Huyện Sóc Sơn chú trọng chăm lo nâng cao đời sống nhân dân

Trong nhiệm kỳ 2015-2020, Huyện ủy Sóc Sơn đã lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp chăm lo, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trên các mặt. Trong đó, việc phát triển nguồn nhân lực là một trong hai khâu đột phá theo Nghị quyết Đại hội XI của Đảng bộ huyện.
Người lưu giữ nghề thợ tiện trên "phố mộc" Tố Tịch
Chủ động, sáng tạo trong công tác xây dựng Đảng
Nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế giai đoạn 2015- 2020

Báo cáo của Huyện ủy Sóc Sơn về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XI (nhiệm kỳ 2015-2020) cho thấy, trong 5 năm qua, Huyện Sóc Sơn đã triển khai đồng các biện pháp phát triển văn hóa, xã hội và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội trên địa bàn huyện.

Trong đó, Huyện đặc biệt chú trọng công tác giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Đây là một trong hai khâu đột phá theo Nghị quyết Đại hội XI của Đảng bộ huyện. Theo đó, quy mô giáo dục và đào tạo của huyện có bước phát triển nhanh, đến nay tổng số học sinh phổ thông tăng gần 10.000 so với năm 2015. Đồng thời huyện đã hoàn thành việc rà soát, quy hoạch mạng lưới trường học, xây mới 10 trường học, cải tạo, nâng cấp, mở rộng 42 trường, có thêm 475 phòng học, thêm 36 trường đạt chuẩn quốc gia (tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 83,3%).

Công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề, giải quyết việc làm đạt kết quả tốt. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 35,62% năm 2015 lên 55% năm 2020. Bên cạnh đó, huyện đã thực hiện có hiệu quả điểm giao dịch việc làm vệ tinh. Nhờ vậy đã giải quyết việc làm cho 39.852 lao động, tỷ lệ lao động có việc làm khu vực nông thôn đạt 92%.

5752 img 3695
Trong nhiệm kỳ 2015-2020, Huyện ủy Sóc Sơn đã lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp chăm lo, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.

Hoạt động chăm lo nâng cao đời sống, phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao tiếp tục được duy trì và phát triển. Đến hết năm 2019, tỷ lệ “Gia đình văn hóa” trên địa bàn huyện đạt 91%, tỷ lệ thôn (làng) được công nhận “Làng văn hóa” đạt 81,3% và tỷ lệ tổ dân phố được công nhận “Tổ dân phố văn hóa” đạt 91,6% (vượt chỉ tiêu Đại hội).

Ngoài ra, công tác y tế, phòng chống dịch bệnh và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm cũng ngày càng được tăng cường. Huyện Sóc Sơn là một trong những huyện thuộc nhóm đầu các huyện trong cả nước thực hiện mô hình “Bác sĩ gia đình”, thực hiện khám, lập sổ theo dõi sức khỏe cho 95% người dân. Đến hết năm 2020, 100% các trạm y tế trên địa bàn huyện được cải tạo, nâng cấp đáp ứng yêu cầu mô hình trạm y tế theo nguyên lý y học gia đình.

Việc thực hiện an sinh xã hội, công tác giảm nghèo được huyện đặc biệt quan tâm, thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như: đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, các chương trình hỗ trợ giống, phân bón, tiêm phòng dịch bệnh, cho vay vốn đầu tư sản xuất,... Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 5,43% năm 2016 xuống còn 0,7% năm 2020 (đạt chỉ tiêu Đại hội).

Đáng chú ý, để xây dựng bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, hiện đại, văn minh, huyện Sóc Sơn đã tích cực xây dựng nông thôn mới. Huyện ủy đã chỉ đạo thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới và Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020" trên địa bàn huyện.

Qua đó, huyện tập trung đầu tư, cải tạo, nâng cấp, xây mới hạ tầng kinh tế - xã hội. Huy động tổng nguồn vốn thực hiện xây dựng nông thôn mới là 2.412 tỷ đồng. Trong 5 năm qua, huyện đã hoàn thành thêm 72 tiêu chí, có thêm 13 xã đạt nông thôn mới (25/25 xã, hoàn thành chỉ tiêu Đại hội); hoàn thành 9/9 tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới. Đến nay huyện tiếp tục triển khai thực hiện nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu.

Chính nhờ những hoạt động chăm lo, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trên địa bàn huyện trong nhiều năm qua được nâng lên rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người dự kiến hết 2020 đạt 52 triệu đồng (vượt chỉ tiêu Đại hội), không có nhà dột nát, hư hỏng; tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99%; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 90,1%; tỷ lệ hỏa táng tăng từ 31,7% năm 2015 lên 60,05% năm 2019.

P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

Mỗi giọt máu tình nguyện cho đi không chỉ đơn thuần là cứu người mà còn là trách nhiệm, tấm lòng yêu thương, sẻ chia của đoàn viên, người lao động quận Ba Đình; qua đó tiếp thêm động lực, niềm tin vào cuộc sống cho các bệnh nhân đang điều trị bệnh.
Vì sao Kim Ngân 1 xứng danh khu phố “hội hè” tại đô thị Sun Group Hà Nam?

Vì sao Kim Ngân 1 xứng danh khu phố “hội hè” tại đô thị Sun Group Hà Nam?

Những đại lộ thênh thang rực sáng ánh đèn, ngập tràn sắc màu biển hiệu, dòng người tấp nập, quán cà phê không vơi bóng khách… từ lâu đã là “điểm nhận diện” của các đô thị hoa lệ trên thế giới. Sắp tới, không khí sôi động, phồn hoa ấy sẽ hiện diện tại khu phố Kim Ngân 1, đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Hà Nam.
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Hòa chung trong không khí cả nước kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhiều công trình, dự án lớn về hạ tầng, đô thị đã được khởi công, khánh thành trong ngày 19/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tin khác

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Hiện tại, quận Ba Đình đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến sau sắp xếp, quận có 3 phường, gồm: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.
Huyện Mỹ Đức sẽ thành lập 4 đơn vị hành chính cấp xã mới

Huyện Mỹ Đức sẽ thành lập 4 đơn vị hành chính cấp xã mới

Ban Thường vụ Huyện ủy Mỹ Đức đã thảo luận, thống nhất phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện, trình Ban Thường vụ Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xem xét, phê duyệt.
Quận Hai Bà Trưng dự kiến còn 3 đơn vị hành chính phường

Quận Hai Bà Trưng dự kiến còn 3 đơn vị hành chính phường

Quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) hiện có 15 phường, theo dự kiến sắp tới quận sẽ sắp xếp còn 3 đơn vị hành chính phường gồm Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Chi tiết diện tích, dân số của 5 xã thuộc huyện Sóc Sơn sau khi sắp xếp

Chi tiết diện tích, dân số của 5 xã thuộc huyện Sóc Sơn sau khi sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, huyện Sóc Sơn dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Sóc Sơn, Nội Bài, Kim Anh, Đa Phúc và Trung Giã.
Xem thêm
Phiên bản di động