Huyện Gia Lâm lên quận dân phải giàu, kinh tế phải mạnh

(LĐTĐ) Là cửa ngõ phía Đông của Thủ đô, huyện Gia Lâm có tiềm năng phát triển rất lớn. Địa phương này đang tập trung thực hiện các tiêu chí, quy định để phát triển lên quận. Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh: “Điều mà lãnh đạo Thành phố quan tâm nhất là phải bảo đảm sinh kế lâu dài cho người dân. Lên quận, nhưng dân phải giàu, kinh tế phải mạnh”.
Người đứng đầu quyết tâm thì chuyển đổi số thành công Tiếp tục có giải pháp hỗ trợ lực lượng trí thức trẻ Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong triển khai đường Vành đai 4

Ngày 24/3, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã làm việc với cán bộ chủ chốt huyện Gia Lâm để nắm bắt tình hình và định hướng phát triển địa phương này trong thời gian tới.

Huyện Gia Lâm lên quận thì dân phải giàu, kinh tế mạnh
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu chỉ đạo. (Ảnh: Lương Toàn).

Tại buổi làm việc, Bí thư Huyện ủy Gia Lâm Nguyễn Việt Hà đã báo cáo khái quát việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của địa phương. Cụ thể, năm 2022, huyện hoàn thành 15/16 chỉ tiêu kế hoạch Thành phố giao, trong đó có 7 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ.

Theo ông Nguyễn Việt Hà, thực hiện đề án phát triển lên quận, đến nay huyện Gia Lâm đã đạt 6/6 tiêu chí bắt buộc về cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Với 4 nhóm tiêu chí về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị cần đạt tối thiểu (21/25 tiêu chí), huyện cũng đã đạt 22/25 tiêu chí.

Về điều kiện thành lập phường, huyện đã xây dựng dự thảo phương án điều chỉnh địa giới hành chính và rà soát, tính toán lại các tiêu chí theo phương án điều chỉnh còn 16 đơn vị hành chính. Các phường dự kiến thành lập đến nay đã đạt 2/3 tiêu chí bắt buộc (Tiêu chí chưa đạt là tiêu chí cân đối thu chi ngân sách); đồng thời, đã đáp ứng nhóm tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị theo quy định.

Huyện Gia Lâm đã hoàn thành lựa chọn đơn vị tư vấn lập Đề án thành lập quận và các phường trực thuộc, phấn đấu hoàn thành, báo cáo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố trong quý II/2023.

Để giúp huyện Gia Lâm phát triển thuận lợi trong thời gian tới, ông Nguyễn Việt Hà kiến nghị Thành phố quan tâm giải quyết 21 vấn đề về lĩnh vực xây dựng Đảng và kinh tế - xã hội; 5 nội dung về nhiệm vụ thành lập quận.

Huyện Gia Lâm lên quận thì dân phải giàu, kinh tế mạnh
Bí thư Huyện ủy Gia Lâm Nguyễn Việt Hà báo cáo tại buổi làm việc. (Ảnh: Lương Toàn)

Sau khi nghe các ý kiến trao đổi, thảo luận, phát biểu chỉ đạo, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao về kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trị mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Gia Lâm đã đạt được trong thời gian qua.

Huyện Gia Lâm là cửa ngõ phía Đông của Thủ đô, là đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt... Huyện còn có hệ thống di tích văn hóa, lịch sử rất phong phú; làng nghề đặc sắc; có các học viện, trường đại học, cao đẳng trên địa bàn... Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cho rằng, đây là lợi thế, có tiềm năng phát triển rất lớn. Huyện đang tập trung thực hiện các tiêu chí, quy định để phát triển lên quận. Nhưng câu hỏi đặt ra là làm gì để đưa Gia Lâm thành quận mà không như các huyện từng lên quận trước đây, cao ốc mọc lên nhiều, nhưng thu nhập bình quân đầu người vẫn rất thấp.

“Quan trọng là xác định rõ cho Gia Lâm một hướng đi; điều mà lãnh đạo Thành phố quan tâm nhất là phải bảo đảm sinh kế lâu dài cho người dân. Lên quận, nhưng dân phải giàu, kinh tế phải mạnh”, ông Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.

Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng, về định hướng lên quận, cấp ủy, chính quyền từ huyện xuống các xã, thị trấn cần xác định rõ là lên quận phải duy trì được sự phát triển bền vững, lâu dài; quận ở đây là phải “Văn hiến, Văn minh, Hiện đại”.

Trong đó, phải tập trung đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ; chú trọng phát triển hệ thống logistics, cảng cạn, chợ, siêu thị, công viên chuyên đề cây cảnh; khơi dậy cho được nguồn lực văn hóa, nhất là bảo tồn, phát huy hơn 300 di tích trên địa bàn, các lễ hội, nhất là những di tích, lễ hội đặc sắc gắn với hai trong bốn “Tứ bất tử” Phù Đổng Thiên Vương và Chử Đồng Tử...

Huyện Gia Lâm lên quận thì dân phải giàu, kinh tế mạnh
Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh: Lương Toàn)

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng yêu cầu, sau cuộc làm việc này, Ban Thường vụ Huyện ủy cần họp bàn để tiếp thu các ý kiến trao đổi, định hướng, chỉ đạo của Thành phố, nhất là nêu cao tinh thần tự chủ, đổi mới tư duy, nhận thức, nêu cao ý thức trách nhiệm và tinh thần dám nghĩ, dám làm; định vị lại con đường phát triển, đô thị hóa phải bảo đảm phát triển bền vững, lâu dài; đồng thời, rà soát lại các kiến nghị, đề xuất, xem xét từng vấn đề, vấn đề nào nằm trong khả năng có thể chủ động giải quyết được phải hành động.

Cấp ủy phải quyết liệt đổi mới phương thức lãnh đạo, nêu cao tinh thần trách nhiệm, sâu sát cơ sở; thực hiện tốt chủ đề của Thành phố “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”; chủ động định hướng công việc cho chính quyền; giao việc, nhưng không phó mặc, phải thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ cho đến khi có kết quả, có sản phẩm. Chú trọng công tác xây dựng, chỉ đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là phù hợp với yêu cầu lên quận.

Bí thư Thành ủy Hà Nội giao Văn phòng Thành ủy, Ban Cán sự UBND Thành phố, Đảng đoàn Hội đồng nhân dân Thành phố và Huyện ủy Gia Lâm phối hợp trao đổi thống nhất phương án xử lý các kiến nghị, có phân công nhiệm vụ, giao tiến độ rõ ràng để đưa vào kết luận buổi làm việc; làm căn cứ để tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm được tặng thưởng Cờ thi đua xuất sắc của LĐLĐ Thành phố

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm được tặng thưởng Cờ thi đua xuất sắc của LĐLĐ Thành phố

(LĐTĐ) Với phương châm đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tổ chức các hoạt động sáng tạo, hướng về cơ sở, về người lao động (NLĐ), năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm đã lãnh đạo, chỉ đạo phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn quận hoàn thành tốt các nhiệm vụ và chỉ tiêu đề ra. Với những thành tích đã đạt được, LĐLĐ quận vinh dự nhận Cờ thi đua xuất sắc của LĐLĐ thành phố Hà Nội.
Hà Nội: Sẽ kiểm tra đột xuất các lễ hội

Hà Nội: Sẽ kiểm tra đột xuất các lễ hội

(LĐTĐ) Ủy ban nhân thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tăng cường các biện pháp trong quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn Thành phố năm 2025, nhằm thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025 và các văn bản liên quan của Chính phủ về quản lý, tổ chức lễ hội.
Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục cho người lao động

Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục cho người lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động được các cấp Công đoàn huyện Thạch Thất quan tâm, chú trọng. Qua đó, nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ổn định chính trị cho công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn.
Huyện Thường Tín: Sẽ tổ chức Lễ khai bút và sản xuất các làng nghề truyền thống Xuân Ất Tỵ

Huyện Thường Tín: Sẽ tổ chức Lễ khai bút và sản xuất các làng nghề truyền thống Xuân Ất Tỵ

(LĐTĐ) Huyện Thường Tín (Hà Nội) sẽ tổ chức Lễ khai bút và sản xuất các làng nghề truyền thống, khai mùa du lịch Xuân Ất Tỵ năm 2025 trong 2 ngày 5 - 6/2/2025 (tức ngày 8 - 9 tháng Giêng Âm lịch).
Bộ Y tế khuyến cáo người dân không hoang mang với vi rút cúm HMPV

Bộ Y tế khuyến cáo người dân không hoang mang với vi rút cúm HMPV

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia y tế, vi rút HMPV gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc không phải loại nguy hiểm, vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, người dân cũng không được chủ quan trong việc phòng bệnh.
Xây dựng Quốc hội số: Phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo trên môi trường số

Xây dựng Quốc hội số: Phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo trên môi trường số

Nghị quyết số 1343/NQ-UBTVQH15 về xây dựng và phát triển Quốc hội số giai đoạn 2024 - 2026, định hướng đến năm 2030 xác định, chuyển toàn bộ hoạt động của các cơ quan từ môi trường truyền thống sang môi trường số góp phần thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, chuyên nghiệp, hiện đại, nâng cao hiệu lực, hiệu quả.
Đoàn đại biểu cán bộ công đoàn, đoàn viên tiêu biểu quận Hoàn Kiếm báo công dâng Bác

Đoàn đại biểu cán bộ công đoàn, đoàn viên tiêu biểu quận Hoàn Kiếm báo công dâng Bác

(LĐTĐ) Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), 95 năm ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2025); chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 14 của Đảng, sáng nay (9/1), đoàn đại biểu cán bộ Công đoàn cùng 95 cán bộ, đoàn viên tiêu biểu đại diện trên 30 ngàn đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động quận Hoàn Kiếm đã vào Lăng viếng Bác và làm Lễ báo công dâng Bác.

Tin khác

Huyện Thường Tín: Sẽ tổ chức Lễ khai bút và sản xuất các làng nghề truyền thống Xuân Ất Tỵ

Huyện Thường Tín: Sẽ tổ chức Lễ khai bút và sản xuất các làng nghề truyền thống Xuân Ất Tỵ

(LĐTĐ) Huyện Thường Tín (Hà Nội) sẽ tổ chức Lễ khai bút và sản xuất các làng nghề truyền thống, khai mùa du lịch Xuân Ất Tỵ năm 2025 trong 2 ngày 5 - 6/2/2025 (tức ngày 8 - 9 tháng Giêng Âm lịch).
Thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế năm 2025

Thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế năm 2025

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Công văn số 40/UBND-KTTH về việc thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ kinh tế năm 2025 trên địa bàn thành phố.
Thị trường đào quất Tết trầm lắng dù nhu cầu vẫn cao

Thị trường đào quất Tết trầm lắng dù nhu cầu vẫn cao

(LĐTĐ) Cơn bão Yagi hồi tháng 9 đã để lại những hậu quả nặng nề cho người dân vùng trồng đào quất quanh Tây Hồ (Hà Nội). Tết năm nay, dù đào quất vẫn thắm sắc, nhưng nhiều hộ không đủ đào, quất để phục vụ nhu cầu Tết.
Mặt trận các cấp tiếp tục phát huy và làm tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội

Mặt trận các cấp tiếp tục phát huy và làm tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội

(LĐTĐ) Ngày 8/1, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết công tác mặt trận năm 2024, triển khai chương trình phối hợp và thống nhất hành động năm 2025.
Hà Nội sẵn sàng tâm thế cùng đất nước bước vào Kỷ nguyên mới

Hà Nội sẵn sàng tâm thế cùng đất nước bước vào Kỷ nguyên mới

(LĐTĐ) Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, năm 2025 là năm có ý nghĩa rất quan trọng đối với thành phố Hà Nội. Hà Nội đã xác định 325 nhiệm vụ và kế hoạch với tinh thần Hà Nội sẵn sàng tâm thế, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để cùng đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Hà Nội thành lập, đặt tên 20 thôn, tổ dân phố mới

Hà Nội thành lập, đặt tên 20 thôn, tổ dân phố mới

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Quyết định số 55/QĐ-UBND ngày 6/1/2025 về việc thành lập, đặt tên thôn, tổ dân phố mới và đổi tên thôn hiện có trên địa bàn Hà Nội năm 2024.
Tiếp tục đóng góp trí tuệ, kinh nghiệm vào sự nghiệp phát triển Thủ đô

Tiếp tục đóng góp trí tuệ, kinh nghiệm vào sự nghiệp phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 7/1, thành phố Hà Nội tổ chức cuộc gặp mặt Ban Chủ nhiệm, Hội đồng Câu lạc bộ (CLB) Thăng Long nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong chủ trì và phát biểu chúc mừng tại buổi gặp mặt.
Ngành Nội vụ tập trung cao độ tham mưu sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế

Ngành Nội vụ tập trung cao độ tham mưu sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế

(LĐTĐ) Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Đình Cảnh khẳng định ngành sẽ nghiêm túc bổ sung, hoàn thiện kế hoạch công tác năm 2025. Trước mắt trong năm nay, ngành sẽ tập trung cao độ vào việc tham mưu công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế theo tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết 18-NQ/TW, bảo đảm không ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Thành phố.
Tập huấn cho 100% đối tượng thực thi Luật Thủ đô 2024

Tập huấn cho 100% đối tượng thực thi Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Ngày 7/1, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 09/KH-UBND tập huấn Luật Thủ đô và các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội: Sẵn sàng hàng hóa phục vụ người dân dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội: Sẵn sàng hàng hóa phục vụ người dân dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Số lượng một số mặt hàng đang được các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện dự trữ cung ứng phục vụ người dân Thủ đô dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, cụ thể là: 298.350 tấn gạo, 59.670 tấn thịt lợn hơi, 19.890 tấn thịt gia cầm, 16.500 tấn thịt bò, 396 triệu quả trứng gia cầm, 331.500 tấn rau củ, 16.560 thủy sản, thực phẩm chế biến 16.560 tấn, trái cây 238.500 tấn…
Xem thêm
Phiên bản di động