Huyện Thanh Trì: 60 năm bản lĩnh và khát vọng

(LĐTĐ) Gắn với vùng hữu ngạn sông Hồng và sông Nhuệ, huyện Thanh Trì nằm ở phía Nam Thủ đô Hà Nội, là vùng đất có truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời. Được thành lập từ 31/5/1961, trải qua 60 năm hình thành và phát triển, Thanh Trì đang ngày một đổi mới, thể hiện khát vọng vươn lên của mảnh đất địa linh, nhân kiệt.
Sức sống mới phủ xanh miền quê Thanh Trì Tiếp tục hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm năm 2021 Phó Bí thư Thường trực Thành ủy: Huyện Thanh Trì cần làm tốt công tác tuyên truyền về quyền, nghĩa vụ của cử tri

Mảnh đất địa linh, nhân kiệt

Thanh Trì tự hào là vùng đất địa linh, nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử - văn hóa, là quê hương của Đô Hồ Đại vương Phạm Tu, Tiên triết Chu Văn An - Người thầy muôn đời, Bảng nhãn Nguyễn Như Đổ, danh nhân Ngô Thì Nhậm. Dưới các triều đại phong kiến, trên mảnh đất này xuất hiện các làng khoa bảng như Làng Nguyệt Áng có 11 người đỗ đại khoa, 30 người đỗ trung khoa; làng Tả Thanh Oai có 12 người đỗ đại khoa, 59 người đỗ trung khoa, đã trở thành 2 trong số 22 làng khoa bảng tiêu biểu của cả nước.

Thanh Trì còn là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, yêu nước. Trong những năm đầu thế kỷ XX, nhiều thanh niên của địa phương đã sớm giác ngộ lý tưởng Cộng sản, Thanh Trì trở thành một trong những cái nôi của cách mạng vùng ngoại thành Hà Nội.

Huyện Thanh Trì: 60 năm bản lĩnh và khát vọng
Thanh Trì, mảnh đất địa linh, nhân kiệt.

Thanh Trì là quê hương của đồng chí Đỗ Mười - Nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng chí Đỗ Ngọc Du - Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội đầu tiên; đồng chí Vương Thừa Vũ - Nguyên Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội…

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng bộ, Nhân dân, lực lượng vũ trang huyện Thanh Trì đã kiên cường chiến đấu, chống địch càn quét, uy hiếp, chiếm đóng để giữ vững cơ sở, bảo vệ lực lượng kháng chiến, cùng với Thủ đô Hà Nội và cả nước tiến hành kháng chiến thắng lợi. Với những thành tích đóng góp trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, năm 2000, huyện Thanh Trì được Chủ tịch trước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng bộ và Nhân dân Thanh Trì cùng với Nhân dân Thủ đô tích cực sản xuất, vừa chiến đấu bảo vệ hậu phương, thực hiện chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. Trong mưa bom bão đạn, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, phong trào thi đua lao động sản xuất của huyện phát triển mạnh mẽ. Thanh Trì luôn làm tốt nhiệm vụ cung cấp thực phẩm cho Hà Nội. Với tinh thần “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, Thanh Trì luôn làm tốt nghĩa vụ thiêng liêng chi viện sức người cho tiền tuyến miền Nam.

Huyện Thanh Trì: 60 năm bản lĩnh và khát vọng
Đảng bộ và Nhân dân Thanh Trì đã vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng, nỗ lực phát triển kinh tế, xã hội.

Trong suốt cuộc kháng chiến, hàng nghìn thanh niên Thanh Trì đã lên đường chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên các mặt trận, lập nhiều chiến công xuất sắc. Toàn huyện có 1.938 liệt sĩ; 856 thương binh; 5 chiến sĩ tiêu biểu được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; 143 chiến sĩ được phong danh hiệu “dũng sĩ diệt Mỹ”, 119 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, có nhiều tập thể và cá nhân được Đảng và Nhà nước tặng thưởng huân, huy chương và bằng khen.

10 lần được Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm

Trong những năm tháng xây dựng quê hương, Đảng bộ và Nhân dân Thanh Trì vinh dự được 10 lần Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm và động viên Nhân dân tích cực sản xuất. Chiến thắng mùa Xuân năm 1975 kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ lâu dài và gian khổ, cả nước bước vào kỷ nguyên mới, độc lập, tự do cùng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cùng với những hậu quả của chiến tranh, cả nước đứng trước những khó khăn to lớn về kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh chung đó, Đảng bộ và Nhân dân Thanh Trì đã nỗ lực cao độ, đồng lòng chung sức vượt qua mọi thử thách, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, duy trì, phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế… từng bước đạt được những kết quả quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Sau 35 năm đổi mới (1986 - 2020), huyện Thanh Trì đã phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội. Đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được cải thiện rõ rệt. Kinh tế liên tục tăng trưởng ở mức cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạt được những thành tựu đáng tự hào.

Huyện Thanh Trì: 60 năm bản lĩnh và khát vọng
Trong giai đoạn phát triển mới, với tinh thần phát huy truyền thống, khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh, huyện đã xây dựng và thực hiện các đề án phát triển kinh tế - xã hội.

Đảng bộ và Nhân dân Thanh Trì đã vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng, nỗ lực phát triển kinh tế, xã hội, tăng cường công tác xây dựng Đảng, chính quyền, phát huy dân chủ, động viên các phong trào quần chúng thi đua lao động sản xuất để xây dựng quê hương. Nhiều khu đô thị mới ra đời như Linh Đàm, Định Công, Đại Thanh, Pháp Vân - Tứ Hiệp, Tứ Hiệp - Ngũ Hiệp… Nhiều khu công nghiệp hình thành như: Khu công nghiệp Vĩnh Tuy, Ngọc Hồi; nhiều tuyến đường liên xã, liên thôn được cải tạo và nâng cấp. Các xã đã quan tâm đầu tư hoàn thành cải tạo, nâng cấp mạng lưới điện, các công trình nước sạch, trạm y tế, nhà văn hóa… góp phần phục vụ tốt cho Nhân dân.

Trên đường phát triển

Trong giai đoạn phát triển mới, với tinh thần phát huy truyền thống, khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh, Huyện đã tập trung lãnh đạo, triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách lớn của Trung ương, Thành phố; xây dựng và thực hiện các đề án phát triển kinh tế - xã hội. Tổng giá trị sản xuất hằng năm đều tăng, cụ thể: Bình quân giai đoạn 2015 - 2020 tăng 10,2%/năm, mức tăng thu ngân sách đạt 16,6%/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 60 triệu đồng/người/năm.

Hiện, tỷ trọng thương mại, dịch vụ chiếm 39,6%; công nghiệp, xây dựng chiếm 55,1%; nông nghiệp, thủy sản chiếm 5,3%. Xác định xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội là khâu đột phá; 5 năm (2015 - 2020), Thanh Trì đã bố trí hơn 1.210 tỷ đồng thực hiện các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật - xã hội. Đến năm 2020, huyện đã hoàn thành xây dựng 17 dự án đường giao thông với chiều dài 25,96km, trong đó có nhiều tuyến đường trục chính, đường kết nối, đường liên xã...

Huyện Thanh Trì: 60 năm bản lĩnh và khát vọng
Đảng bộ và dân dân huyện Thanh Trì bước vào giai đoạn mới trong xây dựng và phát triển huyện trở thành quận vào năm 2025 theo hướng giàu đẹp, văn minh.

Các hoạt động văn hoá - xã hội diễn ra sôi nổi, an sinh xã hội được đảm bảo, giáo dục và đào tạo tiếp tục đổi mới và phát triển. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, vệ sinh an toàn thực phẩm được bảo đảm; trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, đã xây dựng mới 8 trường học, 2 trụ sở xã, 8 nhà văn hóa thôn, tổ dân phố, 5 trạm y tế xã, cải tạo nâng cấp 17 trường học, 4 trụ sở xã; 16/16 xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế; 58/68 trường đạt chuẩn quốc gia; cải tạo, xây mới 267 nhà tình nghĩa; đến nay, trên địa bàn huyện cơ bản không còn hộ gia đình chính sách có khó khăn về nhà ở…

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; quốc phòng, quân sự địa phương được củng cố, tăng cường. Năng lực lãnh đạo của các cấp ủy đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền được nâng lên. Đời sống Nhân dân từng bước được cải thiện, niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền các cấp được củng cố.

Bản lĩnh và khát vọng

Từ thực tiễn và kết quả đã đạt được tại Đại hội Đảng bộ huyện Thanh Trì lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ và dân dân huyện Thanh Trì bước vào giai đoạn mới trong xây dựng và phát triển huyện trở thành quận vào năm 2025 theo hướng giàu đẹp, văn minh.

Để đạt được mục tiêu trên, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng các chương trình, đề án để thực hiện tốt 5 nhiệm vụ trọng tâm và 03 khâu đột phá, phát huy tiềm năng và thế mạnh của Huyện, đẩy mạnh phát triển kinh tế nhanh, bền vững; tiếp tục nâng cao chất lượng đời sống của Nhân dân.

Huyện Thanh Trì: 60 năm bản lĩnh và khát vọng
Nhiều tuyến đường liên xã, liên thôn được cải tạo và nâng cấp...

Để thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ và chỉ tiêu trên, Đảng bộ huyện Thanh Trì tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; xây dựng hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở thực sự trong sạch vững mạnh.

Kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập huyện Thanh Trì (31/5/1961 - 31/5/2021), nhìn lại chặng đường đổi mới và những thành tựu đạt được với bao niềm tự hào, tri ân quá khứ, hướng tới tương lai; dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Nhân dân Thanh Trì đoàn kết một lòng, chung tay góp sức, khắc phục những khó khăn, thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV đề ra, phấn đấu sớm xây dựng huyện trở thành quận giàu đẹp, văn minh.

Với sự nỗ lực phấn đấu và quyết tâm cao cùng những thành tựu nổi bật đã đạt được, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thanh Trì tự hào và vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng: Huân chương Lao động hạng Nhất (2003); Huân chương Độc lập hạng Ba (2010); các năm 2015, 2016 huyện liên tiếp được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua đơn vị xuất sắc dẫn đầu. Thành công nối tiếp thành công, năm 2017, huyện Thanh Trì vinh dự được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới (hoàn thành trước 2 năm so với kế hoạch); được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.

Bảo Thoa

Ảnh: Bảo Thoa, Thanh Hồng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.

Tin khác

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

(LĐTĐ) Với mong muốn bảo tồn, phát huy những kiến trúc của người Việt xưa, mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, đã có sáng kiến phục dựng lại nhà tranh vách đất, nhà gỗ truyền thống ngay tại khu phố ẩm thực, đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã. Đây là một trong những sáng kiến nhằm góp phần bảo tồn kiến trúc của người Việt xưa, tạo ra không gian gần gũi, thân thuộc với du khách.
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

(LĐTĐ) Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay thương hiệu gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã khẳng định vị thế trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Giờ đây, gốm Bát Tràng không chỉ có mặt trên khắp mọi miền đất nước mà còn là thương hiệu của Việt Nam được khách hàng các nước yêu thích. Đặc biệt, nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn níu chân du khách.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

(LĐTĐ) Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

(LĐTĐ) Từ Hà Nội ngàn năm văn hiến, nghe theo tiếng gọi đi “xây dựng Tổ quốc mến yêu”, những người con của Thủ đô yếu dấu tạm biệt thành phố thân thương đi khai hoang, lập nghiệp ở Lâm Đồng. Để giờ đây, trên cao nguyên lâm viên xanh tươi, có một huyện rất đỗi trù phú, giàu đẹp mang tên Lâm Hà. Và chính nơi đây, những người con của Thủ đô từ thế hệ này đến thế khác đều tự hào mình mãi là người Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động