Kéo giảm nợ xấu, ổn định giá trị đồng tiền

Trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã tác động nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống, xã hội, doanh nghiệp và người dân khó khăn, giảm nguồn thu dẫn đến việc trả nợ càng khó khăn hơn.
Chủ tịch Quốc hội: Chất vấn và trả lời chất vấn theo cách thức 'hỏi nhanh, đáp gọn" Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng trả lời những gì về thị trường vàng? Đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi về việc thành lập sàn giao dịch vàng?

Chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực Ngân hàng, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, sáng 11/11, đại biểu Trần Hồng Nguyên (Đoàn đại biểu tỉnh Bình Thuận) đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đánh giá tình hình nợ xấu ở nước ta hiện nay và những giải pháp để giải quyết vấn đề này.

“Nếu không xử lý được vấn đề nợ xấu, việc điều hành chính sách tiền tệ sẽ gặp khó khăn gì và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có giải pháp cụ thể nào khi tình huống này xảy ra?” đại biểu Trần Hồng Nguyên nêu câu hỏi.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng chỉ rõ nguyên nhân nợ xấu có xu hướng tăng cao
Đại biểu Trần Hồng Nguyên nêu câu hỏi chất vấn. (Ảnh: QH)

Trong khi đó, đại biểu Hồ Thị Minh (Đoàn đại biểu tỉnh Quảng Trị) đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết sẽ xử lý như nào tình trạng chạy xô tăng trưởng của một số tổ chức tín dụng? Đồng thời cho biết có giải pháp như nào để hạn chế rủi ro tín dụng trong lĩnh vực bất động sản?

Còn theo đại biểu Hà Sỹ Đồng (Đoàn đại biểu tỉnh Quảng trị), sự phối hợp giữa Chính sách tài khóa và Chính sách tiền tệ trong điều hành kinh tế vĩ mô là hết sức quan trọng. Do đó, đại biểu Hà Sỹ Đồng đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đánh giá như thế nào về sự phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước để điều hành chính sách tiền tệ một cách tốt nhất.

Trả lời chất vấn của đại biểu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, thời gian qua, tình hình nợ xấu có xu hướng tăng cao. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 9/2024, tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức 4,55%- gần bằng mức cuối năm 2023, tăng so với năm 2022.

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đây là một thực tế, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã tác động nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống, xã hội, doanh nghiệp và người dân khó khăn, giảm nguồn thu dẫn đến việc trả nợ càng khó khăn hơn.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng chỉ rõ nguyên nhân nợ xấu có xu hướng tăng cao
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn. (Ảnh: QH)

Để kiểm soát nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước cũng đề ra một số giải pháp. Theo đó, đối với các tổ chức tín dụng, khi cho vay cần thẩm định, đánh giá kỹ lưỡng về khả năng trả nợ của khách hàng vay, đảm bảo kiểm soát nợ xấu mới phát sinh. Còn đối với các nợ xấu hiện hữu, cần tích cực xử lý nợ xấu thông qua việc đôn đốc khách hàng trả nợ, thu nợ, phát mại tài sản của nợ xấu. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có khuôn khổ pháp lý đối với các công ty mua bán nợ để có thể tham gia xử lý nợ xấu.

Đối với trường hợp nợ xấu tăng cao, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nêu, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện đồng bộ các biện pháp để tháo gỡ khó khăn, vừa giảm mặt bằng lãi suất cho vay, vừa chỉ đạo các tổ chức tín dụng phải phấn đấu tiết giảm chi phí hoạt động để tiếp tục giảm lãi suất cho vay cho doanh nghiệp và người dân. Trong giai đoạn nền kinh tế còn khó khăn, hệ thống các tổ chức tín dụng đã dành nguồn lực tài chính của mình để giảm được nhiều lãi suất cho khách hàng.

Về phối hợp chính sách tiền tệ và tài khóa để đạt mục tiêu tăng trưởng, bà Trần Thị Hồng cho biết, mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ là phải góp phần ổn định giá trị đồng tiền, biểu hiện là chỉ tiêu lạm phát. Căn cứ xác định mục tiêu và điều hành chính sách tiền tệ dựa trên mức độ lạm phát. Còn mục tiêu tăng trưởng kinh tế cũng là một định hướng về tăng trưởng tín dụng mà tùy theo tình hình thực tế Ngân hàng Nhà nước sẽ có những điều chỉnh.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng chỉ rõ nguyên nhân nợ xấu có xu hướng tăng cao
Đại biểu Hà Sỹ Đồng nêu câu hỏi chất vấn. (Ảnh: QH)

Về vấn đề huy động lãi suất 0%, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, chúng ta có chủ trương hạn chế đô la hóa, vì khi huy động ngoại tệ của người dân, các tổ chức tín dụng sẽ đối mặt với rủi ro tỷ giá. Nên chúng ta phải làm cho doanh nghiệp và người dân có ngoại tệ chuyển hóa thành VND để đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Về việc này, Ngân hàng Nhà nước đã có chính sách rất đồng bộ từ năm 2016 đến nay.

Về việc phối hợp điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, theo luật định, Ngân hàng Nhà nước là Ngân hàng cung ứng dịch vụ cho Chính phủ, các khoản tiền gửi của Chính phủ thì gửi ở Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, theo Luật Ngân sách, các khoản tiền của Ngân hàng Nhà nước cho phép gửi ở các ngân hàng trong hệ thống.

Qua đánh giá tình hình thực tiễn, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, trước đây tiền gửi ở Kho bạc Nhà nước thì khi chưa sử dụng chủ yếu gửi ở các ngân hàng thương mại, còn những năm gần đây 80% chủ yếu gửi ở Ngân hàng Nhà nước. Việc gửi tiền này cũng có tác động đối với hoạt động ngân hàng và điều hành chính sách tiền tệ.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng chỉ rõ nguyên nhân nợ xấu có xu hướng tăng cao
Các đại biểu dự phiên chất vấn và trả lời chất vấn. (Ảnh: QH)

Đồng thời đối việc gửi tiền ở hệ thống ngân hàng với khối lượng lớn thì khi sử dụng sẽ có tác động đến thanh khoản của hệ thống. Do đó, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nêu rõ, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính đã có quy chế phối hợp, thường xuyên trao đổi thông tin để Ngân hàng Nhà nước chủ động điều tiết tiền tệ. Đối với các tổ chức tín dụng phải năm nắm bắt thông tin thu chi của ngân sách với khối lượng lớn và trong thời gian ngắn để bản thân các tổ chức tín dụng chủ động điều tiết tiền tệ.

Để tránh trường hợp các ngân hàng sử dụng nguồn tiền này cho vay mà không thu nợ được và gặp rủi ro, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, theo quy định của pháp luật hiện hành, không được sử dụng số tiền này để cho vay. Tuy nhiên, một cách gián tiếp, số tiếp này sẽ hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng trong việc cân đối và đảm bảo thanh khoản của các tổ chức tín dụng. Do đó, cần theo dõi sát và không chủ quan, có sự phối hợp hợp lý để đảm bảo mỗi tổ chức tín dụng cân đối vốn an toàn cho hoạt động của mình.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng chỉ rõ nguyên nhân nợ xấu có xu hướng tăng cao
Đại biểu Hồ Thị Minh nêu câu hỏi chất vấn. (Ảnh: QH)

Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện hai chức năng là điều hành chính sách tiền tệ, góp phần kiểm soát lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô và ổn định thị trường tiền tệ ngoại hối, nhưng có một chức năng nữa đó là quản lý nhà nước đối với hoạt động tiền tệ ngân hàng.

Vì vậy, mục tiêu điều hành của Ngân hàng Nhà nước vừa phải góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng vẫn vừa phải đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, trong đó an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng là vấn đề cần phải đặt lên trên hết, trước hết. Bởi, nếu hệ thống các tổ chức tín dụng tiềm ẩn rủi ro, có hệ lụy rất lớn đối với nền kinh tế, bởi tác động lan truyền của nó. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước căn cứ vào diễn biến thực tế; và trong nhiều năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định phải sử dụng công cụ là room tín dụng để hạn mức tín dụng.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng chỉ rõ nguyên nhân nợ xấu có xu hướng tăng cao
Quang cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn. (Ảnh: QH)

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cũng cho biết, tăng trưởng tín dụng của Việt Nam có đặc thù là vốn dựa vào hệ thống ngân hàng rất nhiều, nên đã có giai đoạn tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống bình quân trên 30%; có những năm tăng lên đến hơn 50%, dẫn đến hệ lụy và rủi ro đối với hệ thống ngân hàng, nhất là những ngân hàng yếu kém huy động vốn ngắn hạn nhưng lại cho vay trung và dài hạn. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã áp dụng hạn mức tín dụng để điều hành; khi phân bổ và thông báo hạn mức tín dụng cho các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đều phải đánh giá trên cơ sở xếp hạng các tổ chức tín dụng, cũng như khả năng mở rộng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước thường xuyên giám sát và cảnh báo những tổ chức tín dụng tăng trưởng cao và tiềm ẩn rủi ro.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đại biểu Quốc hội: Tài năng trong hoạt động công vụ là tài năng đặc thù

Đại biểu Quốc hội: Tài năng trong hoạt động công vụ là tài năng đặc thù

Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, tài năng trong hoạt động công vụ là một loạt tài năng đặc thù, không chỉ đòi hỏi chuyên môn, kỹ năng tổ chức mà còn cần sự liêm chính, tinh thần trách nhiệm, khả năng chịu áp lực và bản lĩnh chính trị. Do đó, người có tài năng cần được phát hiện thông qua nhiệm vụ thực tiễn, có khả năng xử lý vấn đề mới, phức tạp và đặc biệt là qua kết quả tạo ra giá trị công.
Quận Đống Đa trao Huy hiệu Đảng đợt 19/5

Quận Đống Đa trao Huy hiệu Đảng đợt 19/5

Sáng nay (15/5), Quận ủy Đống Đa tổ chức Lễ trao Huy hiệu Đảng đợt 19/5. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Lê Hồng Sơn dự và trao Huy hiệu 80 năm, 75 năm và 70 năm tuổi Đảng tặng các đảng viên.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, sáng 15/5, Quốc hội nghe Tờ trình dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội.
“Lời hứa” và những con số biết nói

“Lời hứa” và những con số biết nói

Hôm qua tôi lướt web trên mạng xã hội, khi dừng lại dòng tin liên quan đến thu ngân sách Nhà nước của thành phố Hà Nội 4 tháng đầu năm 2025, “không khí” thảo luận rất sôi nổi. Nhiều người đặt câu hỏi: Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính sao thu ngân sách cao thế? Và không ít người có kiến thức kinh tế, “đi soi” cơ cấu thu, sau đó đều đi tới kết luận bức tranh kinh tế Thủ đô đã phát triển lên tầm cao mới.
Đổi mới, đa dạng công tác tuyên truyền cho đoàn viên, người lao động

Đổi mới, đa dạng công tác tuyên truyền cho đoàn viên, người lao động

Hướng các hoạt động Công đoàn về cơ sở, từ đầu năm đến nay, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động quận Thanh Xuân đã tập trung chỉ đạo các cấp Công đoàn quận tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, công tác trọng tâm, trong đó có công tác tuyên truyền, giáo dục cho đoàn viên, người lao động.
Vấn nạn “thực phẩm bẩn”: Đến lúc không thể khoan nhượng

Vấn nạn “thực phẩm bẩn”: Đến lúc không thể khoan nhượng

Mặc dù chế tài xử lý đối với vấn nạn kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm “bẩn” đã có; tuy nhiên, hàng loạt vụ thực phẩm “bẩn”, sữa giả liên tiếp được phát hiện, xử lý thời gian qua cho thấy tình trạng này vẫn không hề suy giảm. Chưa bao giờ người tiêu dùng lại mong ngóng sự vào cuộc mạnh mẽ từ cơ quan chức năng và cái tâm của người kinh doanh như lúc này…
Thuế thu nhập mua bán nhà đất có gì chưa ổn?

Thuế thu nhập mua bán nhà đất có gì chưa ổn?

Đề xuất áp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) 20% trên phần lợi nhuận thực từ chuyển nhượng bất động sản tiếp tục gây tranh cãi trong dư luận, dù mục tiêu đặt ra là công bằng và minh bạch trong quản lý thuế. Không ít ý kiến cho rằng đây là bước đi cần thiết để hạn chế đầu cơ, nhưng cách tính và thực thi lại đang khiến nhiều người dân, nhà đầu tư và chuyên gia tài chính tỏ ra băn khoăn.

Tin khác

“Lời hứa” và những con số biết nói

“Lời hứa” và những con số biết nói

Hôm qua tôi lướt web trên mạng xã hội, khi dừng lại dòng tin liên quan đến thu ngân sách Nhà nước của thành phố Hà Nội 4 tháng đầu năm 2025, “không khí” thảo luận rất sôi nổi. Nhiều người đặt câu hỏi: Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính sao thu ngân sách cao thế? Và không ít người có kiến thức kinh tế, “đi soi” cơ cấu thu, sau đó đều đi tới kết luận bức tranh kinh tế Thủ đô đã phát triển lên tầm cao mới.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo cho học sinh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo cho học sinh

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, hệ thống giáo dục phải được đổi mới sâu rộng, tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo, STEM, ngoại ngữ, kỹ năng số và công nghệ hiện đại. Giáo dục trí tuệ cần đi đôi với giáo dục văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ, sức khỏe để hình thành những cá nhân toàn diện.
Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp dù ở phạm vi, quy mô nào cũng là một công việc rất hệ trọng, rất thiêng liêng.
Đại biểu đề nghị bố trí các cơ quan chuyên môn thống nhất đối với tất cả các xã, phường

Đại biểu đề nghị bố trí các cơ quan chuyên môn thống nhất đối với tất cả các xã, phường

Đại biểu Mai Văn Hải đề nghị bố trí các cơ quan chuyên môn thống nhất đối với tất cả các xã, phường sáp nhập, việc bố trí công chức chuyên môn chỉ xem xét giữ lại ở các xã không phải sáp nhập.
Nhiều hoạt động chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5

Nhiều hoạt động chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5

Hướng tới kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5), Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai nhiều hoạt động thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả, góp phần lan tỏa tinh thần khoa học rộng khắp trong toàn xã hội.
Sửa đổi Hiến pháp năm 2013, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới

Sửa đổi Hiến pháp năm 2013, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới

Sau khi dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 được công bố công khai lấy ý kiến đã thu hút sự tham gia góp ý của đông đảo người dân trên địa bàn Thủ đô. Nhiều ý kiến đã bày tỏ đồng thuận việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013, mong muốn việc sửa đổi Hiến pháp sẽ mở ra cơ hội để đưa đất nước phát triển vững mạnh trong kỷ nguyên mới.
Đề xuất công chức, viên chức được tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình

Đề xuất công chức, viên chức được tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình

Việc ban hành Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc nhằm hoàn thiện pháp luật về việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Việc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc là trực tiếp đóng góp vào sứ mệnh cao cả của tổ chức này.
Đề xuất trao thêm thẩm quyền cho Thủ tướng về dự toán ngân sách Nhà nước

Đề xuất trao thêm thẩm quyền cho Thủ tướng về dự toán ngân sách Nhà nước

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 14/5, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình dự án Luật Ngân sách Nhà nước (NSNN) sửa đổi.
Có sự buông lỏng trách nhiệm dẫn đến tràn lan sữa giả và thuốc giả?

Có sự buông lỏng trách nhiệm dẫn đến tràn lan sữa giả và thuốc giả?

Nhấn mạnh các vụ án liên quan sữa giả, thuốc giả, thực phẩm chức năng giả là vấn đề lớn, nghiêm trọng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thẳng thắn cho rằng do có sự buông lỏng của một số cơ quan và một số địa phương liên quan. Đồng thời đặt câu hỏi, phải chăng do thiếu tinh thần trách nhiệm; chồng chéo, bỏ sót nhiệm vụ…
Đã có hàng triệu lượt ý kiến góp ý của Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Đã có hàng triệu lượt ý kiến góp ý của Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh cho rằng, việc ứng dụng công nghệ số vào lấy ý kiến Nhân dân không chỉ là bước tiến mạnh mẽ trong cải cách thủ tục hành chính, mà còn thể hiện quyết tâm xây dựng một Chính phủ điện tử phục vụ Nhân dân hiệu quả, thiết thực.
Xem thêm
Phiên bản di động