Chọn sách giáo khoa lớp 1 theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới:

Hướng đến phát triển toàn diện học sinh

(LĐTĐ) Thời điểm này, dù gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, song các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn đang khẩn trương nghiên cứu, lựa chọn sách giáo khoa (SGK) lớp 1 để tổ chức giảng dạy từ năm học 2020 - 2021. Thận trọng, công khai, minh bạch là những tiêu chí được ưu tiên hàng đầu trong việc lựa chọn bởi bản thân các nhà trường cũng ý thức sâu sắc việc lựa chọn SGK lớp 1 sẽ quyết định đến chất lượng dạy và học…
huong den phat trien toan dien hoc sinh Công bố giá 4 bộ sách giáo khoa lớp 1
huong den phat trien toan dien hoc sinh Ra mắt sách giáo khoa lớp 1 phiên bản điện tử
huong den phat trien toan dien hoc sinh Thêm 7 sách giáo khoa lớp 1 được phê duyệt

Tôn trọng quyền tự quyết

Tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, song với tinh thần chủ động, những ngày này các nhà trường trên địa bàn Hà Nội đã và đang thực hiện nhiều biện pháp phòng trừ như phun hóa chất khử khuẩn, vệ sinh trường lớp, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp hơn giúp đẩy lùi bệnh dịch.

Bên cạnh đó, công tác thảo luận chuyên đề dạy học trực tuyến như “Trường học kết nối”, phần mềm Zoom, Skype, Zalo, email… để áp dụng vào bài dạy trong những ngày học sinh được nghỉ học cũng được triển khai.

huong den phat trien toan dien hoc sinh
Việc lựa chọn SGK lớp 1 mới phải đảm bảo thận trọng, công khai, minh bạch.

Đáng ghi nhận, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thủ đô cũng nghiêm túc triển khai Thông tư số 01/2020/TT-BGDĐT ngày 30/1/2020 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn việc lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông để việc lựa chọn SGK lớp 1 đưa vào giảng dạy từ năm học 2020 - 2021 đúng tiến độ.

Cụ thể, ngay sau khi Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 01/2020/TT-BGDĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội, các Phòng GD&ĐT của 30 quận/huyện/thị xã đã nhanh chóng triển khai các nội dung của Thông tư tới tất cả các trường thuộc phạm vi quản lý để các trường bắt tay vào việc xây dựng quy trình lựa chọn SGK.

Trực tiếp đến một số trường tiểu học mới thấy, tinh thần, trách nhiệm của lãnh đạo ngành Giáo dục các địa phương cũng như của cơ sở giáo dục được nêu cao. Tại nhiều cơ sở, ngoài việc tham khảo, nghiên cứu trực tiếp trên các bản sách mẫu, giáo viên còn nghiên cứu qua Internet và sinh hoạt chuyên môn qua phần mềm dạy học trực tuyến để lựa chọn được bộ sách ưng ý nhất.

Trường Tiểu học Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm) là ví dụ. Tại đây, các giáo viên được chia làm 6 nhóm theo môn học, hoạt động giáo dục, mỗi nhóm có khối trưởng chuyên môn làm nhóm trưởng. Thành viên của từng nhóm đọc toàn bộ các đầu sách được phân công, trao đổi, thảo luận về những ưu, nhược điểm trong từng bài học.

Nhiều giáo viên cho rằng, việc được quyền chọn SGK để giảng dạy là cơ hội để các trường học phát huy quyền tự chủ, nhưng cũng là trách nhiệm nặng nề, đòi hỏi mỗi nhà trường phải thực hiện nghiêm túc, minh bạch. Khó khăn hiện nay là học sinh đang tạm nghỉ học, nên việc lựa chọn sách chủ yếu mang tính chủ quan, chưa được trải nghiệm bằng thực tế dạy học.

Tương tự, tại quận Hà Đông, việc đánh giá SGK lớp 1 mới cũng đã được các trường hoàn thành. Theo tìm hiểu, toàn quận Hà Đông có 38 trường tiểu học. Thời điểm này các trường đều đã tập hợp phiếu đánh giá từng cuốn sách mỗi môn học của 5 bộ sách mới.

Tuy nhiên, do thời gian này toàn ngành Giáo dục đang tập trung vào việc phòng chống dịch bệnh do Covid-19 gây ra nên Hà Đông vẫn đang chờ các hướng dẫn tiếp theo của Sở GD&ĐT Hà Nội để triển khai các bước tiếp theo.

Được biết, với các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thủ đô, ngoài các tiêu chí theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT, tinh thần chung của các địa phương là SGK được lựa chọn phải phù hợp với năng lực học tập của học sinh; tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học trò của mình…

Thận trọng, công khai, minh bạch

Một điểm chung trong quá trình lựa chọn SGK mới là các nhà trường đều xác định đây là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Bởi chỉ khi lựa chọn bộ sách phù hợp nhất thì mới có thể có kế hoạch giảng dạy cũng như lựa chọn phương pháp hình thức dạy học phù hợp để triển khai ở cơ sở của mình.

Việc lựa chọn bộ sách phù hợp nhất còn giúp thầy cô lựa chọn được phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, phát huy năng lực của từng đối tượng học sinh. Qua đó cũng tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực, giúp các em đạt mục tiêu bài học cũng như mục tiêu của chương trình giáo dục đề ra.

huong den phat trien toan dien hoc sinh
SGK lớp 1 mới do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn, xuất bản.

Theo tìm hiểu, giá thành các bộ SGK cũng là yếu tố quan trọng để các hội đồng lựa chọn SGK các trường cân nhắc trong khâu quyết định cuối cùng. Mới đây, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã công bố giá của 4 bộ SGK lớp 1 mới do đơn vị biên soạn, xuất bản được Bộ GD&ĐT phê duyệt cho phép sử dụng trong chương trình giáo dục phổ thông mới triển khai từ năm học 2020 - 2021.

Theo đó, giá các bộ SGK cụ thể như sau: Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống (gồm 10 cuốn) giá 179.000 đồng, bộ Chân trời sáng tạo (gồm 9 cuốn) giá 186.000 đồng, bộ Cùng học để phát triển năng lực (gồm 10 cuốn) giá 194.000 đồng và bộ Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục (gồm 9 cuốn) giá 189.000 đồng. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Đầu tư Xuất bản - Thiết bị giáo dục Việt Nam cũng xác định bộ SGK Cánh diều (gồm 9 cuốn) có giá 199.000 đồng.

Sau khi công khai giá, dư luận xã hội cũng có nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu tính theo giá bộ SGK lớp 1 hiện hành của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là 54.000 đồng thì bộ sách lớp 1 mới do các Nhà xuất bản kê khai đều có giá tăng rất mạnh.

Nhiều phụ huynh cũng tỏ ra băn khoăn, bởi 5 bộ SGK lớp 1 mới vừa được công bố giá với mức tăng từ 3 tới 4 lần so với bộ sách hiện hành, điều này đang “làm khó” các trường trong việc chọn bộ sách phù hợp.

Theo Thông tư số 01/2020/TT-BGDĐT ngày 30/1/2020 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn việc lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông, việc lựa chọn SGK sẽ được căn cứ trên 2 tiêu chí: Phù hợp với đặc kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với điều kiện tổ chức dạy, học tại cơ sở giáo dục phổ thông.

Mỗi cơ sở giáo dục phổ thông thành lập 1 Hội đồng lựa chọn SGK. Đối với trường phổ thông có nhiều cấp học, mỗi cấp học thành lập 1 Hội đồng lựa chọn SGK. Hội đồng bao gồm: Người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện giáo viên dạy các môn học, hoạt động giáo dục có sách giáo khoa được lựa chọn, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông. Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 11 người, trong đó có ít nhất 2/3 là tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên. Đối với cơ sở giáo dục phổ thông có quy mô dưới 10 lớp, số lượng thành viên Hội đồng tối thiểu là 7 người.

Tuy nhiên, theo giải thích của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, các bộ SGK có giá như vậy là bởi việc thực nghiệm SGK cũng đã được thực hiện qua nhiều vòng, trên nhiều đối tượng, ở nhiều địa bàn có điều kiện giáo dục khác nhau.

Ngoài ra, khi có nhiều bộ sách cùng được xuất bản như hiện nay, sản lượng phát hành sẽ giảm đi, các khoản chi phí tổ chức bản thảo được phân bổ theo sản lượng đó sẽ cao hơn so với SGK hiện hành.

Hình thức SGK cũng được chú trọng theo định hướng phát triển năng lực, tăng cường kênh hình, hình ảnh hoá nội dung với hệ thống hình ảnh minh họa phong phú, hấp dẫn. Chất lượng giấy và yêu cầu kĩ thuật in được nâng lên nhằm đảm bảo chất lượng hình ảnh và bảo vệ thị lực cho học sinh…

Trở lại với câu chuyện chọn SGK lớp 1 theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới, một giáo viên có hơn 20 năm dạy tiểu học nhận xét: So với những lần thay SGK trước đây, lần này bộ sách mới có nhiều hình ảnh trực quan, phù hợp với học sinh lớp 1.

Đặc biệt, nhiều sách đã bám sát tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp khi lồng ghép dạy kiến thức văn hóa với nhiều vấn đề khác của đời sống như: Bình đẳng giới, quyền trẻ em, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông…

Bên cạnh những yếu tố tích cực, xét trên câu chuyện chọn SGK lớp 1 theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới thì việc chọn sách phải chọn cho học sinh và cho giáo viên, là hai chủ thể sử dụng. Nói cách khác, dù lựa chọn ra sao thì với học sinh, SGK phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh học tập tích cực và hiệu quả.

Nội dung sách phải đảm bảo tính khoa học, hiện đại, thiết thực với đủ các thành phần cơ bản, dễ sử dụng, thuận lợi cho việc triển khai hoạt động dạy - học, chú trọng đến việc rèn luyện cho học sinh khả năng tự học, tự tìm tòi kiến thức.

Với giáo viên, SGK cũng phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Chẳng hạn, các chủ đề/bài học trong sách phải được thiết kế, trình bày bằng các hoạt động đa dạng, tạo điều kiện cho giáo viên có nhiều phương án lựa chọn hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực…

P.T

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (19/9), toàn thành phố Hà Nội còn 26 trường học chưa thể đón học sinh đến trường học tập trực tiếp trở lại, chủ yếu ở huyện Chương Mỹ.
Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

(LĐTĐ) Để bảo đảm duy trì việc học cho tất cả học sinh và hoàn thành chương trình năm học theo kế hoạch, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

(LĐTĐ) Để chủ động ứng phó với bão số 4, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT một số tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; trực ban 24/24 giờ; thường xuyên cập nhật thông tin từ các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ và chính quyền địa phương để có phương án ứng phó kịp thời.
Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

(LĐTĐ) Trước những thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản mà nhiều địa phương đang gặp phải, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang triển khai các hoạt động quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo... để gửi về vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

(LĐTĐ) Hàng trăm suất quà đã được Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội gửi tới học sinh một số trường học trên địa bàn thị xã Sơn Tây và huyện Quốc Oai bị ngập lụt do ảnh hưởng của bão số 3.
Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục căn cứ mức độ thiệt hại của người dân, xem xét, quyết định hỗ trợ học phí, không thu học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo thẩm quyền và các quy định của pháp luật hiện hành để chia sẻ, hỗ trợ phụ huynh và học sinh, đặc biệt đối với học sinh vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ, thiên tai.
Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Để tiếp tục hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ sớm ổn định việc học tập, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện việc miễn, giảm học phí và có các chế độ hỗ trợ tài chính phù hợp với hoàn cảnh của từng sinh viên.
Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đến truờng học trực tiếp trở lại, giảm 2 trường so với hôm qua.
Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

(LĐTĐ) 150 học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại 3 trường chuyên biệt của thành phố Hà Nội (Trường Tiểu học Bình Minh, Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn và Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu) đã được nhận quà nhân dịp Tết Trung thu.
Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

(LĐTĐ) Những ngày qua, ngành Giáo dục đã nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp ứng phó và khắc phục nhằm ổn định lại hoạt động dạy - học tại các địa phương bị ảnh hưởng do bão, chỉ cho học sinh đến trường khi bảo đảm an toàn.
Xem thêm
Phiên bản di động