Huyết tương người khỏi bệnh Covid-19: Cơ hội điều trị hiệu quả cho người mắc SARS- CoV-2
![]() | Đưa hơn 400 du khách mắc kẹt tại Đà Nẵng về Hà Nội |
![]() | Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm RT PCR để phát hiện Covid -19 |
Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, đến ngày 12/8 đã có 17 người đăng ký tình nguyện hiến huyết tương cho bệnh nhân Covid-19. Đơn cử, là trường hợp bác sĩ N.X.T - nhân viên y tế của Bệnh viện, anh từng bị lây nhiễm SARS-CoV-2 trong quá trình điều trị cho bệnh nhân. Bác sĩ T. là một trong những người đầu tiên đăng ký tình nguyện hiến huyết tương ngay khi biết đến nghiên cứu “Đánh giá tính an toàn và hiệu quả bước đầu điều trị bệnh nhân Covid-19 thể trung bình, nặng và nghiêm trọng bằng huyết tương của người bệnh đã phục hồi”.
![]() |
Người đầu tiên hiến tặng huyết tương là một bác sĩ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, đã khỏi bệnh Covid-19. |
Tương tự, nữ điều dưỡng tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai từng mắc Covid-19 (là bệnh nhân 87) cũng tình nguyện hiến tặng huyết tương cho bệnh nhân. Được biết, trước khi tiến hành lấy huyết tương Nhóm nghiên cứu tại Bệnh viện đã tiến hành khám sàng lọc kỹ lưỡng 2 trường hợp trên để đảm bảo không mang các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, HIV, giang mai... đồng thời làm các xét nghiệm cần thiết khác nhằm có được nguồn huyết tương đạt yêu cầu.Và hiện các túi huyết tương này sẵn sàng dùng cho bệnh nhân Covid-19.
Mới đây, Bộ Y tế vừa có quyết định phê duyệt đề cương nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng phương pháp mới: “Đánh giá tính an toàn và hiệu quả bước đầu điều trị bệnh nhân Covid-19 thể trung bình, nặng và nghiêm trọng bằng huyết tương của người bệnh đã phục hồi”.Đề tài nghiên cứu do Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch - Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm - Viện trưởng Viện nghiên cứu Tế bào gốc và công nghệ gene Vinmec đồng chủ trì với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, bác sĩ của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương...
Theo các chuyên gia, việc sử dụng huyết tương người điều trị khỏi bệnh Covid-19 cần được xem xét, đánh giá như một liệu pháp mới có tiềm năng nhằm tăng thêm công cụ cho thầy thuốc điều trị người bệnh, đặc biệt là những trường hợp tiến triển nặng và bệnh nặng.Việc truyền huyết tương - dịch lỏng còn lại sau khi các tế bào máu được lọc ra - có thể làm tăng phản ứng chống lại virus ở người, giúp hệ thống miễn dịch trở nên mạnh mẽ hơn. Hiện nay việc lấy huyết tương người khỏi để điều trị Covid-19 cũng đang được thực hiện tại một số nước châu Âu và Trung Quốc.
Huyết tương của người khỏi Covid-19 chứa lượng lớn kháng thể trung hòa virus SARS-CoV-2 đã được thử nghiệm ở một số nước và bước đầu cho thấy có thể có hiệu quả đối với những người mắc bệnh thể nặng.Chia sẻ về vấn đề này, Tiến sĩ Văn Đình Tráng, Phụ trách Khoa Vi sinh - Sinh học phân tử, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, điều phối chính của nghiên cứu cho biết: "Đây là việc sử dụng kháng thể chống lại một tác nhân để phòng ngừa hoặc điều trị một bệnh truyền nhiễm do tác nhân đó gây ra. Người bệnh tiếp nhận kháng thể thụ động từ huyết tương của người hồi phục. Đây là phương pháp điều trị duy nhất cung cấp ngay kháng thể cho người bệnh để tiêu diệt virus, ngăn bệnh diễn biến nặng hơn".
Các chuyên gia y tế cho rằng, phương pháp mới này sẽ là cứu cánh cho các bệnh nhân Covid-19 khi thế giới chưa có vắc xin và chưa tìm ra thuốc đặc hiệu điều trị Covid-19. Theo Tiến sĩ Văn Đình Tráng, người đủ điều kiện hiến huyết tương là người từ 18-65 tuổi, cân nặng hơn 50 kg đối với nam và 45 kg với nữ, từng mắc Covid-19 nhưng đã khỏi bệnh, sau xuất viện 14 ngày.Các đối tượng này sẽ được làm các xét nghiệm sàng lọc miễn phí các bệnh như viêm gan B, HIV, giang mai... và các xét nghiệm cần thiết khác nhằm bảo đảm hiến tặng nguồn huyết tương sạch./.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”
Tin khác

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi
Y tế 20/04/2025 11:01

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại
Y tế 20/04/2025 11:01

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số
Y tế 19/04/2025 19:03

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo "nóng" về quản lý, kiểm soát giết mổ động vật
Y tế 18/04/2025 14:11

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây dựng Bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo chuẩn Quốc tế
Y tế 18/04/2025 13:22

Bộ Y tế: Thuốc giả không xâm nhập được vào bệnh viện công lập
Y tế 18/04/2025 06:36

Hoàn thành xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai vào 15/7, Bệnh viện Việt Đức vào 15/9
Y tế 18/04/2025 06:34

Thuốc giả hậu quả thật
Y tế 17/04/2025 20:51

Bệnh viện thu hồi sữa Hofumil Gold Plus
Y tế 17/04/2025 17:08

Nguy kịch, suy hô hấp nặng do biến chứng sởi ở người lớn
Y tế 17/04/2025 15:47