Huyện Gia Lâm phát huy hiệu quả các ''vùng xanh'' an toàn phòng, chống dịch Covid-19

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, thực hiện các Chỉ thị, Công điện của Thành phố về công tác phòng, chống dịch, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Gia Lâm đã chỉ đạo các xã, thị trấn trên địa bàn triển khai xây dựng vùng an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 (vùng xanh). Đến nay, trên địa bàn huyện đã có hàng trăm “vùng xanh” được thành lập, đi vào hoạt động, phát huy hiệu quả rõ rệt.
Huyện Gia Lâm tiếp nhận 5 tấn gạo ủng hộ cho chương trình "Xe buýt siêu thị 0 đồng" Huyện Gia Lâm triển khai tiêm vắc xin phòng, chống Covid-19 cho người dân Huyện Gia Lâm: Tiếp tục đề cao cảnh giác, triển khai nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch

Đồng lòng xây dựng “vùng xanh”

Nằm ở khu vực trung tâm của huyện, dân số cơ học đông, đối mặt với nhiều nguy cơ dịch bệnh, do vậy, thị trấn Trâu Quỳ đã sớm triển khai thành lập các “vùng xanh” không có dịch Covid-19. Phó Chủ tịch UBND thị trấn Trâu Quỳ Ngô Quốc Trịnh cho biết, ngay sau khi nhận được sự chỉ đạo của UBND huyện, UBND thị trấn Trâu Quỳ đã triển khai 18 chốt bảo vệ “vùng xanh”. Các lối ra - vào các “vùng xanh” đều có rào chắn, các lực lượng tham gia các chốt kiểm soát chặt chẽ người ra vào, thực hiện quản lý theo đúng mô hình “3 lớp”, “4 tại chỗ”, để bảo vệ người dân thị trấn.

Huyện Gia Lâm phát huy hiệu quả các ''vùng xanh'' an toàn phòng, chống dịch Covid-19
Một trong những chốt bảo vệ "vùng xanh" ở thị trấn Trâu Quỳ. (Ảnh: N.Minh)

Bà Lã Thị Sáng, Tổ dân phố Chính Trung, thị trấn Trâu Quỳ chia sẻ: “Với nội quy của “vùng xanh” là tuyệt đối không cho người lạ đi vào ngõ xóm, ban đầu, việc giao thông, đi lại có phần bất tiện vì bị kiểm soát nhưng như vậy người dân chúng tôi vô cùng yên tâm vì “vùng xanh” sẽ giúp ngăn chặn dịch bệnh lây lan, đem lại sự an toàn cho bà con. Tôi thấy đây là mô hình hay, chúng tôi rất ủng hộ với việc lập chốt “vùng xanh” như thế này”.

Còn ông Trần Văn Quý, Tổ dân phố An Đào, thị trấn Trâu Quỳ thì cho biết: “Mặc dù đời sống người dân sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều khi có các chốt kiểm soát, tuy nhiên, với những cách làm và sự hỗ trợ tích cực của cấp ủy, chính quyền các cấp, người dân hoàn toàn hiểu, tin tưởng và ủng hộ chính quyền trong việc thiết lập các chốt kiểm soát, “vùng xanh” an toàn...”.

Cũng giống như thị trấn Trâu Quỳ, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, thực hiện chỉ đạo của UBND huyện Gia Lâm, xã Lệ Chi đã khẩn trương lập các chốt bảo vệ “vùng xanh". Ông Đặng Bá Phúc - Bí thư Đảng ủy xã Lệ Chi cho biết, Lệ Chi là xã có nhiều điểm giáp ranh, xen kẽ với huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, có Khu công nghiệp thực phẩm Hapro, Trường Đại học Dệt may Hà Nội nên quan hệ giao thương, đi lại của người dân hết sức phức tạp. Hiện tại, thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ với tinh thần thôn cách ly với thôn, xóm cách ly với xóm, người dân Lệ Chi vừa chủ động sản xuất, vừa bảo đảm phòng, chống dịch Covid-19.

“Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện Gia Lâm về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, xã Lệ Chi đã lập 32 chốt kiểm soát dịch, trong đó có 25 chốt cứng, 7 chốt mềm. UBND xã cũng đã ban hành quyết định thành lập 7 chốt bảo vệ “vùng xanh” an toàn phòng, chống dịch tại đầu thôn, đầu xóm, ứng trực 24/24 và 7/7 ngày trong tuần.

Huyện Gia Lâm phát huy hiệu quả các ''vùng xanh'' an toàn phòng, chống dịch Covid-19
Một chốt bảo vệ vùng xanh tại xã Lệ Chi. (Ảnh: N.Minh)

Các chốt bảo vệ “vùng xanh” này do cán bộ thôn, tổ dân phố trực tiếp phụ trách, nòng cốt là thành viên các “Tổ Covid-19 cộng đồng”. Nội quy phòng, chống dịch được tuyên truyền tới người dân với yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt. Hàng hóa vận chuyển đến địa bàn, giao cho chốt trực; người dân ra khỏi khu vực ngõ xóm phải có phiếu đi chợ, giấy đi đường theo quy định. Người dân tự nguyện thực hiện các quy định nội quy và nhắc nhở nhau nâng cao trách nhiệm bảo vệ “vùng xanh”, đồng lòng đẩy lùi dịch Covid-19…”, Bí thư Đảng ủy xã Lệ Chi cho biết thêm.

Còn tại xã Đa Tốn, theo ông Đỗ Văn Kiên - Chủ tịch UBND xã, thực hiện Chỉ thị 17/CT-UBND ngày 23/7/2021 của UBND Thành phố và kế hoạch của UBND huyện Gia Lâm ngày 24/7/2021 về giãn cách xã hội, xã Đa Tốn đã lập 20 chốt, trong đó có 8 chốt mềm tại các điểm chính ra vào xã, có lực lượng ứng trực 24/24; 12 chốt cứng được rào chặt bằng khung sắt và lưới B40 tại 12 điểm ngõ, đường đồng ra vào xã. Xã cũng ra quyết định thành lập 4 chốt bảo vệ “vùng xanh” tại các điểm chính ra vào xã.

Trong đó, lực lượng trực chốt chính là “Tổ Covid-19 cộng đồng”, dân quân; tổng chỉ huy là lãnh đạo cấp ủy chi bộ. “Lực lượng trực chốt của xã đều là người địa phương, đã được tiêm 2 mũi vắc xin và có kết quả xét nghiệm âm tính với vi rút SARS-CoV-2. Trung bình mỗi chốt có từ 3-5 người ứng trực, tổng số xã có khoảng 100 thành viên trong tổ Covid cộng đồng, chia làm 3 ca trực” - ông Đỗ Văn Kiên cho biết.

Quyết tâm không để dịch bệnh xâm nhập

Trao đổi về những “vùng xanh” trên địa bàn huyện, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Nguyễn Đức Hồng thông tin, là một trong những huyện nằm ở cửa ngõ Thủ đô, có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua, cư dân đông, nếu không chủ động phòng, chống dịch bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ.

Gia Lâm: Phát huy hiệu quả các ''vùng xanh'' an toàn phòng, chống dịch Covid-19
Hội viên phụ nữ xã Trung Mầu nấu cơm trưa cho lực lượng trực chốt kiểm soát dịch bệnh của xã. (Ảnh: N.Minh)

Do vậy, chính quyền và người dân các xã, thị trấn đã quyết tâm xây dựng “vùng xanh” ở từng thôn, xóm. Để triển khai chủ trương này, UBND huyện Gia Lâm đã kiện toàn “Tổ Covid-19 cộng đồng” với 147 Tổ, 1.067 nhóm với 3.309 người; đồng thời thành lập những chốt bảo vệ “vùng xanh” với Trưởng thôn hoặc Bí thư chi bộ là Trưởng chốt, có nhiệm vụ theo dõi tình hình dịch bệnh tại thôn, phân công lịch trực các ca chốt.

Hiện, trên địa bàn huyện Gia Lâm có tổng số 664 chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 (trong đó có 5 chốt của Thành phố, 3 chốt của huyện, 656 chốt của xã, thị trấn) với 142 “vùng xanh” thuộc 21/22 xã, thị trấn. Tất cả các “vùng xanh” đều thành lập chốt kiểm soát chặt chẽ người ra vào, đảm bảo công tác phòng, chống dịch. Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Nguyễn Đức Hồng cũng khẳng định, Gia Lâm đã và đang kiểm soát chặt chẽ để bảo vệ những “vùng xanh” này, quyết tâm không để dịch Covid-19 xâm nhập địa bàn.

Được biết, để hỗ trợ lực lượng tham gia các chốt bảo vệ “vùng xanh”, các cơ quan, đoàn thể của huyện và các xã, thị trấn đã có nhiều việc làm ý nghĩa, thiết thực như chuẩn bị các suất ăn sáng, thức ăn đêm, làm đồ uống, tặng nhu yếu phẩm, tặng tiền cho lực lượng phòng, chống dịch… Đây là việc làm mang nhiều ý nghĩa vừa nâng cao ý thức và trách nhiệm cộng đồng, vừa bảo đảm duy trì các “vùng xanh” hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị việc sửa Hiến pháp và các luật, nghị quyết liên quan sáp nhập tỉnh, xã sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định.
Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít

Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít

Giá xăng dầu thế giới tuần qua tăng mạnh. Dự báo giá xăng dầu trong nước kỳ tới đồng loạt tăng.
Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ

Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ

Trên thị trường tiền tệ, hôm nay (20/4) Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm 24.898 đồng/USD. Với biên độ +/-5%, tỷ giá sàn và tỷ giá trần lần lượt là 23.654 - 26.142 đồng.
“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

Dịch vụ xem phim trên mạng thông qua tài khoản Netflix giờ đã quá quen thuộc với nhiều gia đình. Tuy nhiên, giá thuê theo tháng cho một tài khoản (TK) còn khá cao. Lợi dụng tâm lý của người xem khi muốn có kho phim giải trí phong phú nhưng không phải trả phí cao nên nhiều đối tượng đã bằng nhiều cách tiếp cận khách hàng để chào mời các gói xem phim lậu, bẻ khoá. Không ít khách hàng tiền mất còn bực mang khi mua tài khoản phim dạng này.
Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030 được quy định tại Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 14/4/2025 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Ngày 20/4, Lễ khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII đã diễn ra tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Trong những năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Thường trực Huyện ủy, chương trình công tác năm của Liên đoàn Lao động huyện, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện Phú Xuyên đã chỉ đạo hiệu quả phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn. Qua đó, đồng hành cùng người lao động trong lao động, sản xuất; góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Xem thêm
Phiên bản di động