Hương Tết ở làng sản xuất tăm hương

Người Việt quan niệm, thắp một nén hương lên ban thờ là thể hiện sự thành kính đối với tổ tiên. Theo đó, để phục vụ nét đẹp tâm linh đó, người dân làng nghề làm hương xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) đã gửi cả tâm hồn, sự miệt mài, chăm chút vào những sản phẩm với hy vọng mang đến sự an lành cho người tiêu dùng trên mọi miền đất nước. Trải qua thời gian, nghề làm hương ở Quảng Phú Cầu cũng có nhiều thay đổi để phù hợp với sự phát triển của thị trường và thị hiếu người tiêu dùng.
huong tet o lang san xuat tam huong Chú trọng chăm lo lương, thưởng Tết cho người lao động
huong tet o lang san xuat tam huong Thưởng Tết âm lịch năm nay sẽ ra sao?

Chứa đựng cái tâm của người làm nghề

Tìm về làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu những ngày cuối năm, đúng thời điểm sôi động nhất trong năm. Trên mọi ngõ ngách của thôn, xóm, đâu đâu cũng một màu đỏ rực. Các xưởng sản xuất hoạt động hết công suất, tiếng máy chẻ tăm chạy ù ù, những công nhân tăng ca làm việc hối hả, xe ô tô từ khắp các nơi đổ về lấy hàng, tất cả chạy đua cùng Tết.

Theo những người trong làng, sản phẩm chính của làng là tăm tre và tăm hương, tuy nhiên, cứ hai, ba tháng trước Tết, các xưởng sản xuất tập trung vào chẻ tăm hương phục vụ nhu cầu tăng cao của thị trường.

Để cho ra những cây hương, người làm hương phải bỏ nhiều công sức mới có một sản phẩm hoàn chỉnh. Để hoàn thành một nén hương, người thợ phải làm nhiều công đoạn từ chẻ, phơi vầu, nhuộm chân hương, làm thân nhang, phơi khô và đóng gói,...

Nhựa trám sau khi mua về được lọc sạch tạp chất, rồi trộn với than của các loại thảo mộc và được nghiền mịn, tới khi được một hỗn hợp dẻo mịn mới đem se với tăm hương, hương làm xong được phơi dưới nắng từ 1 đến 2 ngày mới cho ra chất lượng tốt.

huong tet o lang san xuat tam huong

Những ngày cuối năm, con đường làng ở làng hương đỏ rực như được trải thảm.

Trải qua thời gian, nghề làm hương ở Quảng Phú Cầu cũng có nhiều thay đổi để phù hợp với sự phát triển của thị trường và thị hiếu người tiêu dùng. Ngày nay trước sự phát triển của khoa học kỹ thuật, những nén hương không được se thủ công bằng tay, các công đoạn làm hương đã chuyển sang làm bằng máy móc hiện đại theo đó các công đoạn được xử lý nhanh hơn và cho ra sản phẩm đẹp hơn.

Với nguyên liệu vẫn là nhựa cây trám rừng cùng với thảo mộc thiên nhiên, ngày nay, hương đen của làng được làm đẹp hơn, có mẫu mã, bao bì và được bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm làng nghề truyền thống.

Ông Nguyễn Tiến Thi, Giám đốc hợp tác xã sản xuất hương làng nghề Xà Cầu cho biết: “Hương đen là hương truyền thống của làng đã được cấp bằng làng nghề vào năm 2003, trước đây cả làng đều làm hương nhưng ngày nay số hộ làm nghề còn rất ít. Trước kia, ở Quảng Phú Cầu làm hương đen hoàn toàn thủ công vất vả và sản lượng không nhiều. Nhưng hiện các công đoạn làm hương đều được sử dụng máy móc hiện đại cho ra những sản phẩm hương bóng đẹp và hiệu quả cao”.

Theo ông Thi, năm 2017 hợp tác xã cung cấp ra thị trường khoảng 10 tấn hương, nhưng năm 2018 hứa hẹn cung cấp ra thị trường với sản lượng lớn hơn. Tính riêng dịp cuối năm 2018, hợp tác xã dự kiến cung cấp ra thị trường từ 6 đến 7 tấn hương. Điều khác biệt, dịp Tết ngoài việc đòi hỏi yếu tố tâm linh thì đòi hỏi những nén hương có chất lượng, mẫu mã đẹp hơn so với những ngày thường.

Sản phẩm hương của làng được người tiêu dùng đón nhận bởi sản phẩm được làm 100% nguyên liệu thảo mộc thiên nhiên, không hóa chất. Tăm hương được làm từ cây tre nứa, vầu trên rừng, than bằng các loại thảo mộc đốt ra, mùi thơm từ nhựa cây trám rừng chúng quyện với nhau tạo ra mùi thơm đặc trưng cho hương thơm truyền thống của làng.

huong tet o lang san xuat tam huong

Ông Nguyễn Tiến Thi, tranh thủ chút nắng để phơi hương chuẩn bị cho những chuyến hàng Tết.

“Thắp hương của làng là người ta nhớ đến Tết bởi mùi của hương là mùi đặc trưng của Tết, mùi của sự cổ truyền. Làm hương tuy không quá khó nhưng đòi hỏi người làm nghề phải có tâm, phải làm những sản phẩm có chất lượng. Theo đó, mỗi gói hương làm ra đều chứa đựng cái tâm của người làm nghề. Những người thợ làm hương ở xã Quảng Phú Cầu luôn tâm niệm, hương liên quan đến tâm linh nên các công đoạn làm hương không được cẩu thả và các nguyên liệu làm hương luôn phải sạch”, ông Thi nhấn mạnh.

Hướng đến tầm nhìn xa hơn

Theo người dân trong làng, nghề làm hương và tăm hương ở xã Quảng Phú Cầu đã có khoảng 100 năm. Ban đầu nghề này chỉ tập trung ở làng Phú Lương Thượng sau đó nghề đã được mở rộng ra khắp xã. Hiện nay, sản phẩm tăm hương và hương của làng nghề Quảng Phú Cầu không chỉ được người tiêu dùng Hà Nội ưa chuộng mà còn có mặt ở nhiều thị trường khác trong và ngoài nước.

Với thị trường tiêu thụ rộng khắp, nghề làm tăm hương của làng đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động trong vùng. Tuy nhiên bên cạnh đó ngày nay với hai nghề sản xuất tăm hương và thu mua, tái chế phế liệu khiến xã đang vấp phải nhiều thách thức bởi đi cùng với sự phát triển kinh tế là vấn đề ô nhiễm môi trường.

Hàng ngày, các xưởng sản xuất gây ô nhiễm tiếng ồn, đặc biệt là bụi mùn gỗ rất đậm đặc làm nguồn nước ở ao, sông trên địa bàn xã bị ô nhiễm đe dọa đến sức khỏe của người dân. Tình trạng người dân đổ, đốt rác làm ảnh hưởng đến môi trường các khu vực lân cận vẫn xảy ra.

Trao đổi về vấn đề môi trường trên địa bàn xã, ông Lê Văn Dịu, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Quảng Phú Cầu cho biết, đối với công tác thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Công ty Cổ phần Đầu tư rau sạch Sông Hồng đã tiếp nhận thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã, công ty đã phối hợp với địa phương giải quyết những khó khăn vướng mắc trong thời gian mới tiếp nhận dịch vụ. Đến nay việc thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt đã được công ty duy trì, đảm bảo lượng rác thải sinh hoạt được thu gom và vận chuyển đi xử lý đạt trên 90%.

Tuy nhiên, công tác xử lý rác thải phế liệu nhựa ở thôn Xà Cầu vẫn chưa có phương án và giải pháp hiệu quả. Để hạn chế tình trạng đó, Uỷ ban Nhân dân xã đã tích cực phối hợp với tổ công tác xử lý vi phạm môi trường của huyện, tổ chức kiểm tra xử lý các hộ kinh doanh tái chế phế liệu ở thôn Xà Cầu về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong sản xuất kinh doanh và chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường, xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với 27 hộ thu gom tái chế phế liệu ở thôn Xà Cầu.

Theo ông Dịu, trong năm 2019, chính quyền xã tiếp tục phối hợp với cơ quan chuyên môn cấp trên hoàn thiện các thủ tục để triển khai xây dựng dự án mở rộng cụm công nghiệp Xà Cầu và Cầu Bầu. Tạo các cơ chế thuận lợi cho nhân dân phát triển sản xuất làng nghề; tích cực tuyên truyền để nhân dân chủ động thực hiện các phương án sản xuất an toàn, có các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm từ khói, bụi, nguồn nước, không khí nhằm cải tạo môi trường trong sản xuất, bảo vệ sức khỏe người lao động và nhân dân địa phương. Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền để người dân chấp hành chính sách pháp luật trong sản xuất kinh doanh, đăng ký xây dựng sản phẩm chủ lực của địa phương là hương đen và tăm hương để thực hiện chương trình xây dựng mỗi xã một sản phẩm.

Mai Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

Vốn đầu tư tư nhân vẫn đang đổ vào Việt Nam với sức nóng chưa từng có, bất chấp các cú sốc kinh tế toàn cầu. Đây không chỉ là dấu hiệu của niềm tin, mà còn là động lực mới cho khát vọng chuyển mình của một quốc gia đang đi tới giai đoạn phát triển cao hơn.
Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Với tinh thần nhiệt huyết, cao thượng, trung thực và đoàn kết, các đội bóng đã cống hiến cho khán giả những trận cầu kịch tính, hấp dẫn, tạo nên một sân chơi lành mạnh, bổ ích và tạo cơ hội giao lưu học hỏi lẫn nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các cơ quan, đơn vị. Kết thúc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, đội bóng Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm đã xuất sắc giành Cúp vô địch.
Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Khu phát triển thương mại và văn hóa Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng được đánh giá là một mô hình điển hình để hiện thực hóa khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô về xây dựng Khu phát triển thương mại và văn hóa.
Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Trong không khí phấn khởi của những ngày tháng Tư lịch sử, ngày 22/4, UBND quận Tây Hồ long trọng tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025. Sự kiện thu hút sự tham gia của gần 1.000 người là giáo viên, học sinh, các bậc phụ huynh và cựu chiến binh trên địa bàn quận.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Ngày 22/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục xét xử bị cáo Hoàng Quốc Vượng - cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương cùng 11 bị cáo trong vụ án vi phạm tại Bộ Công Thương và một số tỉnh thành. Tại phiên tòa, bị cáo khai việc xây dựng dự thảo Quyết định số 13 mở rộng đối tượng được ưu đãi giá điện, song không vụ lợi.
Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Quận ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ, Hà Nội đã tập trung toàn lực để triển khai thực hiện dự án, nêu cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ và vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong công tác dân vận, GPMB.
Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 33/2025/QĐ-UBND ngày 21/4/2025 về việc ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tin khác

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Trong khuôn khổ các hoạt động chính trị kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đoàn công tác của Công an thành phố Hà Nội đã đến thăm hỏi tặng quà tri ân những đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô.
Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Làng Chàng Sơn, xã Thạch Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội) từ lâu đã có nghề làm quạt giấy nổi tiếng bao đời nay. Trải qua những thăng trầm của nghề, quạt giấy Chàng Sơn nay đã vươn mình ra thế giới, nhận được nhiều sự yêu thích của bạn bè khắp bốn phương, góp phần bảo tồn nét văn hóa xưa.
Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Hà Nội những ngày cuối xuân thời tiết se se lạnh. Khi trời đã ngả chiều, “xách" xe dạo một vòng từ hồ Gươm, qua Công viên Thống Nhất đến đường Láng, nơi công nhân đang ngày đêm cải tạo sông Tô Lịch… bất chợt nhớ đến lời bài hát “Trời Hà Nội xanh”: Xanh xanh thắm bầu trời xanh Hà Nội/Hồ Gươm xanh như mái tóc em xanh/Thân thương quá nụ cười người Hà Nội/Đã gặp rồi mà bồi hồi nhớ mãi Hà Nội ơi…
Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Từ xưa đến nay, những nghệ nhân làng thêu tay truyền thống Quất Động (huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn duy trì tạo ra những sản phẩm cầu kỳ và tinh tế, khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ.
"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

Nhằm phát huy giá trị không gian di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, UBND thành phố Hà Nội là quyết định nghiên cứu quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết một số khu vực xung quanh hồ theo hướng tăng cường không gian mở, phục vụ cộng đồng, vấn đề này đang nhận được những ý kiến tán đồng cao của các chuyên gia đô thị, cũng như người dân.
HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

Sáng 28/2, HĐND huyện Hoài Đức khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ Mười sáu, Kỳ họp chuyên đề để xem xét và quyết nghị một số nội dung liên quan đến phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các phòng chuyên môn trực thuộc UBND huyện Hoài Đức.
Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía Tây, làng Cự Đà thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội được biết tới là một trong những ngôi làng cổ còn giữ nguyên nét truyền thống từ xa xưa. Nằm bên bờ sông Nhuệ yên bình, làng Cự Đà mang đậm dấu ấn của làng quê Bắc Bộ Việt Nam với những mái đình, cổng làng, cây đa, đặc biệt là lối kiến trúc kiểu Pháp còn sắc nét.
Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Dưới bàn tay thoăn thoắt khéo léo của người nghệ nhân, những cục bột màu sắc dần hiện lên thành những con giống với hình thù xinh xắn, đa dạng: đây Tôn Ngộ Không, đây Siêu nhân Gao, có cả những nhân vật rất “bắt trend” như chuột lang nước Capybara, công chúa Disney,... Những đứa trẻ tò mò, thán phục vây xung quanh ngắm nhìn người nghệ nhân tạo những nhân vật chúng yêu thích. Nhìn khung cảnh vui vẻ, nhộn nhịp ấy, đâu ai nghĩ rằng đã một khoảng thời gian nghề tò he truyền thống tưởng như đứt đoạn.
Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu xuân Ất Tỵ 2025, mới đây, huyện Ứng Hòa đã tổ chức gặp mặt, động viên, tặng quà tân binh chuẩn bị nhập ngũ năm 2025 và quân nhân xuất ngũ tiêu biểu.
Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Từ bao đời nay, cổng làng đã trở thành biểu tượng rất đỗi tự hào của người dân, là hình ảnh thân quen tô điểm sức sống văn hoá tinh thần cho mọi làng quê. Là nơi chứng kiến bao cuộc hẹn hò, tiễn đưa và đón đợi những người xa quê trở về làng. Mỗi người xa quê khi nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh cổng làng thân thương bên gốc đa, giếng nước, sân đình.
Xem thêm
Phiên bản di động