say sưa kể về những kỉ niệm cũ. |
Sau một thời gian được huấn luyện tại Quân khu Thủ đô, tháng 3/1984, ông theo Trung đoàn E544 lên chiến trường Vị Xuyên (Hà Giang) để giúp đỡ các chiến sĩ làm hầm bê tông, đảm nhận nhiệm vụ phòng thủ dưới đất.
Những năm tháng trên chiến trường Vị Xuyên là những ngày tháng gian khổ với đạn pháo bắn phá liên tục suốt ngày đêm, những bữa cơm trắng với muối, tấm áo ấm thay phiên nhau mặc khi canh gác… và những kỷ niệm về đồng đội anh dũng, nghĩa tình.
Cũng như ông Hùng, cựu binh Phạm Quang Luyện, sĩ quan thuộc Sư đoàn 356 (Sư đoàn được mệnh danh lá chắn thép phía Tây Bắc) không thể quên những ngày tháng gian nan lúc trước.
Năm 1979, theo lệnh tổng động viên, ông Hùng lên đường nhập ngũ và được điều động lên chiến trường biên giới phía Bắc, đóng quân ở ngã tư Xuân Giao (huyện Tam Đường, tỉnh Lào Cai).
Đến năm 1980, ông được cử đi học sĩ quan thông tin của trường Quân chính Quân khu II một năm và sau đó trở thành sĩ quan của Trung đoàn thông tin Quân khu II.
Năm 1984, ông Luyện trực tiếp tham gia chiến đấu ở chiến trường Vị Xuyên. Nhiệm vụ của ông bây giờ hết sức đặc biệt, đó là đưa thông tin lên tận chốt cho các chiến sĩ.
Ông Phạm Quang Luyện bên những kỷ vật được ông lưu giữ từ thời chiến. |
Với công việc đi đầu, nối liền thông tin cho các chiến sĩ, ông đã từng đi qua rất nhiều địa danh lịch sử nổi tiếng thảm khốc nhất bấy giờ. Ông nhớ như in về địa danh được gọi là núi 400 - một núi đá, do bị bắn phá quá nhiều khiến cho cả núi bạc trắng như vôi; ngọn 300 được mệnh danh là đồi máu - một vùng núi đất đỏ, bị đạn pháo cày xới, trở nên lầy lội, bùn đất ngập đến tận bụng…
“Những người chiến sĩ năm đó, ai cũng là người hùng, đặc biệt là những người đã ngã xuống. Họ xứng đáng được lịch sử ghi nhận và sẽ luôn sống mãi trong lòng những người ở lại” – ông Luyện chia sẻ.
Có lẽ chính vì muốn lưu giữ ký ức về những người đồng đội, một thời lịch sử bi hùng của dân tộc mà ông đã giữ những kỷ vật thời chiến, góp nhặt nó thành một bộ sưu tập cho riêng mình.
Những trăn trở trong thời bình
Sau khi chiến tranh biên giới kết thúc, các đơn vị lần lượt giải thể, hai ông cũng theo đó mà giải ngũ. Trở về với cuộc sống bình thường sau bao năm chiến đấu hai ông quyết định xin đi xuất khẩu lao động sang Đức để ổn định kinh tế gia đình.
Sau này khi về nước, với tinh thần người lính cụ Hồ và sự động viên của chính quyền địa phương, hai ông tiếp tục tham gia hoạt động ở các đoàn thể, chính trị xã hội.
“Một thời gian sau khi trở lại địa phương, tôi tham gia vào Hội Cựu chiến binh, Mặt trận Tổ Quốc, Tổ dân phố, Ban chỉ huy quân sự… Gọi là góp chút sức mình cho đất nước trong thời bình mà thôi” – cựu binh Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.
Trong những năm công tác tại địa phương, hai ông luôn nhiệt tình với công việc, được người dân trong tổ dân phố cũng như phường Trung Tự yêu mến, tin tưởng. UBND phường cũng đã nhiều lần khen thưởng về thành tích hoạt động của hai ông. Hàng năm, trong ngày giao thừa ông Hùng luôn có mặt tại phường để trực an ninh, đảm bảo an toàn cho bà con trong phường vui xuân, đón Tết.
Còn ông Luyện lại chọn cho mình một cách riêng, vừa là thú vui của một người mang tâm hồn nghệ sĩ vừa là để tri ân những người đồng đội cũ, bằng cách lưu lại các kỷ vật cũ thời chiến tranh. Ông bảo, ông giữ lại hết mọi kỷ vật của mình cũng như những thứ mình tìm thấy trong quãng thời gian tham gia chiến đấu trên chiến trường tạo thành một bộ sưu tập. Bộ sưu tập ấy chính là một phần minh chứng cho một thời chiến tranh máu lửa của dân tộc.
Tuy chiến tranh đã lùi xa nhưng ông Luyện và ông Hùng chưa bao giờ thôi trăn trở về những người đồng đội đã ngã xuống. |
Chiến tranh đã lùi xa, những người trở về cũng dần ổn định cuộc sống, mỗi người có một cuộc đời khác nhau, thế nhưng khi nói về đồng đội, họ vẫn còn nhiều trăn trở, tiếc nuối.
Riêng với hai ông, nỗi day dứt nhất chính là việc hiện nay còn một số hài cốt của đồng đội vẫn còn nằm lại bên kia bên giới chưa thể trở về với quê hương. “Mỗi người lính chúng tôi năm đó, tâm nguyện lớn nhất vẫn là được trở về nhà, với Tổ quốc. Tôi luôn hi vọng, tâm nguyện của những người nằm xuống sẽ được hoàn thành” – ông Luyện chia sẻ.
Tưởng nhớ về những đồng đội đã hi sinh anh dũng, hai ông dự định sẽ trở về thăm lại chiến trường xưa, nơi đồng đội ngã xuống trong thời gian sớm nhất.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Khai mạc Lễ hội hoa hướng dương với chuỗi sự kiện lớn nhất trong năm tại Vạn Phúc City
Cải tạo, chỉnh trang đô thị: Khuyến khích chủ sở hữu tự bảo tồn, chỉnh trang
Có gì hấp dẫn tại Lễ hội hoa hướng dương phong cách cao bồi miền Viễn Tây ở Vạn Phúc City?
Giá xăng dầu hôm nay (27/12): Giá xăng dầu thế giới và trong nước giảm
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 27/12: Không khí lạnh tăng cường, có mưa nhỏ nhiều nơi
Công đoàn HANDICO hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024
Những trường hợp được miễn thi tất cả các môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT
Tin khác
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả
Gương sáng 21/12/2024 22:32
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh
Gương sáng 19/12/2024 16:28
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức
Gương sáng 07/12/2024 16:39
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết
Gương sáng 25/11/2024 22:31
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô
Gương sáng 25/11/2024 14:33
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”
Gương sáng 17/11/2024 14:57
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo
Gương sáng 15/11/2024 15:05