Huyện Hoài Đức tăng cường chuyển đổi số phục vụ nhân dân

(LĐTĐ) Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công, từ đó thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong nông thôn mới, hướng đến xây dựng quận văn minh đô thị là một trong những nội dung được UBND huyện Hoài Đức quan tâm, triển khai thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả.
Lan tỏa nét đẹp "Nhà giáo tâm huyết sáng tạo" huyện Hoài Đức năm 2024 Phấn đấu cuối năm 2024 hai huyện Đông Anh, Gia Lâm sẽ lên quận Năm 2025 Hà Nội dự kiến có thêm 4 quận mới

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Thành phố, UBND huyện Hoài đức đã đẩy mạnh việc xác thực định danh điện tử để cung cấp dịch vụ công (DVC) trực tuyến; triển khai DVC trực tuyến theo hướng toàn trình, trong đó, ưu tiên triển khai các DVC thiết yếu tại Quyết định 06 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh điện tử và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Đến nay, 100% thủ tục hành chính được kết nối, khai thác dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư; số hóa dữ liệu theo hướng dẫn, chỉ đạo của Thành phố. Đặc biệt, các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký, quản lý cư trú được thực hiện đơn giản hóa tối đa, giải quyết nhanh gọn.

Cùng với đó, huyện đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” mang lại sự thuận tiện cho người dân. Hiện nay, tại Bộ phận Một cửa UBND huyện niêm yết công khai 345 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết cấp huyện; 100% xã, thị trấn thực hiện 182 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền cấp xã. Công tác tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện theo đúng quy định và luôn được giám sát chặt chẽ.

Huyện Hoài Đức tăng cường chuyển đổi số phục vụ nhân dân
Người dân được hướng dẫn làm thủ tục đăng ký và nhận trợ cấp hằng tháng qua tài khoản ngân hàng.

Toàn bộ quy trình giải quyết thủ tục hành chính được công khai, minh bạch để các tổ chức, cá nhân có thể theo dõi, giám sát. Thống kê từ văn phòng UBND huyện cho thấy, từ đầu năm đến nay, toàn huyện không có hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính quá hạn; trong đó, giải quyết đúng và trước hạn 3.502 hồ sơ, Bộ phận Một cửa huyện đã trả 2.046 hồ sơ, Bộ phận Một cửa cấp xã trả 73 hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích. Kết quả tỷ lệ đánh giá hài lòng đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước trung bình đạt gần 99%.

UBND huyện triển khai thực hiện chi trả trợ cấp ưu đãi và trợ cấp xã hội qua tài khoản ngân hàng cho 9.713 đối tượng, đạt tỷ lệ 100%. Trong đó, 2.201 đối tượng người có công với cách mạng, số tiền chi trả 5.036 tỷ đồng; 7.512 đối tượng bảo trợ xã hội, tổng số tiền chi trả 4.854 tỷ đồng. Với việc tuyên truyền, đồng bộ các khoản lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội hằng tháng với dữ liệu thông tin người hưởng, đã giúp tỷ lệ người nhận qua tài khoản ngân hàng trên địa bàn đạt 97,7%, với 7.026 người hưởng. Thông qua việc chi trả các chế độ bằng tài khoản ngân hàng nhằm giúp người dân không cần phải đến địa điểm tập trung để nhận tiền và ký danh sách chi trả. Phương thức chi trả này cũng bảo đảm người tham gia được nhận chế độ đầy đủ, nhanh chóng, chính xác, kịp thời, an toàn, đúng thời gian quy định.

Chi cục Thuế huyện tiếp tục triển khai nộp thuế điện tử đến toàn bộ hộ kinh doanh trên địa bàn huyện; tăng cường chỉ đạo ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế. Thường xuyên trao đổi thông tin với người nộp thuế bằng thư điện tử; tiếp tục hỗ trợ người nộp thuế thực hiện khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế điện tử, hóa đơn điện tử. Hiện, tỷ lệ người nộp thuế kê khai qua mạng đạt trên 99%; nộp thuế điện tử đạt trên 95%; hoàn thuế điện tử đạt 100%; hóa đơn điện tử đạt 100%.

Các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tích cực đăng ký tiêu thụ các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của huyện trên các sàn thương mại điện tử, sử dụng mã QR code truy xuất nguồn gốc như Postmart.vn,... Tích hợp trang thông tin về thương mại điện tử huyện Hoài Đức vào các sàn giao dịch thương mại điện tử, các trang chuyên về thương mại điện tử hiện có để phát triển, quảng bá giới thiệu các sản phẩm hàng hóa trên địa bàn. Ngoài ra, các hộ kinh doanh và một số tiểu thương các chợ trên địa bàn huyện đã sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến qua mã QR code của các ngân hàng; các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện hiệu quả mô hình thu học phí, lệ phí qua mã học sinh, sinh viên.

Chuyển đổi số cũng góp phần thúc đẩy phát triển xã hội số. Toàn huyện đã thành lập 136 Tổ Chuyển đổi số cộng đồng tại các thôn, tổ dân phố trên địa bàn, với tổng số gần 1.000 người tham gia. Các Tổ chuyển đổi số cộng đồng tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người dân về chuyển đổi số, sử dụng các DVC trực tuyến, mở tài khoản thanh toán trực tuyến và các dịch vụ số khác theo nhu cầu; triển khai phổ cập cho người dân sử dụng ứng dụng VNeID là danh tính số, có giá trị tương đương thẻ Căn cước/thẻ Căn cước công dân.

Huyện Hoài Đức tăng cường chuyển đổi số phục vụ nhân dân
DVC trực tuyến đã góp phần đẩy nhanh các thủ tục hành chính công, tỷ lệ đánh giá hài lòng đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Hoài Đức trung bình đạt gần 99%.

Đặc biệt, thực hiện chỉ đạo của Thành phố, huyện Hoài Đức cũng tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn và khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cùng nhân dân thực hiện đăng ký tài khoản và sử dụng ứng dụng iHanoi - Công dân Thủ đô số trên nền tảng mạng xã hội Zalo. Ứng dụng iHanoi cung cấp các dịch vụ, tiện ích hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp, như: Phản ánh hiện trường; DVC trực tuyến; cổng tham vấn, đối thoại của doanh nghiệp, hộ kinh doanh; tổng đài hỏi đáp tự động (tích hợp AI); tiếp công dân, khiếu nại tố cáo; thông tin cảnh báo hỗ trợ người dân, doanh nghiệp; khảo sát ý kiến của người dân, doanh nghiệp…và các tiện ích khác trên nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, giao thông, môi trường, cảnh báo ngập úng. Đến nay, đã có 6.705 người trên địa bàn huyện cài đặt và sử dụng ứng dụng.

Về phát triển chính quyền số, UBND huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, Nhà nước về chuyển đổi số nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân; tạo sự đồng thuận, nâng cao ý thức, trách nhiệm và quyết tâm cao để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Việc triển khai chữ ký số được thực hiện nghiêm túc, cập nhật kịp thời theo các văn bản chỉ đạo.

Huyện cũng tiếp tục duy trì, vận hành các ứng dụng dùng chung của Thành phố như: Hệ thống quản lý văn bản và điều hành Thành phố, hệ thống quản lý cuộc họp, hệ thống thông tin báo cáo, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, … Kết quả 95% hồ sơ công việc tại UBND huyện; 80% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật Nhà nước); 95% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến. Hệ thống họp trực tuyến phát huy hiệu quả, tỷ lệ các cuộc họp trực tuyến tăng, nhất là các cuộc họp có nhiều thành phần.

Với những nỗ lực, quyết tâm và sự chủ động trong công cuộc chuyển đổi số của hệ thống chính trị đã giúp người dân, doanh nghiệp trên địa bàn huyện được hưởng lợi từ DVC, tiện ích xã hội thuận tiện hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn, từ đó tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Anh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để sớm khôi phục sản xuất nông nghiệp

Để sớm khôi phục sản xuất nông nghiệp

(LĐTĐ) Mưa lũ những ngày qua khiến 152ha trồng đào, quất, hoa màu tại khu vực bãi sông Hồng (thuộc địa bàn quận Tây Hồ, Hà Nội) bị ngập sâu trong nước, thiệt hại ước tính khoảng 90 tỷ đồng. Sau khi nước lũ rút, đào, quất bị chết khô, rụng lá, khiến người dân nơi đây không khỏi xót xa, điêu đứng vì phải đối diện với nguy cơ mất trắng tài sản.
“Nâng tầm” nông sản OCOP nhờ kết hợp du lịch

“Nâng tầm” nông sản OCOP nhờ kết hợp du lịch

(LĐTĐ) Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) gắn kết với trải nghiệm du lịch tại vườn đã mang lại hiệu quả kép cho người nông dân thành phố Hà Nội mà còn giúp “nâng tầm” giá trị các sản phẩm nông sản Thủ đô.
“Xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp”: Vì sự lớn mạnh công nhân Thủ đô trong kỷ nguyên số

“Xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp”: Vì sự lớn mạnh công nhân Thủ đô trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang chú trọng triển khai cuộc vận động “Xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp” trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và phong trào xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” với nhiều cách làm sáng tạo, phong phú, có trọng tâm, trọng điểm. Từ đó, góp phần đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
Mỗi buổi sáng ở quê

Mỗi buổi sáng ở quê

(LĐTĐ) Buổi sáng luôn bắt đầu từ những trong trẻo, tươi mới đầy sức sống làm mỗi tâm hồn thêm rộn rã. Buổi sáng còn là không gian tĩnh lặng, vời vợi xa những ồn ào, chật chội của cuộc sống thường ngày.
Bình Dương: Kinh tế - xã hội trong 9 tháng năm 2024 đạt 15 chỉ tiêu kế hoạch

Bình Dương: Kinh tế - xã hội trong 9 tháng năm 2024 đạt 15 chỉ tiêu kế hoạch

(LĐTĐ) Trong 9 tháng năm 2024, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực, các ngành hàng xuất khẩu chủ lực đã dần phục hồi và có đơn hàng xuất khẩu trở lại.
Chọn vé Deluxe, bay thảnh thơi cùng Vietjet với hành lý ký gửi lên đến 40 kg

Chọn vé Deluxe, bay thảnh thơi cùng Vietjet với hành lý ký gửi lên đến 40 kg

(LĐTĐ) Đón thu vàng rực rỡ khắp muôn phương, Vietjet dành tặng ưu đãi hấp dẫn, tiết kiệm đến 50% cho hành khách chọn bay vé Deluxe từ nay đến hết 20/11.
Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng

Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng

(LĐTĐ) Chính phủ quyết định bổ sung dự toán chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình năm 2024 của Bộ Y tế số tiền 424,5 tỷ đồng để thực hiện hoạt động tiêm chủng mở rộng.

Tin khác

Khơi gợi tiềm năng làng cổ

Khơi gợi tiềm năng làng cổ

(LĐTĐ) Hà Nội hiện có nhiều làng cổ với kiến trúc độc đáo, truyền thống lịch sử và bề dày văn hóa. Tiêu biểu trong các làng cổ có thể kể đến như: Đường Lâm, Cự Đà, Bát Tràng… mỗi nơi lại có một sắc thái riêng biệt, thu hút sự quan tâm của du khách gần xa. Tuy nhiên, dù làng cổ được đánh giá là "mỏ vàng" hiện hữu, có nhiều tiềm năng phục vụ du lịch Thủ đô, nhưng hiện các huyện ngoại thành vẫn chưa khai thác hết giá trị vốn có.
Sơn Tây mang Trung thu đến trẻ em vùng lũ

Sơn Tây mang Trung thu đến trẻ em vùng lũ

(LĐTĐ) Ngày 15/9 (13 tháng 8 Âm lịch), Thị ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị xã Sơn Tây tổ chức chương trình “Vui Tết Trung thu 2024” cho trẻ em trên địa bàn. Hơn 600 học sinh chăm ngoan, học giỏi đến từ 15 xã, phường trên địa bàn đã có những giây phút thoải mái, vui vẻ với Nghệ sĩ nhân dân Xuân Bắc và Tự Long.
Công an quận Bắc Từ Liêm chung tay ủng hộ người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ

Công an quận Bắc Từ Liêm chung tay ủng hộ người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ

(LĐTĐ) Trước tình hình nhiều người dân tại quận Bắc Từ Liêm phải sơ tán đến nơi ở tạm do mực nước sông dâng cao, Hội Phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm đã chủ động, kịp thời phát động phong trào "nhường cơm sẻ áo" kêu gọi hội viên chung ta hỗ trợ nhân dân.
Hành khách xúc động khi nhận lại 150 triệu đồng bỏ quên trên xe buýt

Hành khách xúc động khi nhận lại 150 triệu đồng bỏ quên trên xe buýt

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội - Transerco thông tin, hôm nay (10/9) một hành khách đi xe buýt từ Phú Xuyên đi Thường Tín đã đãng trí bỏ quên chiếc túi có 150 triệu đồng vừa rút từ ngân hàng về. Ngay khi phát hiện số tài sản này, đội ngũ lái xe buýt và nhân viên phục vụ của Transerco đã hỗ trợ tìm kiếm, bảo quản và trao lại cho hành khách số tiền lớn bị bỏ quên này.
Phụ nữ Thủ đô hỗ trợ người dân gặt lúa giảm thiệt hại do bão

Phụ nữ Thủ đô hỗ trợ người dân gặt lúa giảm thiệt hại do bão

(LĐTĐ) Sau bão, cùng với nhiều diện tích hoa màu trên địa bàn một số quận, huyện bị ảnh hưởng, nhiều cánh đồng lúa cũng rơi vào tình trạng ngập úng hoặc gãy đổ. Trong những ngày qua, các cấp Hội phụ nữ Thủ đô đã hỗ trợ gặt sớm lúa đổ tại nhiều cánh đồng, nhằm giảm bớt thiệt hại về kinh tế cho bà con.
Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

(LĐTĐ) Hiếu học là truyền thống đẹp của dân tộc Việt Nam. Ít ai biết, ở vùng xứ Đoài xưa, mạch nguồn hiếu học luôn được vun bồi, chăm chút. Minh chứng dễ thấy, ở thị xã Sơn Tây hiện còn lưu giữ di tích Văn Miếu - sánh ngang với một số Văn Miếu hàng tỉnh tiêu biểu như: Văn Miếu Xích Đằng ở Hưng Yên, Văn Miếu Mao Điền ở Hải Dương hay Văn Miếu Bắc Ninh ở tỉnh Bắc Ninh… Hơn hết, Văn miếu Sơn Tây là nơi tôn thờ, tri ân công đức to lớn của Đức Thánh Khổng Tử và các vị hiền triết, cùng hàng trăm danh nhân khoa bảng của vùng xứ Đoài.
Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

(LĐTĐ) Trải qua hàng ngàn năm, sông Hồng vẫn lặng lẽ bồi đắp cho sự hình thành và phát triển của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Khơi nguồn, phát huy những giá trị đó, Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đang được xây dựng và không bao lâu sẽ trở thành hiện thực sẽ tiếp nối mạch chảy từ ngàn đời nay.
Huyện Thanh Trì trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9

Huyện Thanh Trì trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9

(LĐTĐ) Sáng 29/8, Huyện ủy Thanh Trì tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9 cho các đảng viên có từ 30 - 70 năm tuổi Đảng.
Phụ nữ Thủ đô “Check in Hanoi” với áo dài

Phụ nữ Thủ đô “Check in Hanoi” với áo dài

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội năm 2024 của thành phố Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Thành phố tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng. Cuộc thi Thử thách “Check in Hanoi” với áo dài được đông đảo phụ nữ các quận, huyện tham gia.
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024: Bản giao hưởng của văn hóa Thủ đô

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024: Bản giao hưởng của văn hóa Thủ đô

(LĐTĐ) Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề "Thức quà Hà Nội" đã mở ra một bức tranh đa sắc về văn hóa và ẩm thực Thủ đô, thu hút hơn 20.000 lượt khách khám phá. Qua đó, một hình ảnh Hà Nội năng động, hiện đại nhưng vẫn giữ trọn vẹn nét đẹp truyền thống được lan tỏa mạnh mẽ, thu hút ngày càng nhiều du khách đến với Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Xem thêm
Phiên bản di động