Huyện Thường Tín hướng đến phát triển kinh tế bền vững

(LĐTĐ) Năm 2021, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thường Tín (Hà Nội). Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, sự đoàn kết thống nhất và sự nỗ lực của mỗi người dân, kinh tế - xã hội của huyện Thường Tín trong năm qua đã có những khởi sắc đáng tự hào.
Tinh tế làng nghề thêu tay truyền thống Huyện Thường Tín phát huy vai trò của phụ nữ trong thời kỳ mới

Nhiều thành tựu quan trọng

Ngay từ đầu năm, Đảng bộ huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị, các xã, thị trấn thực hiện nhiệm vụ với quyết tâm cao nhất, vì vậy đã có bước phát triển khá toàn diện trên các lĩnh vực. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong huyện được nâng lên rõ rệt. Huyện Thường Tín đã chỉ đạo thực hiện các phương án phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, sản xuất cây trồng và vật nuôi đảm bảo cơ cấu giống và mùa vụ gắn liền với thâm canh tăng vụ, tăng giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất… đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Huyện Thường Tín hướng đến phát triển kinh tế bền vững
Phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Thường Tín được quan tâm triển khai. (Ảnh: P.Thảo)

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thường Tín Kiều Xuân Huy cho biết, năm 2021, tổng giá trị sản xuất công nghiệp - thủ công nghiệp của huyện đạt 15.310 tỉ đồng, đạt 92,96% kế hoạch, tăng 8,3% so với năm 2020. Tổng giá trị thương mại dịch vụ năm 2021 đạt 13.650 tỉ đồng, đạt 97% kế hoạch, tăng 9,8% năm so với năm 2020. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2021 đạt 1.680 tỉ đồng, đạt 102% kế hoạch, tăng 4,5% so với năm 2020.

Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2021 thực hiện được hơn 1.063 tỉ đồng, đạt 142,08% dự toán Thành phố giao, đạt 134% dự toán huyện và tăng 15,93% so với năm 2020. Tổng thu ngân sách địa phương năm 2021 thực hiện hơn 2.715 tỉ đồng, đạt 188% dự toán Thành phố giao. Tính đến ngày 10/12, trong tổng số 18 chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội Thành phố giao và 20 chỉ tiêu huyện giao, có 15/18 và 16/18 chỉ tiêu hoàn thành và vượt mức kế hoạch đề ra, 4 chỉ tiêu còn lại đang đánh giá và tiếp tục hoàn thiện.

Việc chỉ đạo xây dựng 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao được quan tâm đầu tư. Huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020 và vinh dự đón nhận Huân chương lao động Hạng Ba về thành tích xây dựng nông thôn mới. Việc đầu tư cho nông nghiệp tiếp tục được quan tâm thường xuyên với những cơ chế khuyến khích, hỗ trợ kịp thời.

Ví dụ, việc thực hiện Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP), thời gian qua, huyện Thường Tín đã tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, đã có hàng trăm sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng từ 3 đến 4 sao. Chương trình OCOP đã và đang góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời tạo điều kiện mở rộng và phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất làng nghề, thúc đẩy khởi nghiệp doanh nghiệp ở khu vực nông thôn.

Huyện Thường Tín hiện có 11 Cụm công nghiệp với hàng nghìn doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, thủ công nghiệp; có 126 làng có nghề, trong đó 49 làng nghề được UBND Thành phố công nhận làng nghề truyền thống. Cùng với đó, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được quan tâm đầu tư phát triển theo hướng hiện đại, bền vững. Trên địa bàn huyện đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với 15 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, 14 mô hình liên kết “bốn nhà” trong sản xuất nông nghiệp.

Ngoài ra, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội trên địa bàn huyện không ngừng được đầu tư xây dựng, nâng cấp và hoàn thiện. Công tác xử lý vi phạm đất đai, trật tự xây dựng với nhiều vụ việc tồn tại phức tạp từ nhiều năm trước đã được xử lý dứt điểm. Trong đó, huyện thường xuyên tuyên truyền, vận động, tổ chức các hoạt động nhân đạo, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa. Hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 kịp thời, đúng đối tượng.

Việc tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, phản ánh của công dân được giải quyết đúng quy định. Công tác quốc phòng, quân sự địa phương được quan tâm chỉ đạo, hoàn thành 100% chỉ tiêu. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao.

Thêm các giải pháp quy hoạch, phát triển hạ tầng

Tuy nhiên, theo báo cáo của huyện Thường Tín, mặc dù tình hình kinh tế - xã hội của huyện trong năm 2021 có nhiều khởi sắc nhưng vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế. Trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế một số ngành chủ yếu chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện. Các chỉ tiêu về công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ đều chưa đạt kế hoạch đề ra. Một số địa phương còn để xảy ra vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng, đê điều thủy lợi, môi trường nhất là ở các làng nghề nhưng chưa xử lý kịp thời, dứt điểm.

Trong năm qua, công tác phòng, chống dịch trên địa bàn huyện Thường Tín cũng được quan tâm, chú trọng. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 huyện đã triển khai đồng loạt các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Đến nay, tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện cơ bản đã được kiểm soát. Các biện pháp tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” được triển khai trên địa bàn.

Tính đến ngày 10/12/2021 lũy tích đã tiêm được 323.035 liều, mũi 1: 166.001/167.340 đạt 99,2%; mũi 2: 157.034 đạt 93,8%; tổ chức tiêm phòng vắc xin cho trẻ em từ 12 – 18 tuổi theo kế hoạch của Thành phố.

Công tác lập quy hoạch chi tiết 1/500 trung tâm xã và điểm dân cư nông thôn các xã trên địa bàn huyện còn chậm. Công tác giải phóng mặt bằng thực hiện một số dự án còn gặp khó khăn, vướng mắc. Tiến độ giải ngân các dự án đầu tư xây dựng cơ bản còn chậm.

Việc thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp chưa nhiều; việc huy động nguồn lực trong nhân dân, xã hội hóa trong xây dựng nông thôn mới còn chưa cao. Chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới nâng cao khó đạt được theo kế hoạch; công tác xây trường chuẩn quốc gia còn chậm. Các chỉ tiêu về giáo dục đều bị giảm so với năm 2020.

Trên thực tế, huyện Thường Tín có nhiều tiềm năng phát triển nhờ thuận lợi về vị trí, hệ thống giao thông và truyền thống văn hóa, lịch sử, con người. Tuy nhiên, kết quả phát triển chưa tương xứng, còn khoảng cách xa với các quận nội thành. Quy mô kinh tế của huyện còn thấp, hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, thương mại, công nghiệp, dịch vụ, văn hóa xã hội nhìn chung còn yếu. Quy mô ngân sách, cơ cấu ngân sách chưa hợp lý, chưa bền vững. Theo Kế hoạch đầu tư công năm 2021, nguồn ngân sách huyện quản lý, phân bổ kế hoạch vốn cho tổng 108 dự án, trong đó 36 dự án chuyển tiếp; 72 dự án mới.

Huyện cũng đã triển khai thực hiện Đề án phát triển tổng thể hệ thống giao thông vận tải huyện Thường Tín đến năm 2030 định hướng năm 2050 đạt các tiêu chí thành quận.

Ngoài ra, triển khai thực hiện Chương trình 03-CTr/HU ngày 22/8/2020 của Huyện uỷ về đẩy mạnh nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản. Huy động tốt các nguồn lực hợp pháp, tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ hiện đại, chỉnh trang, phát triển đô thị gắn với phát triển kinh tế đô thị. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường để huyện phát triển kinh tế đô thị. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường để huyện phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2020-2025, phấn đấu mục tiêu huyện Thường Tín đạt các tiêu chí thành quận vào năm 2030./.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.

Tin khác

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Xem thêm
Phiên bản di động