Kết nối việc làm cho lao động từ nước ngoài trở về

(LĐTĐ) Ngay sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, để hỗ trợ việc làm cho người lao động và giúp doanh nghiệp có được nguồn nhân lực phục vụ sản xuất, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội triển khai nhiều biện pháp kết nối cung - cầu lao động, không chỉ trên địa bàn Thành phố mà kết nối cả với các tỉnh, thành phố khác.
Khai mạc phiên giao dịch việc làm dành cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước Nhu cầu tuyển dụng nhân sự lĩnh vực Bất động sản ngày càng tăng cao Nhà tuyển dụng đánh giá cao chất lượng nguồn lao động

Khó khăn trong tìm kiếm việc làm sau khi về nước

Có thể nói, dịch bệnh Covid-19 đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống xã hội, trong đó, thị trường lao động cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Không chỉ có lao động trong nước phải tạm dừng việc, mất việc, mà nhiều lao động đã và đang làm việc tại nước ngoài cũng phải tạm dừng công việc. Trở về quê với mong muốn tìm được việc làm, thu nhập ổn định, tuy nhiên nhiều lao động vẫn gặp khó khi tiếp cận “nguồn cung”.

Kết nối việc làm cho lao động từ nước ngoài trở về
Người lao động tham gia phỏng vấn tìm việc làm tại “Phiên giao dịch việc làm dành cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước, kết nối trực tuyến giữa 3 tỉnh: Hà Nội, Đồng Tháp, Quảng Nam”. Ảnh: Lương Hằng

Có gần 10 năm kinh nghiệm làm trong lĩnh vực hàn cơ khí tại Hàn Quốc, thế nhưng khi trở về nước, anh Phan Văn Lợi (huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) gặp khá nhiều khó khăn khi tìm kiếm việc làm. Anh Lợi cho biết, anh đã tham gia xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc 2 đợt (một đợt 5 năm và gần nhất là 2 năm). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên anh đã về nước vào tháng 11/2021.

“Thời gian đầu khi trở về quê, để tìm một công việc ưng ý rất khó vì tôi đã lớn tuổi. Cùng đó, ảnh hưởng bởi dịch nên nhiều công ty thu hẹp sản xuất, việc tìm kiếm việc làm lại càng khó khăn hơn. Hiện tại, tôi đang làm công nhân hàn xì cho một công ty tại Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, nhưng công việc rất vất vả, độc hại trong khi mức lương lại không tương xứng. Do đó, tôi vẫn đang tìm kiếm một công việc tốt hơn.”, anh Lợi chia sẻ.

Anh Lợi cũng cho biết, trong thời gian làm việc tại Hàn Quốc, mức thu nhập trung bình của anh khoảng 40 triệu đồng. Trở về nước, anh mong muốn tìm được việc làm với mức thu nhập khoảng từ 13-14 triệu đồng, vị trí công việc tương đương với việc anh đã làm bên Hàn Quốc. Do nhiều năm làm việc xa quê, nên anh Lợi mong muốn tìm kiếm một công việc gần nhà để tiện đi lại chăm sóc gia đình.

“Có một vài công ty đáp ứng được kỳ vọng về mức lương và điều kiện làm việc của tôi nhưng đều ở xa, nếu vậy, dù lương có cao hơn một chút, nhưng chi phí đi lại, ăn ở, thì số tiền dư ra cũng không còn được bao nhiêu. Những người chưa lập gia đình có thể đi xa, còn khi đã có tuổi, có gia đình, từng đi làm xa nhiều nên tôi chỉ muốn được làm gần nhà để ở cùng người thân”, anh Lợi chia sẻ.

Cũng giống như anh Lợi, anh Dương (hiện đang sinh sống tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội) cũng đã có 10 năm kinh nghiệm quản lý sản xuất, vận hành máy trong phân xưởng. Trở về quê từ đầu năm 2022, nhưng tới thời điểm hiện tại, anh Dương vẫn chưa tìm được việc làm phù hợp.

Không quá kỳ vọng vào mức thu nhập cao, anh Dương chỉ mong muốn sẽ tìm được vị trí công việc phù hợp với khả năng của mình với mức thu nhập trung bình trên 10 triệu đồng, bán kính từ 15-20km để thuận tiện chăm sóc gia đình. Cùng đó, anh cũng mong muốn công ty sẽ đảm bảo các chế độ bảo hiểm, phụ cấp để có động lực làm việc, cống hiến cho công ty.

Trong khi người lao động trở về từ Hàn Quốc, Nhật Bản gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm thì tình trạng thiếu hụt lao động lại xảy ra ở nhiều doanh nghiệp. Bà Trần Huyền Linh - đối tác phát triển sản phẩm thị trường Công ty TNHH Coway Vina cho biết, công ty có nhu cầu tuyển 20 cộng tác viên để phát triển sản phẩm. Mặc dù công ty không đòi hỏi cao về trình độ, kỹ năng, nhưng việc tìm kiếm cộng tác viên và quản lý vẫn gặp nhiều khó khăn.

“Công ty chúng tôi tuyển rất nhiều quản lý, cộng tác viên, tuy nhiên khi bước vào quá trình thử việc thì các bạn lại chưa đáp ứng được mong muốn của công ty. Để có được nguồn nhân sự, công ty cũng tiến hành tuyển dụng qua nhiều kênh như đăng quảng cáo; giới thiệu; qua các trung tâm… song việc tuyển dụng lao vẫn gặp khá nhiều khó khăn.”, bà Huyền Linh cho hay.

Cũng đang trong tình trạng thiếu hụt lao động, Công ty TNHH AG TECH đang có nhu cầu tuyển dụng các vị trí như nhân viên phiên dịch, nhân viên quản lý. Song việc tuyển dụng với doanh nghiệp này cũng không hề dễ dàng bởi chưa có nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng nhu cầu của công ty.

Mở rộng cơ hội việc làm cho lao động hồi hương

Trước những khó khăn của người lao động trở về từ nước ngoài khi tìm việc, mới đây, Sở LĐTBXH Hà Nội đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với các đơn vị tổ chức “Phiên giao dịch việc làm dành cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước, kết nối trực tuyến giữa 3 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Đồng Tháp và Quảng Nam”.

Từ đầu năm đến nay, thành phố Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ, phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm cho trên 21,9 nghìn lao động trên địa bàn. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, Thành phố đã giải quyết việc làm cho 118,9 nghìn người lao động, đạt 74,3 % so với kế hoạch giao trong năm, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Số người lao động nhận được việc làm sau khi phỏng vấn tại các phiên giao dịch việc làm của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội là 7.832 lao động; số lao động được giải quyết việc làm qua hình thức xuất khẩu lao động 1.201 người; số lao động được cung ứng dịch vụ việc làm của các doanh nghiệp và qua các hình thức khác là 64.820 lao động…

Phiên giao dịch việc làm có sự tham dự của 53 đơn vị đăng ký tham gia tại 3 đầu cầu Hà Nội - Quảng Nam - Đồng Tháp với tổng nhu cầu tuyển dụng, xuất khẩu lao động là 10.910 chỉ tiêu. Trong số này có 31 đơn vị có vốn đầu tư của Hàn Quốc và Nhật Bản có nhu cầu tuyển dụng các vị trí như phiên dịch viên, nhân viên kỹ thuật cơ khí, thợ vận hành máy, lắp ráp linh kiện điện tử… với các mức lương hấp dẫn.

Tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội có sự tham gia của 37 doanh nghiệp, nhu cầu tuyển dụng tập trung chủ yếu ở các ngành nghề như: Nhân viên kỹ thuật, phiên dịch, thợ vận hành máy, nhân viên sản xuất… Trong số 1.056 chỉ tiêu tuyển dụng tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, có 473/1.056 vị trí (chiếm 44,7% tổng số vị trí tuyển dụng) nằm trong nhóm tuổi 26-35.

Theo Phó Giám đốc Sở LĐTBXH Hà Nội Nguyễn Quốc Khánh, trong những năm qua đã có hơn 100.000 lượt người lao động được phái cử đi làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản theo chương trình EPS và thực tập sinh IM Japan về nước. Chương trình đã mang lại cơ hội việc làm tốt, thu nhập cao, giúp cải thiện đời sống cho người lao động góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Qua thời gian làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản, những lao động này không chỉ có tay nghề cao mà còn có ưu điểm lớn là biết tiếng bản địa. Bằng kiến thức, kinh nghiệm và số vốn tích lũy được, sau khi về nước đã khởi nghiệp thành công hoặc đảm nhiệm những vị trí làm việc quan trọng trong các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, còn có nhiều lao động khác gặp khó khăn trong tìm kiếm một việc làm phù hợp để phát huy khả năng và kinh nghiệm. Do vậy, việc hỗ trợ việc làm trong nước để người lao động sau khi hết thời hạn hợp đồng làm việc nói chung và ở Hàn Quốc nói riêng có thể yên tâm quay về là vô cùng quan trọng.

Cũng theo Phó Giám đốc Sở LĐTBXH Hà Nội, những năm qua, Sở đã giao Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giao dịch việc làm, phỏng vấn kết nối trực tuyến online giữa các Điểm/Sàn vệ tinh trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như các Sàn giao dịch việc làm các tỉnh, thành phố trên khắp cả nước. Đây là cơ hội cho người lao động nói chung cũng như lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và thực tập sinh IM Japan về nước có được cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp với kinh nghiệm và trình độ tay nghề của mình, nhằm ổn định cuộc sống./.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khởi nghiệp sáng tạo có thể tạo ra những thay đổi đột phá

Khởi nghiệp sáng tạo có thể tạo ra những thay đổi đột phá

(LĐTĐ) Những năm qua, Việt Nam luôn đặc biệt quan tâm đến khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, coi đây là một trong những quốc sách hàng đầu để phát triển nhanh và bền vững. Trong đó, khởi nghiệp sáng tạo là một trong những động lực tăng trưởng mới, tạo ra lực lượng sản xuất mới cho phát triển trong kỷ nguyên mới.
Ngày 1/12, Đại học Bách khoa Hà Nội mở đăng ký thi đánh giá tư duy

Ngày 1/12, Đại học Bách khoa Hà Nội mở đăng ký thi đánh giá tư duy

(LĐTĐ) Đại học Bách Khoa Hà Nội sẽ mở hệ thống đăng ký thi đánh giá tư duy (TSA) đợt 1 năm 2025 vào 11 giờ ngày 1/12.
Quỹ Phát triển Tài năng Việt trao tặng hồ bơi thứ hai cho trẻ em nghèo

Quỹ Phát triển Tài năng Việt trao tặng hồ bơi thứ hai cho trẻ em nghèo

(LĐTĐ) Nhằm tiếp tục giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khu vực miền Tây sông nước được học bơi miễn phí, Quỹ Phát triển Tài năng Việt đã quyết định tài trợ một chiếc hồ cho Trường tiểu học Phú Thuận, xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Bảo đảm đầy đủ các yếu tố cần thiết phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT

Bảo đảm đầy đủ các yếu tố cần thiết phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT

Ngày 27/11, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-UBND về tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
6 học sinh Hà Nội tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024

6 học sinh Hà Nội tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 27/11, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức gặp mặt, động viên đội tuyển học sinh chuẩn bị lên đường tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024.
Trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục

Trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Việc trao đổi kinh nghiệm giữa ngành Giáo dục quận Ba Đình (Hà Nội) và ngành Giáo dục thành phố Yên Bái (Yên Bái) góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Luật Công đoàn (sửa đổi) duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2%

Luật Công đoàn (sửa đổi) duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2%

(LĐTĐ) Luật Công đoàn (sửa đổi) duy trì mức đóng kinh phí công đoàn là 2%; bổ sung các trường hợp miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn...

Tin khác

Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động

Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động

(LĐTĐ) Việc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và doanh nghiệp hợp tác chặt chẽ, không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường lao động, giúp người học nghề dễ dàng tìm kiếm việc làm, mà còn giúp các doanh nghiệp chủ động được nguồn lao động có chất lượng, nâng cao năng lực sản xuất. Hiệu quả này đã được ghi nhận từ thực tế công tác phối hợp giữa các doanh nghiệp với cơ sở GDNN trên địa bàn Thủ đô trong thời gian qua.
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội (215 Trung Kính, Hà Nội), đã diễn ra Phiên giao dịch việc làm lần thứ hai năm 2024, kết hợp tuyển dụng lao động là người khuyết tật. Sự kiện do Trung tâm Dịch vụ Việc làm phối hợp với Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội tổ chức.
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 21/11/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép, tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm

Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm

(LĐTĐ) Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp tại Hà Nội có xu hướng tăng cường tuyển dụng lao động, nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh dịp cao điểm lễ Tết. Dự báo, một số ngành có nhu cầu tuyển dụng tăng cao như: Bán buôn, bán lẻ; công nghiệp chế biến, chế tạo; hoạt động kinh doanh bất động sản…
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) 10 tháng qua, cả nước đã đưa được hơn 130.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt so với mục tiêu đặt ra cho năm 2024 là đưa từ 125.000 lao động trở lên đi làm việc ở nước ngoài.
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!

Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từng là nơi thu hút đông đảo lực lượng lao động từ mọi miền Tổ quốc đổ về. Do tác động của đại dịch Covid-19, đến nay cộng đồng doanh nghiệp vẫn chưa lấy lại phong độ, song nguồn nhân lực xem ra ngày một “hụt hơi”. Đặc biệt, do nhu cầu dịch chuyển lao động từ TP.HCM về quê, nên đến cuối năm thị trường rộng lớn này đang thiếu hụt lượng lao động tương đối lớn.
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai

Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai

(LĐTĐ) Căn cứ trên xu hướng phát triển, sự đầu tư và nhu cầu con người, các chuyên gia đã lựa chọn 10 nhóm ngành nghề được dự đoán có triển vọng trong tương lai.
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024

Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024

(LĐTĐ) Nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp, giải pháp thúc đẩy giải quyết việc làm, nên công tác giải quyết việc làm của thành phố Hà Nội ngày càng hiệu quả. Đến hết tháng 10/2024, Thành phố đã thực hiện vượt chỉ tiêu về giải quyết việc làm của năm 2024.
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến

Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến

(LĐTĐ) Nhận thức rõ sức sáng tạo, tinh thần cống hiến của người lao động chính là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, Ban lãnh đạo và Công đoàn Công ty TNHH Hanwha Aero Engines (Thạch Thất, Hà Nội) đã chú trọng đẩy mạnh phong trào sáng kiến cải tiến, kịp thời động viên, khen thưởng người lao động có đề xuất, ý tưởng cải tiến. Từ đó, thúc đẩy phong trào ngày càng phát triển với sự tham gia hưởng ứng của đông đảo người lao động trong Công ty.
Xem thêm
Phiên bản di động