Hướng dẫn mới về đánh giá, xếp loại công đoàn, nghiệp đoàn

(LĐTĐ) Theo hướng dẫn mới của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, có 4 mức xếp loại chất lượng hoạt động công đoàn cơ sở (CĐCS) theo số điểm, đó là: CĐCS hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, CĐCS hoàn thành tốt nhiệm vụ, CĐCS hoàn thành nhiệm vụ và CĐCS không hoàn thành nhiệm.
huong dan moi ve danh gia xep loai cong doan nghiep doan Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho 154 cán bộ Công đoàn cơ sở
huong dan moi ve danh gia xep loai cong doan nghiep doan Phát huy hiệu quả vai trò đại diện
huong dan moi ve danh gia xep loai cong doan nghiep doan Gắn hoạt động công đoàn với chuyên môn

Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa ban hành Hướng dẫn số 1294/HD-TLĐ về đánh giá, xếp loại chất lượng hoạt động CĐCS, nghiệp đoàn cơ sở. Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, việc đánh giá, xếp loại chất lượng hoạt động của CĐCS, kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ công đoàn nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế khuyết điểm, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của CĐCS đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần xây dựng CĐCS vững mạnh; làm cơ sở bình xét thi đua, khen thưởng để tôn vinh những CĐCS tiêu biểu, xuất sắc.

huong dan moi ve danh gia xep loai cong doan nghiep doan
Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Lê Đình Hùng trao Cờ thi đua của LĐLĐ TP Hà Nội tới CĐCS khối trường học quận Long Biên đạt vững mạnh xuất sắc

Theo đó, các CĐCS cần nghiêm túc triển khai việc đánh giá, xếp loại chất lượng hoạt động hằng năm, công khai kết quả tới đoàn viên và cán bộ công đoàn. Công đoàn cấp trên tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, thẩm định kết quả thực hiện, khắc phục tình trạng nể nang, hình thức trong đánh giá, xếp loại CĐCS.

Tiêu chí đánh giá phải tập trung vào thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của CĐCS theo quy định của Điều lệ Công đoàn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra; phương pháp, quy trình các bước đánh giá, xếp loại CĐCS phải cụ thể, dễ thực hiện.

Hướng dẫn phân loại CĐCS theo đặc thù riêng của 5 nhóm: Nhóm CĐCS thuộc cơ quan nhà nước, cơ quan của tổ chức chính trị, chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang, sự nghiệp công lập; nhóm CĐCS trong các doanh nghiệp nhà nước; nhóm CĐCS trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập; nhóm CĐCS trong các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và nghiệp đoàn

Trong đó nêu rõ 3 nhóm tiêu chí: Đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động và tham gia quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát; xây dựng tổ chức Công đoàn; công tác tuyên truyền và các hoạt động khác. Mỗi nhóm loại hình CĐCS có các chỉ số đánh giá khác nhau và có thang điểm cụ thể cho từng nhóm tiêu chí. Hướng dẫn này sẽ thay thế Hướng dẫn số 1931/HD-TLĐ ngày 27/12/2014, có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 và được phổ biến đến CĐCS, nghiệp đoàn cơ sở.

Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng mới ban hành Hướng dẫn số 1295/HD-TLĐ về đánh giá, xếp loại chất lượng hoạt động công đoàn (CĐ) cấp trên trực tiếp cơ sở. Hướng dẫn này thay thế Hướng dẫn số 1932/HD-TLĐ ngày 27/12/2014, có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 và được phổ biến đến tất cả các CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở.

Theo đó, chất lượng hoạt động của cấp trên trực tiếp cơ sở được xếp 4 loại: CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ; CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở hoàn thành nhiệm vụ; CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở không hoàn thành nhiệm vụ.

Theo yêu cầu, nội dung, tiêu chí đánh giá CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở cần tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện phương châm “Hướng về cơ sở và người lao động”. Việc đánh giá, xếp loại phải bảo đảm nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, minh bạch, trung thực, khách quan, toàn diện, công bằng, phù hợp với đặc thù của loại hình CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở.

Có 3 nhóm tiêu chí đánh giá, đó là: Hướng dẫn, hỗ trợ CĐCS và người lao động; thực hiện chương trình, kế hoạch công tác năm; công tác tham gia quản lý, phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách đối với người lao động.

Hướng dẫn chia CĐ cấp trên cơ sở trực tiếp thành 4 nhóm loại hình: LĐLĐ quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, TP trực thuộc trung ương: CĐ các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất; CĐ ngành địa phương; CĐ tổng công ty; CĐ cơ quan trung ương và các CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở đặc thù khác. Tùy theo đặc thù loại hình CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở mà tiêu chí, chỉ tiêu để chấm điểm, xếp loại được phân định khác nhau.

B.D

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hai doanh nghiệp hơn 530 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hai doanh nghiệp hơn 530 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, đã ban hành các quyết định xử phạt hành chính số tiền 395 triệu đồng đối với CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia, và phạt tiền 137,5 triệu đồng đối với CTCP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc gia I.D.I. do các vi phạm về công bố thông tin; không ký kết hợp đồng bằng văn bản khi tiến hành giao dịch với người có liên quan; vi phạm quy định về giao dịch với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người có liên quan của các đối tượng này.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Nhiều chính sách về tiền lương, tiền thưởng có hiệu lực từ tháng 12

Nhiều chính sách về tiền lương, tiền thưởng có hiệu lực từ tháng 12

(LĐTĐ) Hướng dẫn mới về xếp lương viên chức ngành giáo dục nghề nghiệp; tăng chế độ bồi dưỡng cho người rà phá bom mìn... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12 này.
Phát huy vai trò của Công đoàn trong ngành Giáo dục và Đào tạo

Phát huy vai trò của Công đoàn trong ngành Giáo dục và Đào tạo

(LĐTĐ) Thời gian qua, bám sát sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, của Thị ủy - UBND thị xã Sơn Tây, LĐLĐ Thị xã phối hợp với Phòng GD&ĐT Thị xã chỉ đạo các nhà trường và các Công đoàn cơ sở triển khai đổi mới phương pháp dạy và học gắn với đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, kết quả đánh giá cán bộ giáo viên. Qua công tác phối hợp, vai trò của Công đoàn trong ngành Giáo dục và Đào tạo từng bước được khẳng định.
LĐLĐ quận Đống Đa: Bảo vệ tốt quyền lợi người lao động

LĐLĐ quận Đống Đa: Bảo vệ tốt quyền lợi người lao động

(LĐTĐ) Xác định chức năng cốt lõi của tổ chức Công đoàn là đại diện, chăm lo, bảo vệ người lao động (NLĐ); thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Đống Đa luôn chú trọng thực hiện tốt, đưa các hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ trên địa bàn quận đi vào chiều sâu, đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả.
Sửa đổi Luật Dược: Chỉ cho phép bán thuốc online trong một số trường hợp

Sửa đổi Luật Dược: Chỉ cho phép bán thuốc online trong một số trường hợp

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với rất nhiều điểm mới, bao gồm cả hoạt động kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo phương thức thương mại điện tử trên sàn giao dịch thương mại điện tử...
Nâng cao chất lượng phong trào công nhân, viên chức

Nâng cao chất lượng phong trào công nhân, viên chức

(LĐTĐ) Bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương và tổ chức Công đoàn, các đơn vị trong Cụm thi đua số 1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã có nhiều giải pháp để triển khai hiệu quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) cũng như hoạt động công đoàn và đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024.

Tin khác

LĐLĐ quận Đống Đa: Bảo vệ tốt quyền lợi người lao động

LĐLĐ quận Đống Đa: Bảo vệ tốt quyền lợi người lao động

(LĐTĐ) Xác định chức năng cốt lõi của tổ chức Công đoàn là đại diện, chăm lo, bảo vệ người lao động (NLĐ); thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Đống Đa luôn chú trọng thực hiện tốt, đưa các hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ trên địa bàn quận đi vào chiều sâu, đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả.
Nâng cao chất lượng phong trào công nhân, viên chức

Nâng cao chất lượng phong trào công nhân, viên chức

(LĐTĐ) Bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương và tổ chức Công đoàn, các đơn vị trong Cụm thi đua số 1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã có nhiều giải pháp để triển khai hiệu quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) cũng như hoạt động công đoàn và đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024.
Biểu dương công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên

Biểu dương công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên

(LĐTĐ) Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam sẽ tổ chức biểu dương công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam lần I năm 2025, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Chú trọng triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động

Chú trọng triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động

(LĐTĐ) Năm 2024, các cấp Công đoàn Thủ đô đã chú trọng triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đoàn viên, người lao động. Từ đó, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Tổ chức Hội nghị người lao động mỗi năm 1 lần

Tổ chức Hội nghị người lao động mỗi năm 1 lần

(LĐTĐ) Thời gian tổ chức Hội nghị người lao động là mỗi năm 1 lần sau khi kết thúc năm tài chính của doanh nghiệp nhưng không chậm hơn 3 tháng của năm tiếp theo do người đại dỉện có thẩm quyền quyết định sau khi lấy ý kiến của Ban Chấp hành Công đoàn.
Triển khai công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông tới hơn 100 cán bộ Công đoàn Đà Nẵng

Triển khai công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông tới hơn 100 cán bộ Công đoàn Đà Nẵng

(LĐTĐ) Ngày 1/12, tại thành phố Đà Nẵng, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới” (Chỉ thị số 23).
Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ 6

Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ 6

(LĐTĐ) Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Thành phố khóa VI, kỳ họp thứ 6 vừa được tổ chức mới đây dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội. Đồng chí Phạm Thị Nguyên Hạnh - Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội dự hội nghị.
Chỉ đạt được ước mơ nếu lao động quên mình

Chỉ đạt được ước mơ nếu lao động quên mình

(LĐTĐ) Đó là thông điệp của đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ đẩy mạnh học tập suốt đời trong công nhân lao động, tới 100 cán bộ Công đoàn cơ sở kiêm nhiệm (không hưởng lương ngân sách) diễn ra tại thành phố Đà Nẵng ngày 30/11/2024.
Những điểm mới Luật Công đoàn (sửa đổi)

Những điểm mới Luật Công đoàn (sửa đổi)

(LĐTĐ) Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) với 6 chương và 37 điều, bổ sung thêm nhiều điểm mới quan trọng so với Luật hiện hành.
Bối cảnh mới, cán bộ Công đoàn cần có tư duy và tầm nhìn đổi mới

Bối cảnh mới, cán bộ Công đoàn cần có tư duy và tầm nhìn đổi mới

(LĐTĐ) “Bối cảnh tình hình mới và những vấn đề đặt ra với tổ chức Công đoàn Việt Nam hiện nay đòi hỏi cán bộ Công đoàn cần phải có tư duy và tầm nhìn đổi mới, phải được trang bị những kỹ năng cần thiết để thích nghi với tình hình”. Đây là ý kiến quán triệt của đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam với cán bộ lãnh đạo Công đoàn cấp trên cơ sở thành phố Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động