Huyện Mê Linh doanh nghiệp phấn khởi sản xuất trong điều kiện an toàn phòng, chống dịch

Căn cứ phân vùng của thành phố Hà Nội, huyện Mê Linh đã thiết lập phương án phân vùng với các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Theo đó, căn cứ vào tình hình thực tế, các doanh nghiệp sẽ được lựa chọn phương án sản xuất an toàn. Với những doanh nghiệp không đáp ứng được các phương án phòng dịch cũng đã tạm dừng hoạt động để bảo vệ thành quả phòng, chống dịch của địa phương.
Lan tỏa tấm lòng nhân ái, không để ai bị bỏ lại phía sau vì dịch Covid-19 “Siêu thị mini 0 đồng - Hà Nội Trái tim hồng”: Ấm lòng người dân khó khăn huyện Mê Linh “Chuyến xe Siêu thị 0 đồng” đem 200 suất quà hỗ trợ người lao động đặc biệt khó khăn huyện Mê Linh

Nhiều phương án sản xuất an toàn cho doanh nghiệp

Sau hơn 1 tháng thành phố Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, dưới sự chủ động, nỗ lực của các cấp chính quyền và nhân dân huyện Mê Linh, công tác phòng, chống dịch trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều thành tựu, các khu vực có ca mắc Covid-19 đều được khống chế hiệu quả. Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố, UBND huyện Mê Linh đã xây dựng Kế hoạch 330/KH-UBND thực hiện Chỉ thị số 20/CT- UBND ngày 03/09/2021 của UBND thành phố Hà Nội về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn.

Huyện Mê Linh doanh nghiệp phấn khởi sản xuất trong điều kiện an toàn phòng, chống dịch
Các cơ quan, đơn vị, công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Mê Linh có thể linh hoạt lựa chọn các phương án sản xuất phù hợp với thực tế.

Cùng với việc thiết lập phân khu đối với các xã, thị trấn trên địa bàn để áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, huyện cũng đưa ra phương án tổ chức sản xuất an toàn tại khu công nghiệp Quang Minh và các cơ quan, đơn vị, công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện. Việc làm trên đã tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp quyết định lựa chọn phương án tổ chức sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế của từng đơn vị, doanh nghiệp.

Theo kế hoạch, để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong sản xuất, UBND huyện Mê Linh yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp căn cứ tình hình sản xuất, rà soát, điều chỉnh kế hoạch, quy mô sản xuất trong thời gian giãn cách cho phù hợp, cắt giảm tạm thời các khâu, các bộ phận không cần thiết, bố trí cán bộ làm việc trực tuyến để giảm số lượng người lao động làm việc trực tiếp. Hoạt động theo nguyên tắc: “Đảm bảo an toàn tới đâu, tổ chức lao động tới đó; nếu điều kiện không đảm bảo thì dừng sản xuất ”.

Cùng đó, huyện cũng yêu cầu các doanh nghiệp tiếp tục nghiêm túc thực hiện phương án sản xuất an toàn phòng, chống Covid-19. Doanh nghiệp có thể lựa chọn thực hiện một trong 2 phương án “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường 2 điểm đến” hoặc thực hiện đồng thời 2 phương án. UBND huyện cũng khuyến khích các doanh nghiệp chỉ thực hiện một trong hai phương án nhưng phải đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch.

Đáng chú ý, UBND huyện đề nghị các doanh nghiệp trước khi thực hiện phương án “3 tại chỗ " hoặc “1 cung đường hai điểm”, doanh nghiệp phải xét nghiệm bằng phương pháp PCR cho người lao động có kết quả âm tính và định kỳ xét nghiệm bằng phương pháp PCR hoặc tets nhanh kháng nguyên Covid-19 cho toàn bộ công nhân, người lao động tối thiểu 1 lần/ tuần.

Đối với trường hợp chuyên gia, cán bộ, công nhân, người lao động hiện nay đang lưu trú trên địa bàn các quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội ngoài địa bàn huyện Mê Linh, UBND huyện yêu cầu thực hiện nghiêm phương án “3 tại chỗ” tại đơn vị, doanh nghiệp. Các trường hợp hiện nay đang lưu trú tại các tỉnh, thành phố khác thực hiện nghiêm việc giãn cách, không được tiếp nhận vào địa bàn làm việc. Đối với các trường hợp là người ở các tỉnh, thành phố khác đang thực hiện phương án “3 tại chỗ” sau khi kết thúc thực hiện phương án cho về địa phương, không tiếp nhận trở lại, đến khi có thông báo mới.

Với các phương án sản xuất của huyện đưa ra, căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, các doanh nghiệp có thể lựa chọn phương án phù hợp để sản xuất an toàn. Huyện cũng sẽ tăng cường kiểm tra việc thực hiện các phương án sản xuất an toàn tại các doanh nghiệp; kiên quyết xử phạt các trường hợp vi phạm và yêu cầu các doanh nghiệp không đảm bảo điều kiện phòng, chống dịch tạm dừng hoạt động theo quy định.

Doanh nghiệp đồng lòng, ủng hộ

Từ khi Thành phố ban hành công điện thực hiện giãn cách xã hội, công nhân lao động làm việc tại Công ty Cổ phần Xuân Hòa Hà Nội đang thực hiện “3 tại chỗ”. Không chỉ có công nhân lao động tại các huyện lân cận phải thực hiện phương án trên mà người lao động tại huyện Mê Linh cũng phải ăn ở lại công ty. Chia sẻ với phóng viên, ông Ngô Công Hoan, Ủy viên Hội đồng quản trị, Bí thư Chi bộ, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Xuân Hòa Hà Nội cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thành phố cũng như địa phương, Công ty đã cho người lao động thực hiện phương án “3 tại chỗ” để duy trì sản xuất. Tuy nhiên, khi thực hiện phương án trên, Công ty phải lo 3 bữa ăn, chi phí sinh hoạt cho người lao động nên chi phí tăng lên rất cao, trong khi đó, Công ty gặp nhiều khó khăn do nguyên liệu đầu vào cao.

Huyện Mê Linh doanh nghiệp phấn khởi sản xuất trong điều kiện an toàn phòng, chống dịch
Người lao động Công ty Cổ phần Xuân Hòa Hà Nội nghiêm túc triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Nhận được thông tin huyện Mê Linh cho doanh nghiệp lựa chọn các phương án sản xuất an toàn, Công ty đã triển khai thực hiện phương án “một cung đường 2 điểm đến”. Theo kế hoạch, công nhân ở trong "vùng xanh" trên địa bàn huyện Mê Linh được về nhà, những lao động tại các huyện khác đang làm việc tại xưởng vẫn ở lại công ty theo đúng chỉ đạo. Việc huyện triển khai linh hoạt các phương án đã giúp công ty và người lao động giảm áp lực, ổn định lại sản xuất.

Bày tỏ sự tin tưởng trước những chủ trương của Thành phố cũng như của chính quyền huyện, ông Hoan cho biết: “Thời gian qua huyện Mê Linh đã và đang làm tốt công tác phòng, chống dịch, công tác chăm lo cho người lao động cũng được triển khai kịp thời. Phát huy hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch, tôi mong muốn chính quyền huyện tiếp tục quản lý chặt chẽ khu vực còn dịch để tiến tới xóa bỏ “vùng đỏ”. Đối với “vùng xanh” thì từng bước nơi lỏng cho doanh nghiệp hoạt động, tạo điều kiện lưu thông cho các nguyên liệu sản xuất để giảm khó khăn cho doanh nghiệp”.

Đối với những công ty ít lao động, việc triển khai thực hiện các phương án trên là điều dễ dàng, thế nhưng, với những công ty có đông công nhân lao động thì việc thực hiện các phương án trên không phải là chuyện dễ dàng. Đóng trên địa bàn xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, từ ngày 23/7, công nhân lao động tại Công ty TNHH Cao su Inoue Việt Nam đã phải làm việc giãn cách để đảm bảo phòng, chống dịch. Từ ngày 30/8 đến nay, Công ty đang tạm dừng sản xuất vì không đáp ứng được yêu cầu huyện Mê Linh về phương án “3 tại chỗ” và “1 cung đường 2 điểm đến”. Nguyên nhân là do công ty sản xuất công nghiệp nặng, vận hành máy móc ồn, nhà xưởng chật trội nên không bố trí được “3 tại chỗ”. Với phương án “1 cung đường 2 điểm đến” Công ty không tìm được vị trí thích hợp cho công nhân ăn ở. Trong khi đó, hơn một nửa công nhân lao động của Công ty là người dân trên địa bàn xã Thanh Lâm, Kim Hoa hiện nay đang nằm trong phân khu 1 của huyện không thể tới nhà máy đi làm.

Ông Nguyễn Đăng Toàn, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Cao su Inoue Việt Nam cho biết: “Hiện nay, Công ty đang xin ý kiến để bắt đầu sản xuất trở lại. Chúng tôi chỉ sản xuất 1 xưởng lốp xe đạp đảm bảo yêu cầu xuất khẩu, công suất chỉ bằng 1/4 so với trước đây. Để đảm bảo sản xuất, chúng tôi phải thực hiện đưa đón công nhân tại các xã nhưng có những nơi cách công ty khá xa mà chỉ có 1 công nhân lao động. Đây cũng là vấn đề khó với Công ty nếu muốn mở cửa sản xuất trở lại”.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thế nhưng doanh nghiệp đã và đang tuân thủ nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch và đồng tình với chủ trương của huyện trong việc áp dụng các biện pháp phòng dịch tại các vùng nguy cơ cao. Ông Toàn mong muốn sau ngày 21/9, những “vùng đỏ” trên địa bàn huyện sẽ trở thành “vùng xanh”, tạo điều kiện cho nhà máy ổn định sản xuất, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, ngày 19/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên kinh tế số”.
Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Từ ngày mai (20/4), Hà Nội cấm xe ô tô khách từ 16 chỗ trở lên hoạt động trên một đoạn phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà.
Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Ngày 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Giải Pickleball trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025.
Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Ngày 19/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với 4 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm".
Những người góp sức cho trái bóng lăn

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã đi được hơn nửa chặng đường. Để những cầu thủ có thể thi đấu nhiệt huyết trên sân và cống hiến những pha ghi bàn mãn nhãn cho khán giả, phải nhớ đến công lao của những bộ phận vô cùng quan trọng như y tế, trọng tài, giám sát.

Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động