Hưng Yên tự tin bước vào năm mới
Thấm nhuần quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong lần về thăm Hưng Yên dự Lễ kỷ niệm 190 thành lập tỉnh, 80 năm thành lập Đảng bộ tỉnh và 25 năm tái lập thành tỉnh (19/12/2021) về “Xây dựng Hưng Yên sớm trở thành tỉnh công nghiệp, nông nghiệp hiện đại”; những năm qua, Đảng bộ, Chính quyền, Nhân dân tỉnh Hưng Yên đã không ngừng nỗ lực nhằm phát huy lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý (giáp Thủ đô Hà Nội, gần cảng Hải Phòng), tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, sự phối hợp với các bộ, ban, ngành để cụ thể hóa mục tiêu như chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư.
Những quan điểm, định hướng chỉ đạo về xây dựng và phát triển tinh Hưng Yên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang được Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Hưng Yên thực hiện (Ảnh: TTXVN) |
Trong đó, Tỉnh ủy Hưng Yên xác định chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo 3 trụ cột chính để giải bài toán tăng trưởng nhanh, bền vững cho địa phương đó là: Công nghiệp - thương mại, dịch vụ và nông nghiệp. Để thực hiện thắng lợi mô hình này, việc đầu tiên Hưng Yên tập trung đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng, trọng điểm là các dự án giao thông có tính kết nối, lan tỏa; thực hiện quy hoạch bài bản các khu công nghiệp quy mô theo hướng xanh, thân thiện với môi trường nhằm thu hút các dự án đầu tư lớn, có hàm lượng công nghệ và chất xám cao. Về nông nghiệp, đẩy mạnh việc dồn điền, đổi thửa tạo ra cách đồng mẫu lớn áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào canh tác và sản xuất. Đặc biệt, khuyến khích mô hình kinh tế hợp tác (mô hình tưởng chừng ngủ quên trong thời gian khá dài) trong sản xuất nông nghiệp, xem đây là trụ cột chính đưa nông nghiệp Hưng Yên phát triển. Đồng thời, không ngừng hỗ trợ, đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ, các hợp tác xã dịch vụ…
Tuy nhiên, xác định được mô hình chuyển đổi và các trụ cột chính làm động lực cho phát triển kinh tế mà thiếu sự chỉ đạo để “bộ máy” vận hành trơn tru, hiệu quả thì sẽ không dẫn đến thành công. Chính vì thế, Đảng bộ, Chính quyền tỉnh Hưng Yên đặc biệt coi trọng yếu tố con người. Bên cạnh đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho các nhà đầu tư, gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, viẹc quy định trách nhiệm người đứng đầu sở, ngành, địa phương được cho là “chìa khóa” của thành công. Cùng một cơ chế, chính sách… nhưng lĩnh vực nào, địa phương nào bị trì trệ, ách tắc trong công việc, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm cao nhất trước Ban Thường vụ, Đảng bộ tỉnh. Cách làm này của người đứng đầu Tỉnh ủy, Ban Thường vụ… thực sự đã tạo ra khí thế mới trong hành động, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói: “Tiền hô hậu ủng, nhất hô bá ứng, trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ khởi công Khu Công nghiệp số 5 của Tỉnh (Ảnh: CTV) |
Với cách làm trên, đến nay Hưng Yên là một trong những địa phương có kết cấu hạ tầng tốp đầu cả nước, là địa chỉ tin cậy của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc…
Riêng năm 2023, theo số liệu Tổng cục Thống kê ước tính tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 10,05% vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch 9%), đưa tỉnh Hưng Yên vươn lên mức tăng trưởng cao thứ 4/11 tỉnh đồng bằng sông Hồng, xếp thứ 7/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Mức tăng trưởng này đã vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 (mục tiêu tăng từ 7,5 - 8%/năm). Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp, xây dựng chiếm 61,7%; Thương mại, dịch vụ chiếm 31,3%; Nông nghiệp, thủy sản chiếm 7%. GRDP bình quân đầu người 112 triệu đồng. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội vượt kế hoạch đề ra, đạt 68.793 tỷ đồng (kế hoạch 63.500 tỷ đồng) tăng 24,71% so năm 2022. Tỉ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 0,9% (kế hoạch là 1,6%)… Thu hút đầu tư mới và điều chỉnh tăng thêm năm 2023 đạt 18.387 tỷ đồng và 776,27 triệu USD. Trong đó, thu hút được 87 dự án đầu tư mới, bao gồm 41 dự án trong nước và 46 dự án nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 14.527 tỷ đồng và 556,97 triệu USD. Tính chung, trong năm qua, Hưng Yên thu hút được 1,05 tỷ USD vốn FDI và khoảng 20.000 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước.
Hoạt động của doanh nghiệp có tín hiệu tích cực, 1.390 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký mới đạt 22.810 tỷ đồng, nâng tổng số hiện có 16.268 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký đạt 198.396 tỷ đồng… Hàng loạt các dự án về giao thông, khu công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao đã và đang được triển khai.
Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên Nguyễn Hữu Nghĩa phát biểu Hội nghị thu hút đầu tư với các doanh nghiệp Hoa Kỳ tại thành phố San Francisco, bang California (Hoa Kỳ) (Ảnh: TTXVN) |
Về phát triển nông nghiệp - nông thôn- nông dân, trong năm 2023, có 25 xã đạt nông thôn mới nâng cao, nâng số nông thôn mới nâng cao của toàn tỉnh lên con số 108 xã, bằng 78%; có 10 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu, nâng tổng số xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu lên 25 xã... Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, từ 1,93% năm 2022 xuống còn 0,86% và hướng tới mục tiêu dưới 0,5% vào năm 2025.
Tổng thu ngân sách năm 2023 ước đạt 33.100 tỷ đồng, đạt 144% dự toán. Trong đó, thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu ước đạt 3.600 tỷ đồng; thu nội địa được 29.500 tỷ đồng, vượt 61,8% dự toán. Kết quả thu ngân sách nhà nước vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 (mục tiêu là thu ngân sách đạt 21.500 tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 16.500 tỷ đồng). Nếu xét về thu ngân sách, Hưng Yên vươn lên xếp tốp đầu cả nước. Đây là “chỉ số” phản ánh khách quan về sự phát triển kinh tế của mỗi địa phương.
Trên thành tựu đã đạt được trong năm qua, năm 2024, tỉnh Hưng Yên phấn đấu tăng trưởng kinh tế đạt từ 7,5 - 8%; giá trị sản xuất nông nghiệp, thủ sản tăng 2%; công nghiệp xây dựng tăng từ 8,5 - 8,7%; thương mại dịch vụ tăng 9%. Tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 121 triệu đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 7 tỷ USD; tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 70.000 tỷ đồng. Thu ngân sách nhà nước đạt 32.823 tỷ đồng; phấn đấu có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 30% xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; một huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao để phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 1 huyện đạt nông thôn mới kiểu mẫu…
Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp năm 2023, Hưng Yên thu hút được 1,05 tỷ USD vốn FDI và khoảng 20.000 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước (Ảnh: Một góc KCN tỉnh Hưng Yên) |
Để đạt mục tiêu đề ra, tỉnh Hưng Yên khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ về duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; đồng thời, cụ thể hóa, triển khai thực hiện có chất lượng quy hoạch tỉnh thông qua việc rà soát, xây dựng, cập nhật, điều chỉnh các quy hoạch ngành, địa phương có liên quan đến quy hoạch tỉnh. Tỉnh tiếp tục thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); ưu tiên thu hút các nhà đầu tư, các tập đoàn đa quốc gia các dự án dầu tư lớn, ứng dụng công nghệ cao, an toàn môi trường; đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trọng điểm tỉnh, tạo bước đột phá trong phát triển giao thông, các khu công nghiệp cụm công nghiệp.
… Năm mới 2024 đã đến, một năm với những cơ hội và thách thức đan xen, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên nhấn mạnh: 2024 là năm bản lề, bứt phá, có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện hoàn thành kế hoạch 5 năm 2021 - 2025 và Nghị quyết Đại hội XIX của Đảng bộ tỉnh, song dự báo bối cảnh tình hình còn nhiều khó khăn, thách thức. Vì vậy, mục tiêu và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024 rất nặng nề. Toàn Đảng bộ, toàn dân, toàn quân tỉnh tiếp tục đoàn kết, thống nhất, nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tối đa mọi tiềm năng, lợi thế, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, quyết tâm hoàn thành, hoàn thành vượt mức mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024, tạo nền tảng vững chắc để hướng tới thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Phấn đấu xây dựng Hưng Yên sớm trở thành tỉnh giàu đẹp trong Vùng Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm khu vực.
Nên xem
Giải mã năng lực vượt trội của Masterise trên hành trình kiến tạo đô thị bền vững
Vạn Phúc City là một trong ba điểm bắn pháo hoa dịp Tết Dương lịch 2025 tại TP.HCM
Quận Thanh Xuân công bố sáp nhập 4 phường Kim Giang và Hạ Đình, Thanh Xuân Bắc và Thanh Xuân Nam
Quận Đống Đa: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, triển khai Chi bộ bốn tốt
“Be The Celebration” - Chốt lịch đến ngay lễ hội đón năm mới 2025 tại trung tâm mới
Sắp diễn ra lễ hội hoa hướng dương lớn nhất với chủ đề “độc lạ miền Viễn Tây"
Nhận định kết quả trận đấu giữa Singapore và Việt Nam: 3 điểm cho các "chiến binh sao Vàng"?
Tin khác
Quận Thanh Xuân công bố sáp nhập 4 phường Kim Giang và Hạ Đình, Thanh Xuân Bắc và Thanh Xuân Nam
Sự kiện 26/12/2024 20:36
TP.HCM: Yêu cầu thực hiện nghiêm Nghị quyết số 18-NQ/TW
Sự kiện 25/12/2024 10:39
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp năm 2025 là 1,44%
Sự kiện 25/12/2024 10:35
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Còn nhiều vi phạm về trật tự xây dựng tại khu vực bãi sông
Sự kiện 19/12/2024 16:30
Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Sự kiện 19/12/2024 15:20
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng mắc cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
Sự kiện 18/12/2024 13:20
Triển khai công tác Tư pháp năm 2025: Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước
Sự kiện 17/12/2024 13:45