Huyện Mê Linh: Kiểm soát chặt chẽ, không để dịch lây lan trong cộng đồng
Các dịch vụ không thiết yếu tuân thủ nghiêm quy định
Chiều 12/7, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký ban hành Công điện số 14/CĐ-UBND về quyết tâm triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên cả nước. Công điện nêu rõ, từ 0h ngày 13/7/2021, Hà Nội dừng tất cả hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19: Nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ (chỉ cho phép bán hàng mang về), các cửa hàng cắt tóc, gội đầu; thực hiện dừng triệt để hoạt động vui chơi, tập thể dục, tụ tập đông người tại công viên, vườn hoa và các địa điểm công cộng.
Quán ăn Quang Linh (xã Tiến Thịnh) dừng phục vụ tại chỗ, chỉ bán mang về. |
Ngay khi Công điện được ban hành, các quận, huyện, thị xã của Thủ đô đã ra quân tuyên truyền, yêu cầu người dân thực hiện theo đúng chỉ đạo của Thành phố. Theo ghi nhận của phóng viên tại huyện Mê Linh, các hàng ăn, quán cà phê đã dừng bán tại chỗ. Do không được bán tại chỗ nên lượng khách mua đồ ăn mang đi khá thưa thớt, chủ yếu là khách vãng lai và lái xe đường dài. Từ sáng 13/7, quán cơm Quang Linh (xã Tiến Thịnh) đã tạm dừng bán hàng tại chỗ và chuyển sang bán mang về, tuân thủ đúng quy định của các cấp chính quyền huyện Mê Linh cũng như Thành phố. Theo đó, khách đến mua đồ ăn mang đi phải đeo khẩu khẩu trang, sát khuẩn tay và đảm bảo giãn cách.
Chủ hàng ăn Quang Linh chia sẻ, trong đợt dịch này hàng ăn của gia đình anh bị ảnh hưởng tương đối lớn. Thời điểm trước chưa có dịch bệnh, mỗi ngày gia đình bán được hơn trăm suất cơm. Khi bán mang về, mỗi ngày chỉ bán được khoảng chừng 20 suất. Trong khi đó, mỗi tháng, gia đình anh thuê mặt bằng chi phí khoảng 3 triệu. Dù thiệt hại lớn nhưng gia đình anh vẫn phải duy trì quán ăn để giữ khách. “Xã chỉ đạo tạm dừng bán hàng tại chỗ nên phải tuân thủ nghiêm túc. Thời điểm hiện tại các loại hình dịch vụ đang gặp khá nhiều khó khăn, do đó, tôi mong muốn Thành phố sớm khoanh vùng và có các biện pháp khống chế dịch bệnh để các loại hình kinh doanh sớm được hoạt động bình thường trở lại”, chủ quán cơm Quang Linh chia sẻ.
Thực hiện chỉ đạo của xã Hoàng Kim, các cửa hàng cắt tóc, gội đầu cũng đã đóng cửa theo đúng chỉ đạo. Chia sẻ với phóng viên, anh Nguyễn Sinh Hùng (chủ tiệm cắt tóc, spa) tại xã Hoàng Kim cho biết, khi biết tin Thành phố đóng cửa các dịch vụ kinh doanh không thiết yếu, trong đó có dịch vụ cắt tóc, gội đầu, vợ chồng anh chị đã đóng cửa quán từ sáng 13/7. Ý thức được tình hình dịch bệnh Covid-19 đang còn diễn biến phức tạp, nhất là khi người dân từ vùng dịch trở về, do đó, vợ chồng anh Hùng đã chủ động đóng cửa, không để địa phương phải nhắc nhở. “Sau nhiều đợt tạm dừng hoạt động, cửa hàng của hai vợ chồng ít cũng chịu nhiều bị ảnh hưởng do mất tiền thuê mặt bằng. Tuy nhiên, với thời điểm hiện tại thì đây là biện pháp tốt nhất để tạo điều kiện cho các cấp, ngành khống chế dịch bệnh”, anh Hùng nói.
Các quán bia hơi trên địa bàn xã Hoàng Kim tiếp tục đóng cửa. Dịch vụ cắt tóc, gội đầu tạm dừng hoạt động từ sáng 13/7. |
Chia sẻ về công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại xã Tiến Thịnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tiến Thịnh Trần Anh Tân cho biết, ngay khi nhận được Công điện của Thành phố và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh, xã Tiến Thịnh đã yêu cầu các cơ sở dịch vụ kinh doanh không thiết yếu ký cam kết tuân thủ nghiêm các quy định phòng, chống dịch. Theo đó, ngay từ sáng 13/7, các hộ kinh doanh hàng ăn, uống trong nhà đã tạm dừng phục vụ tại chỗ, chỉ bán mang về. Các dịch vụ cắt tóc, gội đầu, thể dục thể thao cũng đã dừng toàn bộ.
“Để đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn xã, nhất là khi các lao động từ vùng dịch trở về, xã Tiến Thịnh đã phát huy vai trò của các Tổ Covid cộng đồng. Hàng ngày, 5 Tổ Covid cộng đồng do Công an, Trưởng thôn, Bí thư chi bộ, nhân viên y tế làm Tổ trưởng sẽ nhận thông tin từ các nhóm do Tổ quản lý và báo cáo tình hình với xã, từ đó xã sẽ tổng hợp số liệu để báo cáo với huyện. Cùng đó, lực lượng chức năng xã cũng tăng cường tuần tra, kiểm soát tuyên truyền nhắc nhở người dân thực hiện nghiêm các quy định phòng dịch và kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm phòng, chống dịch” - ông Tân cho biết.
Tăng cường công tác tuyên truyền, xử lý nghiêm vi phạm
Cũng theo khảo sát của phóng viên, không chỉ có xã Tiến Thịnh, Hoàng Kim đang thực hiện tốt Công điện 14 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố mà các xã như: Chu Phan, Thạch Đà, Đại Thịnh, Văn Khê, Tráng Việt, Mê Linh… đã và đang triển khai tốt các quy định phòng, chống dịch bệnh. Với sự chủ động vào cuộc của các xã, thị trấn và sự đồng lòng của người dân, công tác phòng, chống dịch tại huyện Mê Linh đang được triển khai hiệu quả.
Theo ông Lê Văn Khương, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh, thực hiện Công điện số 14 của Ủy ban nhân dân Thành phố, trong những ngày vừa qua huyện Mê Linh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác phòng, chống dịch trên địa bàn. Cụ thể, huyện đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, các đoàn thể tăng cường tuyên truyền liên tục trên hệ thống loa truyền thanh từ 3 đến 5 lần/ngày. Các tổ tuyên truyền lưu động của Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao huyện, đội thanh niên tình nguyện liên tục tổ chức tuyên truyền lưu động vào các giờ cao điểm trên các trục đường chính, các khu dân cư, tổ dân phố về các nội dung Công điện 14.
Cùng đó, huyện cũng yêu cầu Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức ký cam kết đến từng cơ sở cam kết thực hiện nghiêm việc tạm dừng hoạt động; giao Trưởng Công an huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trực tiếp chỉ đạo, tổ chức đợt cao điểm kiểm tra, xử lý, giải tỏa các chợ tạm, chợ cóc, các cơ sở thuộc diện tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch. Để đảm bảo các xã, thị trấn thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch bệnh; trực tiếp Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, các đoàn kiểm tra của Huyện ủy thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện tại các xã.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại cửa hàng kinh doanh ăn uống trên địa bàn thị trấn Quang Minh. |
Kết quả việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn huyện Mê Linh tính đến ngày 16/7 cho thấy các xã, thị trấn đã làm tốt Chỉ thị của Thành phố cũng như của huyện. “Qua kiểm tra, các cơ sở kinh doanh và người dân trên địa bàn thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thành phố. Các chợ tạm chợ cóc, bán hàng rong, quán nước trà đá vỉa hè... cơ bản đã được giải tỏa dừng hoạt động”- ông Khương cho biết.
Cùng với công tác tuyên truyền, vận động, huyện Mê Linh cũng yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Từ ngày 12/7/2021 đến nay, huyện đã xử phạt 14 trường hợp không đeo khẩu trang khi ra ngoài, 4 cơ sở không tạm dừng hoạt động với số tiền 64 triệu đồng. Lũy kế từ ngày 29/4 đến nay đã xử phạt 75 cá nhân, cơ sở vi phạm quy định về phòng, chống dịch, với số tiền 157.100.000 đồng; từ đầu năm đến nay xử phạt 136 trường hợp với số tiền 309.100.000 đồng.
Cũng theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh Lê Văn Khương, trong thời gian vừa qua, Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh đã quan tâm nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổ Covid cộng đồng và “Tổ An toàn Covid-19”, góp phấn kiểm soát chặt chẽ tình dịch trên địa bàn. Theo đó, các thành viên các Tổ là người trực tiếp quản lý, theo dõi, giám sát di biến động của từng người dân, kịp thời phát hiện sớm nhất các trường hợp có liên quan dịch tễ thông báo cho chính quyền, cơ quan y tế để kịp thời triển khai các biện pháp xử lý hiệu quả.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố, thời gian tới, huyện Mê Linh sẽ tiếp tục quán triệt, chỉ đạo thực hiện nghiêm các nội dung chỉ đạo Thành phố, của Huyện ủy và của Ủy ban nhân dân huyện, đặc biệt là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư Huyện ủy về công tác phòng, chống dịch.
“Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch, huyện sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ nguồn bệnh. Trong đó, chỉ đạo rà soát, truy vết triệt để, kịp thời, không bỏ sót tất cả các trường hợp F1, F2, người liên quan đến các bệnh nhân mắc Covid-19 để kịp thời cách ly, lấy mẫu xét nghiệm, xử lý theo quy định. Cùng đó, huyện giao các đoàn thể, các xã, thị trấn phát động phong trào toàn dân phát giác, khai báo và tổ chức rà soát triệt để, không bỏ sót bất ký trường hợp nào về từ các vùng dịch để thực hiện cách ly tại nhà, lấy mẫu xét nghiệm theo quy định không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng” - ông Khương nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Tin khác
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 24/11/2024 08:24
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18