Khẳng định uy tín, vị thế của tổ chức Công đoàn Thủ đô
Phóng viên: Thưa đồng chí, có thể nói, nhiệm kỳ 2018 - 2023 là một nhiệm kỳ có nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế toàn cầu. Song, bằng nhiều giải pháp linh hoạt, sáng tạo, tổ chức Công đoàn Thủ đô đã “biến nguy thành cơ”, xin đồng chí chia sẻ rõ hơn về điều này?
Đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội. |
Đồng chí Phạm Quang Thanh: Nhiệm kỳ 2018 - 2023, hoạt động Công đoàn và phong trào CNVCLĐ Thủ đô diễn ra trong bối cảnh có nhiều thời cơ và thách thức đan xen. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng LĐLĐ Việt Nam, sự lãnh đạo toàn diện của Thành ủy Hà Nội; đồng thời, bám sát tinh thần chỉ đạo trong Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” (Nghị quyết số 02) và trên cơ sở 15 chỉ tiêu, 9 nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVI, các cấp Công đoàn Thủ đô đã phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, quyết liệt, thường xuyên đổi mới phương pháp chỉ đạo, điều hành nội dung, phương thức hoạt động theo hướng linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn để thực hiện thắng lợi, toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XVI Công đoàn thành phố Hà Nội đã đề ra.
Trong nhiệm kỳ qua, dịch Covid-19 bùng phát và kéo dài đã tác động lớn đến đời sống, việc làm của người lao động (NLĐ) và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trước thực trạng đó, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai nhiều mô hình, cách làm sáng tạo như: Mô hình “Xe buýt siêu thị 0 đồng”, “Tổ ứng phó khẩn cấp”, “Tổ An toàn Covid-19” trong các doanh nghiệp… để chăm lo, hỗ trợ cho đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch và cùng hệ thống chính trị, các doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch, vừa ổn định, phát triển sản xuất, kinh doanh. Trong đó, mô hình “Tổ An toàn Covid-19” đã được nhiều địa phương trên cả nước đã áp dụng để phòng, chống dịch.
Với tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp khôi phục, phát triển sản xuất kinh doanh sau đại dịch và góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô và đất nước, các cấp Công đoàn Thủ đô đã tập trung đẩy mạnh các phong trào thi đua trong đoàn viên, CNVCLĐ. Đặc biệt, hưởng ứng Chương trình “1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” do Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động, LĐLĐ thành phố Hà Nội đã vượt 320% chỉ tiêu được giao, trong đó có rất nhiều sáng kiến có giá trị làm lợi, có ý nghĩa xã hội lớn, kịp thời đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới đặc biệt là trong bối cảnh phục hồi sau dịch bệnh.
Phóng viên: Trước những thời cơ và thách thức đan xen đối với hoạt động Công đoàn trong tình hình mới, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 02 về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”. Tổ chức Công đoàn Thủ đô đã triển khai đưa Nghị quyết vào cuộc sống như thế nào, thưa đồng chí?
Đồng chí Phạm Quang Thanh: Bám sát tinh thần chỉ đạo trong Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị, tổ chức Công đoàn Thủ đô đã có nhiều giải pháp thiết thực để đưa Nghị quyết vào cuộc sống. Theo đó, ngay sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 02, LĐLĐ Thành phố đã phối hợp với Ban Dân vận Thành ủy tham mưu Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ban hành Kế hoạch số 35-KH/TU, ngày 28/7/2021 về thực hiện Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị (Kế hoạch số 35). LĐLĐ Thành phố cũng đã ban hành 45/KH-LĐLĐ về triển khai thực hiện Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị trong các cấp Công đoàn Thủ đô theo từng giai đoạn cụ thể.
Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh thăm, động viên NLĐ tại Công ty TNHH Điện tử Asti Hà Nội. Ảnh: Mai Quý |
Ban Chấp hành LĐLĐ Thành phố đã xây dựng và ban hành các Nghị quyết chuyên đề về “Công tác cán bộ Công đoàn Thủ đô trong tình hình mới” và về “Phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước” với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, phù hợp với thực tiễn; đồng thời, triển khai các Đề án thí điểm nhằm thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ căn cốt của tổ chức Công đoàn và thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ. Các Đề án thí điểm qua thực hiện đã phát huy hiệu quả tích cực, được lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và Thành ủy Hà Nội ghi nhận, đánh giá cao, nhiều nội dung được Tổng LĐLĐ Việt Nam nhân rộng, áp dụng trong cả nước.
Một số kết quả nổi bật các cấp Công đoàn Thủ đô đã đạt được trong nhiệm kỳ 2018 - 2023: - Số Thỏa ước lao động tập thể ký kết: 3.699 bản (đạt tỷ lệ 75,5%, trong đó loại A đạt 46%). - Từ nguồn “Quỹ Xã hội Công đoàn” và ngân sách Công đoàn, đã chi hỗ trợ cho 1,2 triệu lượt đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn, với tổng số tiền gần 600 tỉ đồng. - Thành lập mới 2.821/2.582 Công đoàn cơ sở (vượt 9,3% Kế hoạch); phát triển mới 206.227/166.795 đoàn viên công đoàn (vượt 23,6% Kế hoạch). - Vượt 320% chỉ tiêu Tổng LĐLĐ Việt Nam giao trong thực hiện Chương trình “1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19”. |
Đảng đoàn, Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội đã ký kết Quy chế phối hợp công tác, giai đoạn 2022 - 2025 với Ban Thường vụ 30 quận, huyện, thị ủy và các Đảng ủy trực thuộc Thành ủy Hà Nội. Trên cơ sở đó, các bên đã phối hợp triển khai hiệu quả công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở; phát động sâu rộng các phong trào thi đua trong CNVCLĐ; chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ… Đặc biệt, các bên đã phối hợp hiệu quả trong công tác tổ chức, cán bộ, nhất là công tác chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Công đoàn nhiệm kỳ 2023 - 2028. Theo đó, nhân sự được lựa chọn và được bầu vào Ban Chấp hành, giữ các chức danh Công đoàn khóa mới đều là những đồng chí có đủ năng lực, bản lĩnh đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ; được đoàn viên, NLĐ tín nhiệm; tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm với hoạt động công đoàn và phong trào CNVCLĐ. Đây chính là tiền đề quan trọng để củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cấp Công đoàn trong thời gian tới.
Phải khẳng định rằng, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội và Tổng LĐLĐ Việt Nam; sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các cấp ủy Đảng và sự chủ động, sáng tạo, quyết liệt trong việc đổi mới mạnh mẽ, thực chất tổ chức và hoạt động, tổ chức Công đoàn Thủ đô đã tiên phong đưa Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị vào cuộc sống bằng nhiều giải pháp cụ thể, có tính hành động cao và đã mang lại những hiệu quả thiết thực.
Phóng viên: Tiếp đà đổi mới, sáng tạo và phát huy những kết quả đã đạt được, trong nhiệm kỳ 2023 - 2028, hoạt động công đoàn và phong trào CNVCLĐ Thủ đô sẽ được triển khai như thế nào, thưa đồng chí?
Đồng chí Phạm Quang Thanh: Nhiệm kỳ qua, phong trào CNVCLĐ và hoạt động Công đoàn Thủ đô đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, uy tín và vị thế của tổ chức Công đoàn Thủ đô tiếp tục được khẳng định. Từ năm 2018 đến nay, LĐLĐ thành phố Hà Nội liên tục được Chính phủ, Tổng LĐLĐ Việt Nam và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tặng Cờ Thi đua xuất sắc. Đây là phần thưởng cao quý, là niềm tự hào của đội ngũ CNVCLĐ và các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô.
Công nhân lao động tham gia Hội thi Thợ giỏi thành phố Hà Nội năm 2023. Ảnh: Mai Quý |
Phát huy truyền thống của tổ chức Công đoàn và những kết quả đã đạt được, trong nhiệm kỳ 2023 - 2028, các cấp Công đoàn Thủ đô sẽ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương thức hoạt động, hướng về cơ sở; tập trung chăm lo, đại diện bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, NLĐ; nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ Công đoàn nhằm chủ động thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của tình hình mới; nâng cao nhận thức chính trị, trình độ chuyên môn, ý thức chấp hành pháp luật, thực hiện kỷ luật lao động, xây dựng tác phong công nghiệp cho đoàn viên, NLĐ; xây dựng đội ngũ CNVCLĐ Thủ đô phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; thu hút, tập hợp NLĐ, phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”. LĐLĐ Thành phố đã xác định các chỉ tiêu cụ thể theo từng năm và trong cả nhiệm kỳ, đặc biệt, LĐLĐ Thành phố đặt ra chỉ tiêu đến hết năm 2028, toàn Thành phố có 1 triệu đoàn viên, hoàn thành trước 2 năm chỉ tiêu Kế hoạch số 35 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.
Tin tưởng rằng, với truyền thống lịch sử hào hùng của Thủ đô ngàn năm văn hiến, Thủ đô Anh hùng, Thành phố vì hòa bình, Đại hội XVII Công đoàn Thành phố là Đại hội của “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển”, thể hiện ý chí quyết tâm, tinh thần năng động, sáng tạo của toàn thể đoàn viên, CNVCLĐ và các cấp Công đoàn Thủ đô sẽ tận dụng thời cơ, khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách, tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết đề ra, xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng lớn mạnh, tạo bước phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.
Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đồng chí!
Bám sát nhiệm vụ trọng tâm được đề ra trong Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 35 của Ban Thường vụ Thành ủy, ngoài việc ký kết Quy chế phối hợp công tác giai đoạn 2022 - 2025 với Ban Thường vụ 30 quận, huyện, thị ủy và các Đảng ủy trực thuộc Thành ủy Hà Nội và ban hành 2 Nghị quyết chuyên đề, LĐLĐ thành phố Hà Nội đã ban hành và chỉ đạo các cấp Công đoàn Thủ đô tập trung triển khai hiệu quả các đề án thí điểm, gồm: “Xây dựng, phát hành Bản tin sinh hoạt Công đoàn cơ sở”; “Đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ Chủ tịch Công đoàn cơ sở khu vực ngoài Nhà nước thành phố Hà Nội, giai đoạn 2021 - 2022”; “Hỗ trợ, khuyến khích phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở ngoài khu vực Nhà nước có từ 25 đoàn viên trở lên, giai đoạn 2021 - 2022”; “Nâng cao hoạt động đối thoại, thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể trong doanh nghiệp”; “Chăm lo nghỉ dưỡng sức cho đoàn viên, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, suy giảm khả năng lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội”… LĐLĐ thành phố Hà Nội đã phát triển Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn Hà Nội thành Trung tâm Tư vấn pháp luật và Hỗ trợ người lao động Công đoàn Hà Nội nhằm hỗ trợ các cấp Công đoàn thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ; đồng thời, chỉ đạo Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội thí điểm thành lập Nghiệp đoàn lái xe ô tô công nghệ, tạo hướng đi mới trong tuyên truyền phát triển đoàn viên khu vực lao động phi chính thức. |
Mai Quý (thực hiện)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Tin khác
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
Hoạt động 23/11/2024 18:16
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Vì lợi ích đoàn viên 23/11/2024 16:31
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Vì lợi ích đoàn viên 23/11/2024 12:19
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 22/11/2024 21:40
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15