Khám phá những lễ hội đầy màu sắc của các nước ASEAN
Bơi chải Thuyền rồng Hà Nội: Sân chơi thể thao cuốn hút của khu vực Đông Nam Á Du lịch ẩm thực Đông Nam Á: Linh hồn của những vùng đất Vườn Di sản ASEAN - Nơi bảo tồn hệ sinh thái độc đáo cho khu vực |
1. Lễ hội té nước Songkran, Thái Lan
Đây là một trong những lễ hội lớn nhất cũng như thu hút nhiều du khách nước ngoài tham gia nhất ở Đông Nam Á. Tại Thái Lan, lễ hội té nước thường được tổ chức vào tháng 4 hằng năm.
Mặc dù Songkran được diễn ra trên cả đất nước Thái Lan nhưng tùy theo từng khu vực mà lễ hội sẽ có nhiều hoạt động khác nhau. Nếu dự định du lịch nước ngoài, đặc biệt là đến thủ đô của Thái Lan vào tháng 4 thì bạn không nên bỏ qua lễ hội té nước.
Thông thường ở Bangkok sẽ được diễn ra xung quanh khu vực Banglamphu, đặc biệt là đường Khao San, đường Phra Athit, Santhichai Prakan hay quảng trường Hoàng gia Rattanakosin. Khi tham gia lễ hội, du khách thường chuẩn bị xô và súng nước.
2. Lễ hội ánh sáng Deepavali, Malaysia
Lễ hội ánh sáng Deepavali ở Malaysia còn được gọi là lễ hội Diwali, được tổ chức từ ngày 4 tháng 11 và kéo dài trong 5 ngày. Trước đây, Deepavali là một lễ hội tôn giáo quan trọng của những người theo đạo Hindu ở Malaysia. Còn ngày nay, không chỉ ở Thủ đô Kuala Lumpur mà trên toàn Malaysia, Deepavali là lễ hội chung của tất cả mọi người.
Du khách tham gia lễ hội sẽ được chiêm ngưỡng màn bắn pháo hoa nghệ thuật đặc sắc, biểu diễn âm nhạc ngoài trời và thưởng thức những món ăn đặc trưng của người Ấn tại khu Little Indian. Những gian hàng ẩm thực được bày bán khắp mọi nẻo đường mở ra một thế giới ẩm thực độc đáo đánh thức tâm hồn ăn uống của mọi du khách.
3. Lễ hội đua thuyền Bon Om Touk, Campuchia
Lễ hội đua thuyền Bon Om Touk hay còn gọi là lễ hội nước Campuchia được tổ chức mỗi năm một lần vào Phật Giáo Kadeuk (thường vào tháng 11).
Lễ hội này được tổ chức để kỷ niệm một hiện tượng tự nhiên kỳ thú. Đó là luồng nước đảo ngược giữa sông Tonle Sap và sông Mekong. Lễ hội được tổ chức trong 3 ngày với rất nhiều sự kiện như: Đua thuyền, diễu hành, pháo hoa và rất nhiều những hoạt động vui chơi khác.
Trong những ngày lễ, sẽ có những ban nhạc Pop khuấy động đường phố hay những khu ẩm thực được bày ngập tràn trên các khu phố.
4. Lễ hội MassKara, Philippines
Lễ hội MassKara còn được gọi là lễ hội của những nụ cười được tổ chức vào tháng 10 hàng năm tại thành phố Bacolod, đảo Visayas, Philippines. Tại lễ hội, mọi người đều đeo những chiếc mặt nạ với nụ cười rạng rỡ.
Ngày nay, MassKara đã trở thành một lễ hội vô cùng quan trọng đối với người dân Philippines, giúp đất nước này thu hút nhiều người dân địa phương cũng như khách du lịch khắp nơi trên thế giới đến đây tham dự.
5. Lễ hội Phật giáo That Luang, Lào
Tại Lào, Phật Giáo là quốc đạo nên lễ hội Phật giáo như That Luang được người dân coi là một lễ hội truyền thống không thể thiếu. Đây là lễ hội truyền thống đặc sắc, đậm nét văn hoá Lào nhất và thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân các bộ tộc Lào trên cả nước và một bộ phận các dân tộc ở vùng Bắc Thái Lan cũng như du khách quốc tế, đặc biệt là những người theo đạo Phật.
Lễ hội được tổ chức vào những ngày sát rằm tháng 12 Phật lịch, kéo dài một tuần và kết thúc vào đúng ngày Rằm của tháng.
6. Lễ hội Giáng sinh miền nhiệt đới, Singapore
Lễ hội thường niên Giáng sinh miền nhiệt đới sẽ được tổ chức tại Singapore. Trong những ngày này, tất cả các đại lộ như Orchard và Vịnh Marina, Tanglin, Scotts, Bras Basah đều được thắp sáng lung linh, rực rỡ, những màn trình diễn hấp dẫn nhất. Đây cũng là thời gian để tất cả du khách có thể thoải mái mua sắm với các chương trình giảm giá lớn.
7. Tết Nguyên đán, Việt Nam
Tết Nguyên đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của Việt Nam, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây.
Tết Nguyên Đán có ý nhĩa nhân văn vô cùng sâu sắc, thể hiện sự trường tồn cuộc sống, khao khát của con người về sự hài hòa Thiên – Địa – Nhân. Tết Nguyên đán là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong tinh thần văn hóa nông nghiệp; với gia tộc và xóm làng trong tính cộng đồng dân tộc; với niềm tin thiêng liêng, cao cả trong đời sống tâm linh…
Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng Giêng âm lịch. Trước đó, trong những ngày giáp Tết, người dân Việt Nam thường sắm đào và quất ở miền Bắc, miền Trung hay mai ở miền Nam và trang trí, dọn dẹp nhà cửa. Sau đó, trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, dành những lời chúc mừng tốt đẹp, mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin khác
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Du lịch 22/11/2024 16:59
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024
Du lịch 22/11/2024 08:40
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
10 tháng năm 2024, Hà Nội đón hơn 23 triệu lượt khách du lịch
Infographic 15/11/2024 16:05
Ngày cuối tuần: Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đón lượng khách tham quan cao kỷ lục
Du lịch 10/11/2024 17:24
Vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà lên sóng kênh truyền hình CNN
Du lịch 07/11/2024 14:50
Tháng 10/2024, Việt Nam đón 1,42 triệu lượt khách quốc tế
Du lịch 07/11/2024 07:11
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia
Du lịch 03/11/2024 16:46
Lào Cai khởi động chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024
Du lịch 30/10/2024 18:42