Kết hợp cả “tiền kiểm” và “hậu kiểm” khi phổ biến phim trên không gian mạng

(LĐTĐ) Chiều 15/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi), với 449/467 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, đạt 90,16%.
Quốc hội thành lập Đoàn giám sát về quản lý, sử dụng nguồn lực phòng, chống dịch Covid-19 Đảm bảo vai trò của Công đoàn trong thực hiện quyền dân chủ của người lao động Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020

Trước đó, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật.

Về ý kiến đề nghị cân nhắc quy định về Nhà nước đầu tư xây dựng trường quay hiện đại, tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo Luật quy định trong từng trường hợp cụ thể Nhà nước có thể đầu tư, hoặc hỗ trợ, đồng thời khuyến khích xã hội hóa xây dựng trường quay nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp điện ảnh.

Về phổ biến phim trên không gian mạng, có hai loại ý kiến. Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội và các cơ quan, tổ chức đề nghị kết hợp biện pháp “tiền kiểm” với “hậu kiểm”. Theo đó, các biện pháp “tiền kiểm” bao gồm: Quy định cụ thể, chặt chẽ hơn về đối tượng được phép phổ biến phim trên không gian mạng; quy định về tiêu chí phân loại phim, kiểm soát việc thực hiện tự phân loại phim, yêu cầu cơ sở điện ảnh phổ biến phim trên không gian mạng phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về danh sách phim, mức phân loại phim trước khi phổ biến.

Kết hợp cả “tiền kiểm” và “hậu kiểm” khi phổ biến phim trên không gian mạng
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật.

Biện pháp “hậu kiểm” bao gồm các quy định về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan, việc ứng dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo, các giải pháp kỹ thuật để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và gỡ bỏ phim vi phạm, xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Bên cạnh đó, một số cơ quan và đại biểu Quốc hội đề nghị thực hiện biện pháp “tiền kiểm” đối với phim phổ biến trên không gian mạng. Theo đó, tất cả phim trước khi phổ biến trên không gian mạng phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Sau phiên thảo luận tại hội trường ngày 25/5/2022, cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo đã phối hợp tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật. Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ cho rằng loại ý kiến thứ 1 (tiền kiểm kết hợp với hậu kiểm) là phù hợp.

Căn cứ đề xuất của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo bổ sung, chỉnh lý và quy định các biện pháp quản lý bảo đảm tính khả thi, phù hợp với tình hình, điều kiện Việt Nam hiện nay và xu thế chung của thế giới, bảo đảm việc kiểm soát chặt chẽ nội dung phim, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vi phạm như dự thảo Luật.

Luật được thông qua quy định khi phổ biến phim trong hệ thống rạp chiếu phim và địa điểm chiếu phim công cộng, doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài đều phải xin cấp Giấy phép phân loại phim. Khi phổ biến phim trên hệ thống truyền hình đều phải có Quyết định phát sóng của cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động truyền hình.

Đồng thời, trước khi phổ biến phim trên không gian mạng đều phải có trách nhiệm phân loại phim theo độ tuổi người xem, hiển thị cảnh báo và tuân thủ các quy định của Luật Điện ảnh (sửa đổi); thống nhất một tiêu chí phân loại phim áp dụng chung cho các hình thức phổ biến phim.

Kết hợp cả “tiền kiểm” và “hậu kiểm” khi phổ biến phim trên không gian mạng
Các đại biểu bấm nút thông qua dự thảo Luật.

Về cung cấp dịch vụ sản xuất phim cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, Dự thảo Luật được thông qua cũng quy định dù thực hiện theo phương án nào thì tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng dịch vụ quay phim có sử dụng bối cảnh tại Việt Nam đều phải cam kết bằng văn bản không vi phạm các quy định về những nội dung, hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh của Luật này trước khi thực hiện phổ biến phim.

Về Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh, theo báo cáo của cơ quan trình dự án Luật, Quỹ chưa thành lập được là do khó khăn về nguồn thu, nguồn thu của Quỹ không được quy định trong Luật Điện ảnh và nghị định hướng dẫn thực hiện, cơ chế quản lý Quỹ chưa rõ là đơn vị sự nghiệp hay doanh nghiệp hay tổ chức tài chính.

Trong thời gian qua, Chính phủ đã có 2 lần xem xét, cho ý kiến về thành lập Quỹ, khắc phục các tồn tại nêu trên, quy định rõ nguồn thu, tổ chức bộ máy của Quỹ. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin được giữ quy định Quỹ tại dự thảo Luật.

Theo đó, Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách được Nhà nước hỗ trợ vốn điều lệ, thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; có khả năng tài chính độc lập; có nguồn thu, nhiệm vụ chi không trùng với nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước; có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động.

Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ nghiên cứu tiếp thu xây dựng dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện ảnh nhằm đảm bảo tính khả thi và đảm bảo quy định về nguồn thu của Quỹ.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 24/11 trên thị trường thế giới chốt tuần tăng giá mạnh. Giá vàng trong nước tăng vọt, vàng nhẫn tại một số thương hiệu gần cán mốc 87 triệu đồng/lượng.
Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử

Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thuế, qua quá trình phân tích số liệu thu thập được do các sàn thương mại điện tử (TMĐT) cung cấp, vẫn còn hiện tượng dữ liệu không đầy đủ, thiếu tin cậy, phải rà soát lại mới có thể sử dụng phục vụ cho công tác quản lý thuế.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11, trời nhiều mây, đêm và sáng sớm trời lạnh, ngày nắng.
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...

Tin khác

Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng

Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng

(LĐTĐ) Tối 20/11, bộ phim truyền hình “Độc đạo” phát sóng tập 36, cũng là tập cuối, với nhiều diễn biến hấp dẫn xoay quanh nhân vật Hồng (Doãn Quốc Đam).
Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?

Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?

(LĐTĐ) Tối nay (20/11), Độc đạo sẽ kết thúc phát sóng ở tập 36 và cũng là tập cuối cùng.
Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây

Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây

(LĐTĐ) Độc Đạo tập 34 là hành trình đi tìm công bằng cho gia đình của Hồng, Hồng là một đứa trẻ bất hạnh khi cùng lúc mất đi cả bố lẫn mẹ và lạc mất đứa em trai...
Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán

Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán

(LĐTĐ) Như vậy, còn 3 tập nữa phim Độc đạo sẽ kết thúc. Diễn biến từ tập 34 đến tập 36, được dự đoán sẽ có nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán ở mỗi tập phim, tạo sự kịch tính, hấp dẫn cho người xem.
Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ

Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ

(LĐTĐ) Hình ảnh người lính vẫn luôn có sức hút đặc biệt đối với các nhà làm phim. Tuy nhiên, từ lâu nay, trên sóng truyền hình, phim về đề tài người lính không nhiều, phim được đầu tư quy mô, chất lượng cũng ít. Thế nên bộ phim "Không thời gian" - một dự án hợp tác đặc biệt được Đài truyền hình Việt Nam phối hợp với Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam sản xuất sẽ rất đáng chờ đợi.
Đề tài lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội lớn và thách thức của điện ảnh Việt

Đề tài lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội lớn và thách thức của điện ảnh Việt

(LĐTĐ) Có thể thấy, xu thế sáng tác của điện ảnh quốc tế và Việt Nam luôn xem các tác phẩm văn học như một “mảnh đất màu mỡ” để khai thác.
Độc Đạo tập 32, Khương đưa Tuyết ra mắt mẹ

Độc Đạo tập 32, Khương đưa Tuyết ra mắt mẹ

(LĐTĐ) Bộ phim Độc Đạo dần hé lộ những chi tiết ở tập cuối, điều khiến khán bất ngờ nhất chính là tương lai của Hồng và Khương.
Bế mạc liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Bế mạc liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

(LĐTĐ) Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII đã chính thức khép lại sau 5 ngày tổ chức sôi nổi (từ ngày 7-11/11/2024). Với chuỗi chương trình phong phú và nhiều hoạt động hấp dẫn, sự kiện đã tạo nên một bầu không khí nghệ thuật nồng nhiệt cho khán giả Thủ đô, đồng thời để lại dấu ấn đậm nét với các nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam và quốc tế, thổi bùng khát vọng sáng tạo trong cộng đồng điện ảnh.
Triển lãm về các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua thước phim điện ảnh

Triển lãm về các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua thước phim điện ảnh

(LĐTĐ) Ngày 7/11, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, 87 Láng Hạ, đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” trong khuôn khổ Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII.
"Ngày xưa có một chuyện tình" mở màn ấn tượng tại HANIFF VII

"Ngày xưa có một chuyện tình" mở màn ấn tượng tại HANIFF VII

(LĐTĐ) Chiều 7/11, buổi chiếu phim khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần VII (HANIFF VII) đã diễn ra với bộ phim "Ngày xưa có một chuyện tình" của Đạo diễn trẻ tài năng Trịnh Đình Lê Minh.
Xem thêm
Phiên bản di động