Huyện Thanh Oai: Nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao trong xây dựng nông thôn mới

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Thanh Oai đã tích cực đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất giúp mang lại giá trị cao hơn hẳn so với trồng lúa truyền thống. Những mô hình này cũng là động lực giúp huyện xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Xã Thanh Thùy: Phát triển nghề truyền thống để xây dựng quê hương Liên đoàn Lao động huyện Thanh Oai trao tặng quà Tết cho người lao động Khát vọng xây dựng đô thị sinh thái

Theo ông Đinh Trường Thọ, Thành Ủy viên, Bí thư Huyện ủy Thanh Oai, đến nay 20/20 xã của huyện đã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 2 xã đạt nông thôn mới nâng cao; huyện cũng đã "cán đích" nông thôn mới. Kết quả này có được là nhờ sự quan tâm chỉ đạo của thành phố Hà Nội; sự chủ động, tích cực của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận, đóng góp cả vật chất, tinh thần của các doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn.

Chế biến các sản phẩm an toàn A-Z của hợp tác xã Hoàng Long
Chế biến các sản phẩm an toàn A-Z của hợp tác xã Hoàng Long

Trong những thành tích nổi bật, điểm đáng chú ý là huyện Thanh Oai đã triển khai nhiều giải pháp bài bản, hiệu quả giúp nâng cao giá trị các mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, từ đó nâng cao đời sống nhân dân.

Thống kê đến tháng 12/2020, huyện Thanh Oai đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được hơn 1.333 ha (Gồm: Cây rau 178,16 ha; Cây ăn quả: 435,3 ha; Lúa cá: 126,8 ha; Nuôi trồng thủy sản 424,13 ha; Trang trại tổng hợp 116,5 ha; Chăn nuôi xa khu dân cư 52,95 ha). Việc sản xuất theo mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đã đem lại giá trị cao hơn hẳn so với cấy lúa truyền thống. Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp đã ứng dụng công nghệ cao đem lại hiệu quả kinh tế.

Trong chăn nuôi có mô hình hợp tác xã Hoàng Long nuôi 4.200 con lợn trong đó có 500 nái, 3.700 lợn thịt. Sản xuất ứng dụng công nghệ cao theo tiêu chuẩn VIETGAP, sử dụng đàn nái sinh sản "Ông bà, bố mẹ" bằng giống Gen+ của Pháp là giống có năng suất và chất lượng cao và sử dụng thức ăn sinh học vào trong chăn nuôi, là cơ sở an toàn dịch bệnh và đã thực hiện thành công chuỗi thực phẩm an toàn A-Z; Thực hiện việc giết mổ theo công nghệ Châu Âu và sơ chế chế biến các sản phẩm an toàn. Năm 2020 đã xuất ra thị trường hàng ngàn tấn lợn hơi và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn. Hiện đơn vị này có 9 sản phẩm được thành phố Hà Nội công nhận là sản phẩm OCOP đạt 4 sao.

Mô hình trồng hoa lan hồ điệp công nghệ cao ở xã Mỹ Hưng
Mô hình trồng hoa lan hồ điệp công nghệ cao ở xã Mỹ Hưng

Chuỗi sản xuất và tiêu thụ Trứng vịt Liên Châu với 43 hộ hàng ngày xuất bán từ 50.000-60.000 quả ra thị trường. Bên cạnh đó, còn có 1 mô hình chăn nuôi gà đẻ trứng với số lượng 10.000 con sản xuất theo tiêu chuẩn VIETGAP tại xã Hồng Dương hàng ngày xuất bán 80.000 quả trứng ra thị trường.

Trong trồng trọt, hợp tác xã Tam Hưng đã hình thành vùng sản xuất 2 vụ/năm lúa Bắc thơm số 7 với diện tích là 850 ha, lúa Nếp cái hoa vàng với diện tích là 250 ha, sản xuất theo tiêu chuẩn VIETGAP. Bên cạnh đó là 53 ha lúa hữu cơ rất thành công với nhãn hiệu tập thể “Gạo thơm Bối Khê”, hàng năm xuất bán trên 1.500 tấn. Đơn vị này đã được thành phố Hà Nội công nhận 2 sản phẩm OCOP (Gạo nếp cái hoa vàng và Gạo Bắc thơm số 7) đạt 4 sao.

Mô hình sản xuất rau hữu cơ an toàn ứng dụng công nghệ cao tại Hồng Dương và xã Dân Hòa do Công ty Cổ phần nông nghiệp Công nghệ cao Hiệp Thành thực hiện, với diện tích 11,7 ha. Hợp tác xã Thanh Cao thực hiện được 17 ha trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VIETGAP. Tại xã Thanh Cao đã hình thành mô hình hoa lan nhân cấy mô với diện tích 4500m2 đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tại xã Mỹ Hưng cũng có mô hình trồng hoa Lan Hồ điệp ứng dụng công nghệ cao với diện tích 2500m2.

Những mô hình nông nghiệp công nghệ cao là động lực để huyện Thanh Oai thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao
Những mô hình nông nghiệp công nghệ cao là động lực để huyện Thanh Oai thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao

Năm 2020 huyện Thanh Oai đã được thành phố Hà Nội công nhận thêm 20 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP trong đó có 8 sản phẩm từ nông nghiệp và 12 sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Đến nay huyện đã có 31 sản phẩm được chứng nhận OCOP (30 sản phẩm 4 sao, 1 sản phẩm 3 sao).

Theo lãnh đạo huyện Thanh Oai, việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn đã có đầu ra ổn định, bền vững. Trong đó, chuỗi gạo của hợp tác xã Tam Hưng và chuỗi thực phẩm an toàn của hợp tác xã Hoàng Long được đưa vào các trường mầm non và các cửa hàng tiện ích, các siêu thị, được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đời sống nhân dân trên địa bàn. Việc sản xuất các mô hình ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi liên kết gắn với nhãn hiệu sản phẩm được xác định là động lực để các xã, thị trấn và huyện Thanh Oai thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Trong năm 2021, huyện Thanh Oai đặt mục tiêu tiếp tục nâng cao hiệu quả việc sản xuất nông nghiệp theo chuỗi liên kết từ sản xuất tới tiêu thụ sản phẩm, đồng thời phấn đấu 2 xã (Cao Dương và Dân Hòa) "về đích" nông thôn mới nâng cao.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

Mỗi giọt máu tình nguyện cho đi không chỉ đơn thuần là cứu người mà còn là trách nhiệm, tấm lòng yêu thương, sẻ chia của đoàn viên, người lao động quận Ba Đình; qua đó tiếp thêm động lực, niềm tin vào cuộc sống cho các bệnh nhân đang điều trị bệnh.
Vì sao Kim Ngân 1 xứng danh khu phố “hội hè” tại đô thị Sun Group Hà Nam?

Vì sao Kim Ngân 1 xứng danh khu phố “hội hè” tại đô thị Sun Group Hà Nam?

Những đại lộ thênh thang rực sáng ánh đèn, ngập tràn sắc màu biển hiệu, dòng người tấp nập, quán cà phê không vơi bóng khách… từ lâu đã là “điểm nhận diện” của các đô thị hoa lệ trên thế giới. Sắp tới, không khí sôi động, phồn hoa ấy sẽ hiện diện tại khu phố Kim Ngân 1, đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Hà Nam.
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Hòa chung trong không khí cả nước kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhiều công trình, dự án lớn về hạ tầng, đô thị đã được khởi công, khánh thành trong ngày 19/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tin khác

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Hiện tại, quận Ba Đình đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến sau sắp xếp, quận có 3 phường, gồm: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.
Huyện Mỹ Đức sẽ thành lập 4 đơn vị hành chính cấp xã mới

Huyện Mỹ Đức sẽ thành lập 4 đơn vị hành chính cấp xã mới

Ban Thường vụ Huyện ủy Mỹ Đức đã thảo luận, thống nhất phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện, trình Ban Thường vụ Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xem xét, phê duyệt.
Quận Hai Bà Trưng dự kiến còn 3 đơn vị hành chính phường

Quận Hai Bà Trưng dự kiến còn 3 đơn vị hành chính phường

Quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) hiện có 15 phường, theo dự kiến sắp tới quận sẽ sắp xếp còn 3 đơn vị hành chính phường gồm Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Dự kiến, quận Cầu Giấy sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Cầu Giấy 1 (Cầu Giấy), Cầu Giấy 2 (Nghĩa Đô) và Cầu Giấy 3 (Yên Hòa).
Xem thêm
Phiên bản di động