Huyện Phúc Thọ cần nắm chắc tình hình cơ sở, nêu cao tinh thần đoàn kết

(LĐTĐ) Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu, huyện Phúc Thọ cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và Thành ủy. Các cấp ủy, tổ chức Đảng đổi mới hơn nữa phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, sâu sát cơ sở, nắm chắc tình hình cơ sở, nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; nêu cao tính tiên phong, gương mẫu của người đứng đầu.
Kiên định phát triển 2 thành phố trực thuộc Thủ đô Bí thư Thành ủy Hà Nội: Xây dựng trường học, bệnh viện trước mới cho xây nhà, bán nhà Quận Hoàng Mai: Chăm lo, bảo vệ sức khỏe người lao động
Kiến nghị 3 nhóm vấn đề lớn

Ngày 10/5, Thường trực Thành ủy Hà Nội làm việc với Huyện ủy Phúc Thọ về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2022, 4 tháng đầu năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới.

Phúc Thọ là huyện ngoại thành, nằm ở phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, thuộc hữu ngạn sông Hồng và sông Đáy; có diện tích tự nhiên 118,49 km2; dân số trên 20 vạn người, gồm 20 xã và 1 Thị trấn. Đảng bộ huyện Phúc Thọ có 43 tổ chức cơ sở đảng với 377 chi bộ, tổng số 8.511 đảng viên.

Huyện Phúc Thọ cần nắm chắc tình hình cơ sở, nêu cao tinh thần đoàn kết
Thường trực Thành ủy Hà Nội làm việc với Huyện ủy Phúc Thọ. (Ảnh: Nguyễn Thành)

Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực phụ trách Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Phúc Thọ Nguyễn Đình Sơn cho biết, năm 2022 và 4 tháng đầu năm 2023, mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhưng với sự chủ động, quyết liệt, huyện Phúc Thọ đã triển khai bài bản, hiệu quả các nhiệm vụ và đạt được kết quả toàn diện.

Cụ thể, năm 2022, huyện thực hiện đạt và vượt 20/22 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, kinh tế tăng 9,5%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực (ngành dịch vụ chiếm 32,9%; công nghiệp xây dựng chiếm 48,1%; nông, lâm, thủy sản chiếm 19%). Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2022 đạt trên 509 tỷ đồng, vượt 64% dự toán Thành phố giao.

Trong 4 tháng đầu năm 2023, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Phúc Thọ đạt 153,675 tỷ; tổng chi ngân sách ước đạt 329,97 tỷ đồng.

Theo ông Nguyễn Đình Sơn, công tác xây dựng nông thôn mới được huyện tập trung thực hiện, phấn đấu giai đoạn 2022 - 2025 có thêm 8 xã đạt nông thôn mới nâng cao. Huyện cũng chú trọng công tác giảm nghèo, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân. Tính đến cuối năm 2022, toàn huyện còn 299 hộ nghèo (tỷ lệ 0,57%) và 1.157 hộ cận nghèo (tỷ lệ 2,20%).

Các lĩnh vực công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được huyện triển khai đồng bộ, hiệu quả, tập trung vào việc duy trì sự đoàn kết, thống nhất, phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể, quyết tâm cao trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của huyện. Đảng bộ huyện Phúc Thọ đã hoàn thành sơ kết giữa nhiệm kỳ 2020 - 2025, đảm bảo tiến độ, chất lượng.

Huyện Phúc Thọ cần nắm chắc tình hình cơ sở, nêu cao tinh thần đoàn kết
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu kết luận buổi làm việc. (Ảnh: Nguyễn Thành)

Nhằm giúp địa phương tiếp tục hoàn thành tốt các nhiệm vụ và phát triển trong giai đoạn tới, lãnh đạo huyện Phúc Thọ kiến nghị với Thành phố 3 nhóm vấn đề lớn liên quan đến công tác quy hoạch, phát triển đô thị, các dự án hạ tầng giao thông và xây dựng nông thôn mới.

Đáng chú ý, huyện Phúc Thọ kiến nghị Thành phố chấp thuận cho huyện nghiên cứu, phát triển theo 3 khu vực, với định hướng đô thị sinh thái, thông minh, lấy thương mại dịch vụ, du lịch gắn với phát triển các đô thị sinh thái làm ngành kinh tế mũi nhọn; lấy nông nghiệp công nghệ cao làm nền tảng và lấy công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làm động lực cho sự phát triển.

Đồng thời, chấp thuận chủ trương cho phép huyện nghiên cứu, cập nhật, bổ sung thêm 4 khu đô thị vào quy hoạch xây dựng vùng huyện; chấp thuận quy hoạch 5 cụm công nghiệp mới, với tổng diện tích đề xuất 274 ha.

Huyện Phúc Thọ cũng kiến nghị Thành phố đẩy nhanh tiến độ triển khai Dự án Cầu Vân Phúc và tuyến đường kết nối ra Quốc lộ 32; sớm phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 32, Dự án xây dựng tuyến đường Tây Thăng Long…; hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng 13 tuyến đường giao thông trọng điểm kết nối các xã của huyện, tổng mức đầu tư dự kiến 2.774 tỷ đồng.

Tại hội nghị, lãnh đạo các sở, ban, ngành Thành phố đã phát biểu, giải đáp những kiến nghị, đề xuất của huyện Phúc Thọ, đồng thời gợi mở những định hướng giúp địa phương này phát triển trong thời gian tới.

Đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đánh giá, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Phúc Thọ đã khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ chính trị, bước đầu có kết quả tích cực trên các lĩnh vực; một số lĩnh vực chuyển biến rõ nét. Song nhìn chung, kinh tế - xã hội của huyện phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và vị trí trung tâm vùng.

Huyện Phúc Thọ cần nắm chắc tình hình cơ sở, nêu cao tinh thần đoàn kết
Phó Chủ tịch Thường trực phụ trách UBND huyện Phúc Thọ Nguyễn Đình Sơn báo cáo tại buổi làm việc. (Ảnh: Nguyễn Thành)

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, Phúc Thọ là huyện có nhiều tiềm năng phát triển bền vững, có hệ thống di tích, lễ hội văn hoá, lịch sử phong phú, trong đó, có 3 di tích cấp quốc gia đặc biệt. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhất là có 3 con sông chảy qua. Hệ thống giao thông liên vùng, liên tỉnh theo quy hoạch, định hướng cũng thuận lợi.

Tuy nhiên, huyện Phúc Thọ còn đang khó khăn, là vùng trũng trong số 30 quận, huyện, thị xã của Thành phố. Mặc dù tăng trưởng kinh tế cao, nhưng quy mô kinh tế còn nhỏ. Hạ tầng kỹ thuật thiếu đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng giao thông...

Từ thực tế đó, Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu, huyện Phúc Thọ cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và Thành ủy, trọng tâm là tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Các cấp ủy, tổ chức Đảng đổi mới hơn nữa phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, bảo đảm vai trò lãnh đạo toàn diện, sâu sát cơ sở, nắm chắc tình hình cơ sở; nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; nêu cao tính tiên phong, gương mẫu của người đứng đầu; làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; đổi mới công tác đánh giá cán bộ, đánh giá bằng sản phẩm, công việc cụ thể; tăng cường kiểm tra, giám sát; siết chặt kỷ cương, kỷ luật...

Huyện Phúc Thọ cần nắm chắc tình hình cơ sở, nêu cao tinh thần đoàn kết
Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh: Nguyễn Thành)

Đặc biệt, huyện Phúc Thọ cần đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch vùng huyện, bám sát Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô và Quy hoạch Thủ đô giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, bảo đảm quy hoạch phải đi trước một bước.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng lưu ý, trong quá trình đó, khi xác định định hướng lâu dài phát triển nông nghiệp, huyện phải gắn với định hướng của Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố; đó là: Xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh; phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với phát triển dịch vụ, du lịch, phát triển làng nghề...

Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng, huyện Phúc Thọ phải tập trung thực hiện chủ trương ưu tiên đầu tư vào 3 lĩnh vực y tế, giáo dục, di tích văn hoá lịch sử; đã được bố trí vốn là phải tổ chức làm nhanh, thực hiện bằng được.

Cơ bản nhất trí với những kiến nghị của huyện Phúc Thọ, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng giao cho Văn phòng Thành ủy phối hợp Văn phòng UBND Thành phố và Huyện ủy Phúc Thọ xây dựng dự thảo thông báo kết luận cụ thể về phân công trách nhiệm, thời hạn giải quyết từng việc.

Trước mắt, cần đẩy nhanh quy hoạch vành đai, quy hoạch vùng, đồng thời, tập trung ưu tiên triển khai xây dựng trục Tây Thăng Long và trục kinh tế - xã hội phía Nam gắn với quy hoạch hai bên đường, lấy trục Nhật Tân - Nội Bài làm mẫu, coi đây là nguồn động lực phát triển mới của huyện.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trưởng ban Nội chính Thành ủy Hà Nội được bổ nhiệm làm Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương

Trưởng ban Nội chính Thành ủy Hà Nội được bổ nhiệm làm Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương

(LĐTĐ) Ngày 15/11, Ban Dân vận Trung ương tổ chức hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực

(LĐTĐ) Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành Nghị quyết hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp qua ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID). Đồng thời cũng là địa phương đầu tiên ban hành Nghị quyết quy định mức thu bằng "không" áp dụng cho các tổ chức, cá nhân thực hiện nộp hồ sơ thực hiện các dịch vụ công theo hình thức trực tuyến.
Từ hôm nay (15/11): Loại bỏ hình thức giám sát Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ thông qua ghi âm, ghi hình

Từ hôm nay (15/11): Loại bỏ hình thức giám sát Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ thông qua ghi âm, ghi hình

(LĐTĐ) Theo Thông tư số 46/2024/TT-BCA của Bộ Công an (có hiệu lực từ 15/11/2024), đã sửa đổi, bổ sung điều 11 Thông tư số 67/2019/TT-BCA. Theo đó, tại Thông tư mới, hình thức giám sát Cảnh sát giao thông thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình đã được loại bỏ.
Thủ tướng yêu cầu chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan

Thủ tướng yêu cầu chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan

(LĐTĐ) Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương, có địa phương đã công bố dịch sởi.
Tin bão mới nhất: Bão số 8 suy yếu, bão số 9 giật cấp 15 sẽ vào Biển Đông

Tin bão mới nhất: Bão số 8 suy yếu, bão số 9 giật cấp 15 sẽ vào Biển Đông

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 8 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, không có khả năng ảnh hưởng đất liền nước ta. Tuy nhiên, hiện nay gần Biển Đông đang xuất hiện cơn bão Usagi cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Bão Usagi sẽ đi vào phía Đông Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 trong năm 2024.
Áp thuế giá trị gia tăng đối với phân bón sẽ được lấy ý kiến đại biểu Quốc hội

Áp thuế giá trị gia tăng đối với phân bón sẽ được lấy ý kiến đại biểu Quốc hội

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với đề xuất của Chính phủ, chuyển phân bón, máy móc nông nghiệp và tàu khai thác thủy sản từ diện không chịu thuế sang diện chịu thuế 5%.
Tỷ giá USD hôm nay (15/11): Đồng USD tăng mạnh khó tin

Tỷ giá USD hôm nay (15/11): Đồng USD tăng mạnh khó tin

(LĐTĐ) Sáng ngày 15/11, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 2 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng. Trong khi đó, trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index vươn lên gần sát mức 107 điểm.

Tin khác

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực

(LĐTĐ) Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành Nghị quyết hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp qua ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID). Đồng thời cũng là địa phương đầu tiên ban hành Nghị quyết quy định mức thu bằng "không" áp dụng cho các tổ chức, cá nhân thực hiện nộp hồ sơ thực hiện các dịch vụ công theo hình thức trực tuyến.
Nền tảng cốt lõi để hình thành hệ thống giao thông thông minh

Nền tảng cốt lõi để hình thành hệ thống giao thông thông minh

(LĐTĐ) Được ví như “xương sống” của một quốc gia, giao thông càng đặc biệt quan trọng đối với các thành phố lớn, nhất là hệ thống giao thông thông minh ngày nay đã trở thành một trong những thành phần không thể thiếu, cung cấp cho người dân trải nghiệm di chuyển thuận tiện, an toàn; hỗ trợ đơn vị chức năng và cơ quan quản lý theo dõi, điều hành giao thông một cách hiệu quả, tối ưu hơn.
Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm

Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm

Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại theo hướng phát triển đô thị là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra tại Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Hà Nội. Để đạt được mục tiêu này, rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ, tạo sức bật cho nông dân dám nghĩ, dám làm. Dù khó là vậy nhưng huyện Đan Phượng đã làm được bởi có những cách làm hay, tạo hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp.
Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước

Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước

(LĐTĐ) Chiều 14/11, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.
“Mở đường” khai thác, sử dụng không gian ngầm ở Hà Nội trong tương lai

“Mở đường” khai thác, sử dụng không gian ngầm ở Hà Nội trong tương lai

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia, để bảo đảm không gian ngầm của Hà Nội có thể được khai thác một cách bền vững, việc xây dựng khung chính sách quy hoạch và các nguyên tắc pháp lý rõ ràng là điều cần thiết. Đồng thời cần có một kế hoạch dự trữ không gian ngầm cho nhu cầu phát triển trong tương lai, bao gồm cả không gian ngầm và không gian bề mặt cho các kết nối giao thông và hạ tầng kỹ thuật.
Góp phần bảo tồn, quảng bá tranh dân gian Hàng Trống

Góp phần bảo tồn, quảng bá tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Tranh dân gian Hàng Trống là một trong những dòng tranh độc đáo, mang đậm tính thẩm mỹ và giá trị văn hóa của người Hà Nội xưa. Thời gian qua, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Hàng Trống (quận Hoàn Kiếm) đã có nhiều hoạt động thiết thực, góp phần bảo tồn, quảng bá dòng tranh dân gian Hàng Trống.
Cùng hành động để tạo ra môi trường an toàn và hỗ trợ trẻ sinh non

Cùng hành động để tạo ra môi trường an toàn và hỗ trợ trẻ sinh non

(LĐTĐ) Ngày 14/11, tại Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh, Ban Chỉ đạo công tác dân số và phát triển quận Ba Đình tổ chức điểm truyền thông hưởng ứng Ngày Thế giới vì Trẻ sinh non 17/11 với chủ đề "Hãy cùng nhau lan toả thông điệp và hành động vì tương lai của các em".
Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nêu rõ, các tham luận và ý kiến tại Hội thảo đều thể hiện mong muốn Luật Thủ đô (sửa đổi) sớm đi vào cuộc sống, tạo động lực mới để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững.
Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

(LĐTĐ) Cần đảm bảo văn bản chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời để những điều khoản, quy định trong luật có thể áp dụng ngay khi luật có hiệu lực. Việc chậm trễ ban hành các văn bản này có thể dẫn đến tình trạng luật được thông qua nhưng không thể thi hành, gây lãng phí nguồn lực và mất niềm tin từ xã hội.
Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết

Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết

(LĐTĐ) Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên cho rằng, trong quá trình soạn thảo, ban hành những văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi), cần tuân thủ đúng những quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
Xem thêm
Phiên bản di động