Kỷ niệm 40 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ Quốc (17/2/1979 - 17/2/2019):

Khẳng định chân lý kẻ thù nào cũng đánh thắng

(LĐTĐ) Vừa ra khỏi cuộc chiến tranh chống lại sự can thiệp của đế quốc Mỹ thống nhất đất nước (30/4/1975); giải phóng biên giới Tây Nam và giúp nước bạn Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng, tưởng tiếng súng sẽ im trên quê hương Việt Nam thanh bình, thì một lần nữa quân và dân nước ta, đặc biệt các tỉnh biên giới phía Bắc lại phải chiến đấu bảo vệ phên dậu biên giới của Tổ quốc mến yêu mà đỉnh cao là những tháng đầu năm 1979 của thế kỷ trước.  
khang dinh chan ly ke thu nao cung danh thang Hồi ức về chiến trường K của những người đi qua cuộc chiến

TỪ BỐI CẢNH LỊCH SỬ…

Sự thay đổi trong quan hệ tam giác chiến lược giữa Trung Quốc, Liên Xô, Mỹ (gọi tắt là trục Trung- Xô- Mỹ) thập niên 70 của thế kỷ XX và Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Việt Nam đã ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ đoàn kết, hữu nghị Việt Nam- Trung Quốc.

khang dinh chan ly ke thu nao cung danh thang
Xe tăng, xe bọc thép của quân đội Trung Quốc vượt sông tiến vào biên giới nước ta (ảnh tư liệu).

…Trái ngược với tình trạng xấu đi trong mối quan hệ Trung - Xô, thì mối quan hệ Việt –Xô (1965- 1975) phát triển càng trở nên mạnh mẽ. Điều này đã tác động đến toan tính chiến lược của Trung Quốc. Đặc biệt, sau khi nước CHXHCN Việt Nam và LBXHCN Xô - Viết ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác (3/11/1978) đã đề cập đến mối quan hệ hợp tác toàn diện trên tất cả mọi lĩnh vực, trong đó có an ninh, quốc phòng càng làm mối quan hệ Việt - Trung xấu đi. Cạnh đó, sau khi quân tình nguyện Việt Nam giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Pon Pot vào ngày 7/1/1979 càng đẩy mối quan hệ Trung Quốc – Việt Nam lên đỉnh điểm.

Tuy nhiên, trước đó bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, phía Trung Quốc đã nhiều lần tạo cớ gây hấn, khiêu khích. Cụ thể, trong các năm 1975 đến 1978 Trung Quốc đã tăng cường các hoạt động quân sự, khiêu khích vũ trang, xâm lấn đất đai tổng cộng 4.094 vụ. Trong đó, từ tháng 5/1978 Trung Quốc vô cớ dựng lên sự kiện “nạn kiều”, mà thực chất là dụ dỗ, đe dọa, lần lượt cưỡng ép 20 vạn Hoa kiều đang sống yên ổn ở Việt Nam phải về nước. Tiếp đó họ trắng trợn vu cáo Việt Nam ngược đãi, khủng bố xua đuổi Hoa Kiều, rút chuyên gia gây ra tình hình hết sức căng thẳng. Và đi kèm đó, từ cuối năm 1978 Trung Quốc tăng cương làm đường cơ động sát biên giới Việt Nam, xây dựng các căn cứ, hệ thống kho tàng, vận chuyển tập kết vật chất, sơ tán nhân dân về phía sau. Đồng thời, thực hiện các hoạt động nghi binh, đề ra kế hoạch “dạy cho Việt Nam một bài học”. Tiếp đó họ dựng lên thông tin Việt Nam lấn chiếm đất đai nên phải tự vệ…

khang dinh chan ly ke thu nao cung danh thang
Dân và quân địa phương của ta chống trả quyết liệt (ảnh tư liệu)

Chính vì thế, từ tháng 8/1978 phía Trung Quốc đã điều động lực lượng từ phía sau ra biên giới với 9 quân đoàn và 5 sư đoàn độc lập (tổng cộng 32 sư đoàn bộ binh), cùng 550 xe tăng, xe bọc thép, 2.558 pháo, 676 máy bay… Trên hướng biển, Trung Quốc cũng đã huy động hàng chục tàu chiến thuộc Hạm đội Nam Hải hỗ trợ.

…ĐẾN CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC

Sau khi đã chuẩn bị kỹ càng, đêm 16 rạng sáng ngày 17/2/1979 (đêm thứ Bảy rạng ngày Chủ nhật) lợi dụng trời tối, sương mù phía Trung Quốc bí mật đưa lực lượng lớn quân đội vượt biên, luồn sâu, ém sẵn ở nhiều khu vực toàn tuyến biên giới, từ Pò Hèn (Quảng Ninh) đến Pa Nậm Cúm (Lai Châu). Đồng thời, triển khai đội hình gồm một lực lượng lớn áp sát biên giới chuẩn bị tấn công.

Việc mở cuộc chiến tranh trên biên giới phía Bắc theo giới quân sự và sử học là nhằm giúp Trung Quốc thực hy vọng thực hiện được 5 mục tiêu: Một cứu chế độ diệt chủng Pon Pol; Hai là tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ để giúp họ xây dựng bốn hiện đại hóa (nông nghiệp, công nghiệp, quân đội, khoa học- kỹ thuật); Ba là phá hoại nền quốc phòng và làm nền kinh tế của ta suy yếu; Bốn, uy hiếp Lào từ phía Bắc để suy yếu liên minh chiến đấu Việt- Lào và Năm là thăm dò phản ứng của Liên Xô và dư luận thế giới.

Mưu đồ của chính quyền Trung Quốc là vậy. Với nước ta, những năm 78 quân và dân đang “căng mình” chống lại quân Pon Pol xâm lược ở biên giới Tây Nam, song trước tình hình biên giới phía Bắc lâm nguy cũng như đoán được mưu đồ của đối phương, tháng 7/1978 Hội nghị Trung ương lần thứ tư (Khóa IV) của Đảng chỉ rõ tập trung lực lượng để giải quyết nhanh nhiệm vụ bảo vệ biên giới Tây Nam; đồng thời động viện, tăng cường lực lượng và công tác phòng thủ đất nước ở phía Bắc. Tiếp đó, ngày 6/1/1979 BCH Trung ương ra Chỉ thị về tăng cường chiến đấu các tỉnh phía Bắc, nêu rõ: “Phải theo dõi nắm chắc tình hình địch, kịp thời phát hiện âm mưu và hành động tiến công phá hoại của chúng. Gấp rút đẩy mạnh công tác sẵn sàng chiến đấu ở các địa phương trên toàn tuyến biên giới. Bảo đảm đánh bại địch ngay từ đầu trong bất kỳ tình huống nào”.

khang dinh chan ly ke thu nao cung danh thang
Bộ đội chủ lực của ta kịp thời tấn công địch từ phía Lạng Sơn buộc quân thù phải chùn bước (ảnh tư liệu)

Thực hiện chỉ đạo của Trung ương, các Quân khu 1, 2 và nhân dân các tỉnh biên giới phía Bắc gấp rút củng cố thế trận phòng, thủ, chấn chỉnh các tổ chức biên chế, bổ sung quân số, trang bị khí tài… sẵn sàng chiến đấu bảo vệ toàn vẹn chủ quyền đất nước.

VÀ CHIẾN THẮNG CỦA QUÂN, DÂN TA

Với tư tưởng “Nam Quốc Sơn Hà Nam đế cư…”, với phương châm “khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”, một lần nữa bắt đầu từ ngày 17/2/1979 đến giữa đầu tháng 3/1979 quân và dân ta, đặc biệt các tỉnh biên giới phía Bắc lại đứng lên đánh đuổi quân thù xâm lược bờ cõi.

Cụ thể, trên mặt trận Lạng Sơn (Quân khu 1), mở đầu đợt tấn công đối phương sử dụng các Quân đoàn 43,55 và 54 (dự bị), có 160 xe tăng, xe bọc thép, 350 pháo cơ giới chia làm nhiều mũi đánh vào bản Chắt (Đình Lập), Chi Ma, Ba Sơn (Lộc Bình), Tân Thanh, Tân Yên (Văn Lãng) và khu vực thị trấn Đồng Đăng.

Trên mặt trận Cao Bằng (Quân khu 1), sáng 17/2/1979 Trung Quốc huy động 2 quân đoàn (41, 42) và Quân đoàn 50 (thiếu) làm lực lượng dự bị, hai Trung đoàn địa phương là Quảng Tây, 4 Trung đoàn độc lập, 225 xe tăng, bọc thép, hơn 300 pháo cơ giới cùng nhiều đơn vị sơn cước chia làm hai cánh: Một do Quân đoàn 41 đảm nhiệm tiến công vào Thông Nông, Hà Quảng; Một cánh do Quân đoàn 42 đảm nhiệm tiến công vào Phục Hòa, Đông Khê. Mục tiêu là đánh vào thị xã Cao Bằng và tiêu diệt Sư đoàn 346 của ta.

Trên mặt trận Hoàng Liên Sơn (nay thuộc tỉnh Lào Cai, Yên Bái Quân khu 2), từ 4 giờ sáng ngày 17/2 Trung Quốc dùng pháo binh bắn phá một số mục tiêu của ta. Sau đó, huy động 2 quân đoàn (13, 14) một sư đoàn thuộc Quân đoàn 50 cùng một số Trung đoàn địa phương gồm 10 xe tăng, bọc thép và 450 khẩu pháo chia làm hai cánh: Một đánh vào thị xã Lào Cai và thị xã Cam Đường; hai đánh vào Mường Khương, Bản Phiệt, Phố Lu.

Trên mặt trận Lai Châu (Quân khu 2), phía Trung Quốc huy động Quân đoàn 11 đánh vào Pa Nậm Cúm, Nậm Cáy, Nâm Xe và mục tiêu chính là thị trấn Phong Thổ… Trên mặt trận Hà Tuyên (nay là Hà Giang) phía Trung Quốc huy động 2 sư đoàn và một số trung đoàn địa phương chia làm ba mũi tấn công vào khu vực Thanh Thủy, Đồng Văn và Mèo Vạc. Trên mặt trận Quảng Ninh, Trumg Quốc tấn công vào Than Phán (Móng Cái) và Cao Ba Lanh (huyện Bình Lưu)…

Trước khí thế tấn công của quân thù,quân và dân các tỉnh biên giới phía Bắc đã chống trả quyết liệt, gây ra những tổn thất hết sức lớn lao đối với quân xâm lược. Tuy nhiên, để đảm bảo cuốc chiến đấu thắng lợi, ít gây tổn thất nhất, ngày 4/3/1979 BCH Trung ương la Lời Kêu gọi quân và dân cả nước quyết tâm giữ vững biên cương của Tổ Quốc. Đồng thời, ngày 5/3/1979 Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam công bố Lệnh tổng động viên. Đáp lời kêu gọi của BCHTW, Lệnh Tổng động viên của Chủ tịch nước cả nước hết lòng, hết sức chi viện cho tiền tuyến.

…Quân đã mạnh, lực lượng đã đông, phát huy hào khí quật cường của dân tộc anh hùng, của đất nước anh hùng không chịu để một tấc đất vào tay kẻ thù, dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu- quân và dân ta đã kiêng cường, sáng tạo bẽ gãy và dáng từng đòn đau xuống kẻ thù xâm lược. Do đó, kẻ thù không đạt được mục đích đề ra, kết quả ngày 5/3/1979 Trung Quốc buộc phải tuyên bố rút quân trên tất cả các hướng.

Với truyền thống nhân nghĩa, bao dung và mong muốn hòa bình, hữu nghị giữa nhân dân hai nước, Trung ương Đảng, Chính phủ ta chỉ thị cho lực lượng vũ trang và nhân dân trên vùng biên giới phía Bắc ngừng mọi hoạt động tiến công quân sự để Trung Quốc rút toàn bộ lực lượng, phương tiện chiến tranh về nước. Tuy nhiên, dẫu chúng ta bao dung là vậy, song từ ngày 6/3/1979 phía Trung Quốc vừa rút quân, vừa đánh phá gây nhiều thiệt hại về người và của với đồng bào ta ở một số vùng biên giới. Và đến ngày 18/3/1979 về cơ Trung Quốc đã rút quân ra khỏi nước ta.

Mặc dù tuyên bố rút quân, nhưng từ sau ngày 18/3/1979 Trung Quốc chiếm đóng trái phép một số cao điểm thuộc tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên có nơi sâu vào lãnh thổ từ 200 đến 500 mét, thường xuyên gây hấn khiến tình hình luôn căng thẳng kéo dài đến tận năm 1989. Theo đó, từ tháng 4/1984-5/1989 Trung Quốc đưa hơn 500.000 quân đánh chiếm biên giới Vị Xuyên. Vị Xuyên- Hà Tuyên lại trở thành vùng chiến sự ác liệt nhất trong cuộc chiến chống xâm lấn biên giới. Thương vong của hai phía trong các cuộc xung đột kéo dài 10 năm ở mặt trận Vị Xuyên là vô cùng lớn. Theo thống kê của Ban Liên lạc Cựu chiến binh mặt trận Vị Xuyên, từ năm 1984 đến năm 1989 hơn 4.000 bộ đội Việt Nam đã hi sinh, hàng nghìn người bị thương…

khang dinh chan ly ke thu nao cung danh thang
Nghĩa Trang Vị Xuyên nơi an nghỉ vĩnh hằng của các anh hùng liệt sĩ đã ảnh dũng hi sinh cho Tổ quốc trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (ảnh TL)

Dẫu ác liệt song cuối cùng chúng ta đã dành chiến thắng, non sông, bờ cõi được vẹn toàn. Theo thống kê, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc (tính từ 17/2/1979- 18/3/1979- không kể cuộc chiến 10 năm ở chiến trường Vị Xuyên) quân và dân ta đã gây tổn thất cho 9 quân đoàn chủ lực, loại khỏi vòng chiến đấu 62.500 quân, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 18 tiểu đoàn; bắn cháy và phá hủy 550 xe quân sự, trong đó có 280 xe tăng, xe bọc thép, phá hủy 115 khẩu pháo.

Chiến thắng biên giới phía Bắc của quân và dân ta một lần nữa thể hiện tinh thần quật cường của dân tộc anh hùng, luôn muốn chung sống hữu nghị, hòa bình với tất cả các dân tộc, quốc gia khác, song một khi Tổ quốc bị lâm nguy thì cả nước đồng lòng vùng lên “kẻ thù nào cũng đánh thắng” để bảo vệ Giang sơn mà Tiên tổ để lại.

*Bài viết có sử dụng tài liệu tham khảo của Ban Tuyên giáo TW.

L.Hà

Nên xem

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.

Tin khác

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Xem thêm
Phiên bản di động