Huyện Thanh Trì: 100% xã “về đích” nông thôn mới nâng cao

Với sự cố gắng, nỗ lực vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và nhân dân trên địa bàn, huyện Thanh Trì đã được thành phố Hà Nội công nhận thêm 14 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao. Đến nay, 15/15 xã của địa phương này đã được công nhận xã chuẩn NTM nâng cao, về đích trước 2 năm và vượt chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2021-2025.
Thạch Thất cần đẩy mạnh chuyển đổi số gắn với cải cách hành chính Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại quận Đống Đa Phát huy nguồn lực tri thức để phát triển Thủ đô Hà Nội

Giai đoạn 2021-2025, huyện Thanh Trì thực hiện kép 2 nhiệm vụ chính trị quan trọng là: Đầu tư xây dựng huyện thành quận, xã thành phường; xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

Với phương châm "Vừa làm vừa rút kinh nghiệm", huyện Thanh Trì đã phát động nhiều phong trào thi đua nhằm phát huy sức mạnh, vai trò chủ thể của các tầng lớp nhân dân và của hệ thống chính trị trong xây dựng NTM.

Với quyết tâm chính trị và sự đồng thuận rất cao của nhân dân, năm 2021, Thành phố đã công nhận xã Liên Ninh đạt chuẩn NTM nâng cao.

Huyện Thanh Trì: 100% xã “về đích” nông thôn mới nâng cao
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến trao Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao cho các xã của huyện Thanh Trì. (Ảnh: Lương Toàn)

Năm 2022, huyện Thanh Trì đã chỉ đạo quyết liệt 14 xã còn lại triển khai đồng bộ các giải pháp hoàn thiện các tiêu chí xây dựng NTM nâng cao, tập trung vào các tiêu chí chưa đạt như: Hình thức tổ chức sản xuất, nâng cao chất lượng phát triển kinh tế, môi trường, giáo dục đào tạo, các thiết chế văn hóa, cải cách hành chính, an toàn thực phẩm, an ninh trật tự,…

Huyện Thanh Trì đã xây dựng 8 Đề án gồm: 2 Đề án củng cố sản xuất, ứng dụng công nghệ cao, liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp; 5 Đề án lĩnh vực văn hóa xã hội; 1 Đề án ứng dụng công nghệ thông tin tiến tới xây dựng nền hành chính hiện đại.

Huyện cũng ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng khung về giao thông và kinh tế-xã hội. Đáng chú ý, huyện Thanh Trì đã bố trí trên 2.000 tỷ đồng thực hiện các dự án phát triển hạ tầng giao thông trên 2.300 tỷ đồng để thực hiện 102 dự án hạ tầng văn hóa-xã hội góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phát triển dịch vụ, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thanh Trì, kinh tế địa phương này đạt mức tăng trưởng khá, thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt 70 triệu đồng (tăng 8 triệu đồng so với năm 2020). Giá trị sản phẩm/ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 252 triệu đồng/ha, tăng 7 triệu đồng/ha so với năm 2020.

Tỷ lệ trường học đạt chuẩn Quốc gia tăng lên 87,6%, chất lượng giáo dục ngày càng phát triển; hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân được nâng lên, 100% xã đạt tiêu chí chuẩn Quốc gia về y tế. Chất lượng môi trường sống, công tác vệ sinh môi trường được chú trọng, đã kè được 32 ao hồ trong khu dân cư kết hợp với đường hoa, cây xanh. Tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch đô thị đạt 97%.

Huyện Thanh Trì: 100% xã “về đích” nông thôn mới nâng cao
Huyện Thanh Trì tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng ngày càng khang trang, sạch đẹp. (Ảnh: Hữu Duyên)

Với sự cố gắng, nỗ lực vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và nhân dân trên địa bàn, ngày 18/4/2023, UBND thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 2277/QĐ-UBND công nhận 14 xã trên địa bàn huyện Thanh Trì đạt chuẩn NTM nâng cao. Đến nay, 15/15 xã của địa phương này đã được công nhận xã chuẩn NTM nâng cao, về đích trước 2 năm và vượt chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2021-2025.

Phát huy kết quả trong xây dựng NTM, cũng như phát huy được tiềm năng, thế mạnh, huyện Thanh Trì đã xây dựng Kế hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025 nhằm từng bước hoàn thiện hạ tầng du lịch, phát triển quy mô, chất lượng du lịch, quảng bá văn hóa, truyền thống giới thiệu hình ảnh quê hương đến với bạn bè trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế của huyện.

Đến nay, huyện Thanh Trì đã xây dựng hạ tầng và chỉ đạo các xã hoàn thiện hồ sơ, đề xuất và được UBND Thành phố công nhận 2 điểm du lịch đầu tiên trên địa bàn huyện là điểm du lịch xã Yên Mỹ và điểm du lịch xã Đại Áng. Đây sẽ là tiền đề quan trọng, là cơ hội, điều kiện thuận lợi để hình thành các tuyến du lịch trên địa bàn huyện và kết nối du lịch với các địa phương lân cận, tương lai huyện Thanh Trì phấn đấu sẽ là điểm đến du lịch “An toàn - Thân thiện - Chất lượng - Hấp dẫn” đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong tình hình mới.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đoàn viên Urenco tích cực hành động vì môi trường

Đoàn viên Urenco tích cực hành động vì môi trường

Nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao hơn trong công tác vệ sinh môi trường, Công đoàn Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã đồng hành cùng doanh nghiệp, cải tiến sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động để đáp ứng chất lượng vệ sinh môi trường theo yêu cầu ngày càng cao. Trong đó, chú trọng vào việc tiếp tục cơ giới hóa, tạo hình ảnh văn minh đô thị trong công tác duy trì vệ sinh môi trường.
Djokovic thua sốc ngay trận ra quân Monte Carlo Masters 2025: Cơn ác mộng tiếp diễn

Djokovic thua sốc ngay trận ra quân Monte Carlo Masters 2025: Cơn ác mộng tiếp diễn

Monte Carlo Masters 2025 tiếp tục chứng kiến bất ngờ lớn khi Novak Djokovic - huyền thoại sống của làng banh nỉ - gục ngã ngay ở vòng 1/16 trước tay vợt người Chile Alejandro Tabilo với tỷ số 3-6, 4-6.
LĐLĐ huyện Đan Phượng: Chú trọng nâng cao nhận thức cho đoàn viên và người lao động

LĐLĐ huyện Đan Phượng: Chú trọng nâng cao nhận thức cho đoàn viên và người lao động

Thời gian qua, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng (Hà Nội) đã triển khai, tổ chức nhiều hoạt động công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), qua đó đã đạt được những kết quả tích cực. Trong đó, có thể kể đến công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên và người lao động.
Đảm bảo công tác chăm lo cho người lao động

Đảm bảo công tác chăm lo cho người lao động

Thời gian qua, các cấp Công đoàn huyện Ứng Hòa (Hà Nội) đã thực hiện có hiệu quả công tác tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách có liên quan đến công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ); chăm lo bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Cầu Giấy: Gần 200 đoàn viên, người lao động được khám sức khỏe, tầm soát ung thư miễn phí

Cầu Giấy: Gần 200 đoàn viên, người lao động được khám sức khỏe, tầm soát ung thư miễn phí

Sáng 10/4, 180 đoàn viên, người lao động đến từ các Công đoàn cơ sở thuộc khối doanh nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy được khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuẩn bị cho ý kiến về sửa đổi Hiến pháp 2013, sắp xếp đơn vị hành chính, cải cách tiền lương

Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuẩn bị cho ý kiến về sửa đổi Hiến pháp 2013, sắp xếp đơn vị hành chính, cải cách tiền lương

Tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng như đề nghị sửa đổi Hiến pháp năm 2013, thông qua nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính, xem xét báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện cải cách tiền lương...
Chủ động triển khai xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”

Chủ động triển khai xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”

Trong những năm qua, với sự tham gia tích cực của các cấp Công đoàn, phong trào xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” trên địa bàn huyện Thạch Thất đã đạt được những kết quả thiết thực, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho đoàn viên, người lao động; xây dựng nếp sống, môi trường làm việc văn minh, văn hóa, an toàn trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Tin khác

Hà Nội ra mắt mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí

Hà Nội ra mắt mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí

Mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí vừa được ra mắt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức đăng ký kinh doanh trên địa bàn Hà Nội.
Báo chí Thủ đô cần tuyên truyền dễ nhớ, dễ hiểu mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Báo chí Thủ đô cần tuyên truyền dễ nhớ, dễ hiểu mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Sáng 9/4, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin chuyên đề và giao ban triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác báo chí tháng 4/2025. Đồng chí Nguyễn Doãn Toản, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy chủ trì hội nghị.
Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Ngày 9/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý I/2025 đối với các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trung tâm Phục vụ hành chính công: Tái định nghĩa cách thức chính quyền phục vụ nhân dân

Trung tâm Phục vụ hành chính công: Tái định nghĩa cách thức chính quyền phục vụ nhân dân

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đánh giá, việc thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công là sản phẩm nghiên cứu bài bản, có hiệu quả cao của Văn phòng Chính phủ. Cần nghiên cứu để đến tháng 6/2025 định vị được vai trò của Trung tâm trong hệ thống hành chính mới.
Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Chiều ngày 8/4, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác Mặt trận cho đội ngũ cán bộ.
Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Thực hiện các quy định tại Điều 21 Luật Thủ đô, thành phố Hà Nội đang tích cực xây dựng dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và dự thảo Nghị quyết về Khu phát triển thương mại và văn hóa. Hai dự thảo Nghị quyết này khi đưa ra lấy ý kiến đã nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của đông đảo người dân khi cho rằng, những điều này sẽ hướng tới việc phát triển thương mại, bảo tồn cũng như gia tăng cơ hội hưởng thụ các giá trị văn hóa, nâng cao đời sống cho người dân Thủ đô.
Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Thời điểm hiện tại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện Khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) đang được thành phố Hà Nội lấy ý kiến rộng rãi. Đóng góp vào dự thảo Nghị quyết, nhiều chuyên gia, người dân cho rằng, đây sẽ là nền tảng giúp phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa; thúc đẩy hoạt động thương mại bảo tồn các ngành, nghề truyền thống, từ đó góp phần cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế Thủ đô.
Bước đi then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa Thủ đô

Bước đi then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa Thủ đô

Với mục tiêu hướng tới trở thành trung tâm sáng tạo và giao thoa văn hóa khu vực, dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8, Điều 21 Luật Thủ đô 2024) đang lấy ý kiến nhân dân, được xem là một bước đi then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa của Thành phố.
Rộn ràng khai hội bơi Đăm

Rộn ràng khai hội bơi Đăm

Chiều 6/4, tại đình Đăm, phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm đã khai mạc Lễ hội truyền thống bơi Đăm - Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Mở ra cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô

Mở ra cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa đã chứng minh thành công ở nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... Theo đó bày tỏ ý kiến góp ý vào Dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa, nhiều người dân cho rằng, đây là điều cần thiết trong bối cảnh hiện nay, sẽ đem đến cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động